5. Kết cấu của luận văn
4.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế thu nhập
cá nhân đến người nộp thuế
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách thuế. Thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ làm cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ được bản chất, vai trò và tác dụng của thuế. Việc đó sẽ góp phần nâng cao sự nhận thức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các chính sách thuế. Từ đó tạo sự ủng hộ, sẵn sàng cung cấp thông tin, phối hợp với CQT trong việc thực thi nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân với Nhà nước. Vì vậy phải phát huy tối đa hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong thời gian tới là phải xây dựng được một mạng lưới thông tin tuyên truyền sâu rộng trên toàn quốc với các phương tiện hiện đại nhằm phục vụ tốt các đối tượng nộp thuế và mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân nắm bắt các quy định về đối tượng thuộc diện nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng này; tạo trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân, tự giác chấp hành quy định của Luật, ủng hộ và đồng tình trong việc thực thi các chính sách thuế nói chung và Luật thuế TNCN nói riêng... Đồng thời cũng qua đó kịp thời biểu dương các cá nhân tự giác thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định về nộp thuế; phát hiện, phê phán
kịp thời những hiện tượng, hành vi vi phạm quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như bảo đảm sự công bằng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn về chính sách thuế mới, định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với người nộp thuế để đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế thu nhập cá nhân, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của dân, qua đó thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; đồng thời cần xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nộp thuế một cách phù hợp. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT, đồng thời thực hiện kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của bộ phận “một cửa” tại các Chi cục thuế, qua đó chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đồng thời phát hiện những thủ tục rườm rà (nếu có) để kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho NNT và nâng cao hiệu quả công tác.
Duy trì và phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền qua Trang thông tin điện tử của ngành, của tỉnh, nâng cao chất lượng tin bài, xây dựng các diễn đàn trên mạng để mọi người dân có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và đễ dàng đưa ra những thắc mắc của mình đối với các cơ quan chức năng trong tỉnh.
Mở các buổi toạ đàm đối thoại trực tiếp với các tổ chức, cá nhân, mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thuế TNCN, thi sáng tác tranh ảnh cổ động về thuế TNCN.
Mở các cuộc thi báo cáo, tuyên truyền viên giỏi về thuế TNCN, đây là cơ hội để các cán bộ đang thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trong toàn tỉnh có điều kiện gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế với nhau.
Phối hợp với cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí trong việc tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế TNCN vì đây là kênh thông tin thu hút rất nhiều lượng người xem và quan tâm. CQT cần khai thác thế mạnh này để truyền bá sâu rộng những thông tin về chính sách thuế để nâng cao tinh thần giác ngộ. Kịp thời biểu dương các điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN, phê phán nghiêm khắc kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế TNCN.
Tổ chức “đường dây nóng” tại Cục thuế và Chi cục thuế, bố trí cán bộ thường trực, có đủ trình độ, kịp thời tư vấn, giới thiệu, giải đáp thắc mắc về thuế phát sinh trong thời gian quyết toán thuế hàng năm. Đặt hòm thư góp ý công khai tại có quan thuế để người dân có thể đóng góp, xây dựng ý kiến cho hoạt động của CQT. Đồng thời giúp người dân phản ánh kịp thời về thái độ phục vụ của các cán bộ thuế với nhân dân, để CQT có biện pháp khắc phục kịp thời.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền sẽ rất lớn nếu như được thực hiện một cách kịp thời, đúng cách. Mỗi người dân sẽ tự ý thức được về trách nhiệm nộp thuế đối với Nhà nước, việc chủ động đăng ký MST, khai và nộp thuế trở thành đương nhiên và được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác, qua đó giúp tăng nguồn thu cho NSNN.
KẾT LUẬN
Thuế TNCN có đối tượng điều chỉnh rất rộng, đa dạng và phức tạp. Trong đó, thuế TNCN từ tiền lương,tiền công ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Để Luật Thuế TNCN được sửa đổi, bổ sung thật sự đi vào cuộc sống, tạo ra sự đồng thuận của quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, tránh thất thu, ngành thuế cần nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Chi cục thuế đã xây dựng quy chế phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tập huấn Luật Thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn cho cán bộ thuế và các cơ quan chi trả thu nhập. Tăng cường các biện pháp quản lý, hỗ trợ triển khai Luật Thuế TNCN. Phối hợp với các cơ quan chi trả thu nhập, tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho các cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập khác chưa có mã số thuế. Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các cơ quan chi trả thu nhập khai quyết toán thuế TNCN trên phần mềm đã được Tổng Cục thuế cung cấp. Hướng dẫn các cơ quan chi trả thu nhập nộp hồ sơ khai thuế đúng thời gian và đúng quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn những văn bản mới về Luật Thuế TNCN từng bước thực hiện hiệu quả luật thuế này, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
Từ khi triển khai thực hiện Luật thuế TNCN cho đến nay, hoạt động quản lý thuế TNCN đã đạt được những kết quả to lớn, đưa chính sách thuế TNCN ngày càng trở lên gần gũi với người dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của cả nước. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và Huyện Định Hóa nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý thuế TNCN trên địa bàn Huyện Định Hóa, từ đó đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn huyện Định Hóa trong thời gian tới.
Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm nó có ảnh hưởng và chịu chi phối của hàng loạt các quan điểm, chính sách kinh tế - xã hội và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm khơi tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và chính sách thuế mới.
2. Ngô Thị Diễm Châu, Nguyên Thị Kim Tuyến (2014), “Những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi Luật thuế TNCN”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 262, tháng 30-37.
3. Chi cục thuế huyện Định Hóa, Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2015, 2016, 2016.
4. Cục Thuế Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2015, 2016, 2016.
5. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2014), "Quản lý thuế ở Việt Nam - hoàn thiện và đổi mới", Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 7 trang 17.
6. Nguyễn Hoàng (2015), "Vai trò thuế TNCN Vấn đề và giải pháp", Thông tin tài chính, Số 14 trang 8-14.
7. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình thuế thu nhập, Nhà xuất bản Tài chính. V. Lê Thị Thu Thủy (2012), Luật thuế thu nhập cá nhân - Những bất cập và hướng hoàn thiện.
8. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành, Hà Nội.
9. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2014), Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành, Hà Nội.
10.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
11.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII (2007), Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
12.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13.
13.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2014/QH13 ngày 19/6/2014.
14.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
15.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007), Luật thuế TNCNsố 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
16.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. 17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2013/QH13 ngày 19/6/2013.
18. Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27 th ng 3 năm 2009, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
19.Thông tư 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sử a đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
20.Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2009, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
21. Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
22. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), “Thuế thu nhập cá nhân: Kinh nghiệm thế giới và triển khai thực hiện tại Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 143 trang 10-13
23.Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính
24. Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn 25. Website Tổng cục Thuế: http://www/gdt.gov.vn
26. Website Cục thuế Thái Nguyên: http://www.thainguyen.gdt.gov.vn 27. Website Tỉnh Thái Nguyên: http://www.thainguyen.gov.vn
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI NNT VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Kính thưa Ông/Bà!
Nhằm đánh giá công tác quản l thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, tôi mong Quý Ông/Bà bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi này. Tất cả những thông tin trong phiếu điều tra tôi cam kết giữ mật và chỉ phục vụ vào mục đích cứu, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích khác.
Trân trọng cảm ơn và rất mong quý Quý Ông/Bà hợp tác để đề tài nghiên cứu được thành công.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý Ông/Bà
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:………nếu cần). Giới tính: Nam Nữ
-Địa chỉ………
2. Tuổi: Dưới 25 tuổi 26- 40 tuổi 41- 55 tuổi Trên 56 3. Tình trạng hôn nhân: Độc thân Có gia đình
4. Vị trí công tác: Quản lý Nhân viên/ Cán bộ Công nhân
Cán bộ hưu
5. Nghề nghiệp:
Cán bộ nhà nước Cán bộ, NViên D. nghiệp
Giáo viên Công nhân
Cán bộ hưu Nghề tự do Nông dân Sinh viên Khác
6. Trình độ học vấn:
Đại học và trên đại học Cao đẳng/ công nhân kỹ thuật
LĐ phổ thông
7. Thâm niên công tác:
7. Thu nhập bình quân/ tháng
Dưới 5 triệu 5.1-7.5 triệu 7.6- 10 triệu Trên 10 triệu
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Ông/Bà về mức độ đồng ý đối với mỗi phát biểu về công tác quản lý thuế TNCN hiện nay dưới đây.
1 2 3 4 5
Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý PHẦN II: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN HIỆN NAY
CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU
Xin hãy khoanh tròn vào ô mà Ông/Bà cho là phù hợp nhất theo đánh giá của
mình
l.Thông tin hỗ trợ từ Website ngành thuế 2. Trả lời trực tiếp về chính sách thuế 3. Trả lời băng điện tho ai về chính sách thuế
4. Trả lời băng văn bản về chính sách thuế 5. Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho người nộp thuế
6. Tập huấn, đối thoai với người nộp thuế 7. Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của CBCC
8. Kỹ năng giải quyết công việc của CBCC
9. Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ người nộp thuế
10. Thời gian hỗ trợ của cơ quan thuế là hợp lý
11. Đội ngũ kiêm tra thuế giàu kinh nghiệm, nắm vững pháp luật về thuế
12. Cơ quan thuế biết lắng nghe và hiêu được những khó khăn, vướng mắc v ề thuế của NNT
13. Thủ tục thông báo quyết định kiêm tra tai trụ sở NNT
14. Kiêm tra theo đúng nội dung quyết định
15. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 16. Đánh giá thái độ cán bộ khi đến kiêm tra tai trụ sở NNT
PHẦN III: NHỮNG TỒN TẠI VÀ VƯỚNG MẮC