5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Công tác quản lý thu nhập chịu thuế, kê khai, nộp thuế
+ Công tác quản lý thu nhập chịu thuế
Có thể khẳng định rằng, trong công tác quản lý kê khai, nộp thuế của các cá nhân, thì quản lý thu nhập chịu thuế của cá nhân là yếu tố tiền đề quyết
định chất lượng, hiệu quả của việc thực thi Luật thuế TNCN nhằm mang lại hiệu quả cho NSNN. Tuy nhiên, khi cơ sở nền tảng cho việc quản lý thu nhập còn chưa đầy đủ thì ngành thuế cần chủ động đề ra những giải pháp để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thất thoát có thể xảy ra. Để công tác quản lý thu nhập của các cá nhân của cơ quan thuế được thuận tiện thì việc cần nhất là phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng. Có như vậy mới có thể kiểm soát được thu nhập của cá nhân, đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho NSNN. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán thì cơ quan thuế có thể quản lý thu nhập của các cá nhân như sau:
Quản lý thu nhập của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Về nguyên tắc, để kiểm soát được thu nhập dân cư, cơ quan thuế cần có căn cứ vào những thông tin thu thập được từ các nguồn sau:
Thứ nhất, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào những nguồn thông tin, dữ liệu được cung cấp bởi các cơ quan chi trả thu nhập. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các cơ quan chi trả thu nhập đã được Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn quy định rất rõ, nên ngành thuế hoàn toàn có thể yên tâm về các nguồn thông tin này. Cá nhân được hưởng thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc với cơ quan chi trả. Sau đó cơ quan chi trả tập hợp hồ sơ về số người phụ thuộc và tổng thu nhập của từng lao động trong kỳ tính thuế để gửi cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, tổng thu nhập của từng lao động trong kỳ cơ quan chi trả có thể quản lý được; còn việc kê khai số người phụ thuộc hoàn toàn là yếu tố chủ quan từ phía các cá nhân. Do đó, để quản lý được số người phụ thuộc của các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì ngoài căn cứ vào các thông tin do cơ quan chi trả cung cấp thì cơ quan thuế cần phải căn cứ vào các nguồn khác.
Thứ hai, Cơ quan thuế căn cứ vào thông tin từ các tổ chức, đơn vị có quan hệ kinh tế với các cá nhân để khai thác các nguồn thu nhập. Ví dụ như, cơ quan thuế có thể phối hợp với ngân hàng nơi các cá nhân gửi tiết kiệm, hay phối hợp với các công ty chứng khoán nơi các cá nhân tham gia đầu tư chứng khoán, vàng... để quản lý số tiền cá nhân tiết kiệm hay đầu tư. Từ đó, xác định được thu nhập của cá nhân đó trong kỳ.
Thứ ba, cơ quan thuế sẽ dựa vào hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm chính quyền và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để có được những thông tin về thu nhập của cá nhân, nhất là các cá nhân kinh doanh. Chính quyền xã, hệ thống chính trị cơ sở là các cơ quan hiểu rõ nhất về gia cảnh, số lao động, số người phụ thuộc của các gia đình thuộc quản lý xã. Do đó, cơ quan thuế hoàn toàn có thể yên tâm khi đối chiếu số liệu NNT tự khai và số liệu do cơ quan thuế trên cung cấp. Cũng để kiểm soát được thu nhập thì một trong những giải pháp mà ngành thuế coi trọng nhất đó chính là nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giải thích, động viên, hướng dẫn nhằm khuyến khích, khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác của mọi công dân trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TNCN.
Đối với cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau:
Cần đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa cơ chế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Phải có hướng dẫn cụ thể đơn vị thực hiện khấu trừ thuế. Để xác định mức khấu trừ tại nguồn có thể áp dụng nguyên tắc tạm nộp trong năm thì tính theo thuế suất toàn phần, cuối năm quyết toán theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, tỷ lệ khấu trừ tại nguồn cần nâng cao hơn để đảm bảo số thuế tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì NNT mới tích cực kê khai quyết toán thuế cuối năm. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm phải khấu trừ tiền thuế cho đơn vị chi trả thu nhập, biểu dương, khen thưởng. đối với những đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm của mình và xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.
+ Công tác quản lý kê khai, nộp thuế
Để cơ chế tự khai, tự nộp thuế TNCN phát huy hiệu quả, cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế toán, kê khai và tính thuế. Đồng thời, cần có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, chia theo từng nhóm để quản lý; nên có cơ chế khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự nguyện áp dụng phương pháp tự khai tự nộp thuế, chẳng hạn như cho phép được hưởng các khoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác.