Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại đại bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 90)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý Thuế TNCN

3.3.2. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp quy về thuế thu nhập ở nước ta còn chưa hoàn thiện.

Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tương chịu thuế, đối tương nộp thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các sắc thuế khác nói chung, sắc thuế TNCN còn phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa đươc quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục hành chính thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở nước ta thường xuyên thay đổi làm đối tương nộp thuế khó cập nhật theo dõi những quy định mới, gây khó khăn cho công tác quản lý. Mẫu biểu còn khó kê khai, từ ngữ trong mẫu biểu khó hiểu, mẫu quyết toán thuế đối với cơ quan chi trả thu nhập khi quyết toán xong không biết số nào là số phải nộp số nào là số còn phải nộp, trong phần mềm kê khai không có mẫu biểu song ngữ để cho người nước ngoài dễ dàng kê khai.

Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN chưa thực sự hơp lý. Theo quy định của Luật quản lý thuế thì thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế của các cơ quan chi trả thu nhập cũng như các cá nhân quyết toán thuế TNCN chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Như vậy, trên thực tế sẽ có một số lương lớn các cá nhân nộp hồ sơ quyết toán đề nghị hoàn thuế TNCN trong khoảng thời gian từ 01/01 đến 31/03 hàng năm. Trong thời gian này, phần lớn các cơ quan chi trả thu nhập chưa hoàn thành việc quyết toán thuế TNCN năm nên CQT chưa có dữ liệu chi tiết từng cá nhận thu nhập. Khi xử lý hồ sơ hoàn thuế trong trường hơp này, cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ không có cơ sở dữ liệu để đối chiếu chứng từ khấu trừ thuế TNCN với thông tin tại đơn vị chi trả thu nhập, dẫn đến khai thiếu thu nhập chịu thuế, thiếu số thuế TNCN phát sinh trong kỳ, khai tăng số thuế đề nghị hoàn.

Về quy định chứng từ trong hồ sơ hoàn thuế: Theo quy định chính sách thuế TNCN (điểm b.2, khoản 6 điều 14 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính), hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN của các cá nhân là bao gồm “Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.” Bên cạnh đó, hồ sơ hoàn thuế TNCN (điều 2, Thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010 của Bộ Tài chính) bao gồm “Chứng từ khấu trừ thuế, Biên lai thu thuế TNCN (bản chính).” Trong lúc đó, tại điểm 2, điều 46 Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính lại quy định cá nhân không phải lập hồ sơ hoàn thuế. Trên thực tế, cá nhân khi thực hiện quyết toán thuế hầu hết không kèm theo bản chụp chứng từ khấu trừ thuế TNCN, nên đối với trường hơp phải nộp thêm thuế CQT không thể đối chiếu với chứng từ và dữ liệu tại cơ quan chi trả thu nhập. Hơn thế nữa, một số cá nhân khi hoàn thuế lại không nộp bản chính chứng từ khấu trừ thuế TNCN mà thực hiện nộp bản chụp chứng từ khấu trừ hoặc bản chụp liên báo soát chứng từ lưu tại đơn vị chi trả thu nhập, không đúng với quy định hồ sơ hoàn thuế. Trường hơp cá nhân hoàn thuế không phải nộp hồ sơ hoàn thuế có nghĩa là CQT chỉ căn cứ vào hồ sơ quyết toán thuế tại CQT để thực hiện hoàn thuế. Điều này không phù hơp với quy trình hoàn thuế của CQT hiện nay, cá nhân phải lập hồ sơ hoàn thuế theo quy trình quy định.

Đối với trường hơp một cá nhân quyết toán thuế và đề nghị hoàn thuế hoặc nộp thêm thuế, khi cá nhân đã nộp thêm thuế hoặc CQT giải quyết hoàn thuế xong là hoàn thành nghĩa vụ, người nộp thuế trong trường hơp này không cần phải giữ chứng từ khấu trừ thuế này. Nếu người nộp thuế đã đươc hoàn thuế mà chỉ nộp bản chụp, bản chính vẫn giữ sẽ dễ dẫn đến trường hơp bị lơi dụng việc lập nhiều bản chụp liên báo soát để nộp ở nhiều hồ sơ hoàn thuế tại nhiều CQT khác nhau nhằm lấy tiền hoàn thuế của nhà nước trong điều kiện công tác thuế của ngành chưa bao quát hết.

Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan thuế chưa đáp ứng đươc yêu cầu đặt ra.

Hiện nay việc hiện đại hóa hệ thống xử lý thông tin còn chậm, tin học hóa các quy trình thu nộp chưa đươc thực hiện đầy đủ. Các phần mềm quản lý thuế còn chưa thông minh, chưa xử lý hết đươc các tình huống xảy ra, các phần mềm thường xuyên gây khó khăn cho người nộp thuế như phần mềm kê khai thì không thấy có nơ thuế nhưng khi kéo sổ nơ thuế thì vẫn còn nơ. Các quy định về chế độ cung cấp và xử lý thông tin trong ngành còn thiếu rõ ràng, thiếu tính đồng bộ. Trong nội bộ ngành cũng khó lấy đươc thông tin của một đối tương nộp thuế. Cán bộ thuế tại Cục Thuế Thái Nguyên không thể lấy thông tin về số thuế đã kê khai, số thuế đã nộp của một đối tương nộp thuế thuộc các Chi cục Thuế huyện, thị xã thuộc Thái Nguyên đang theo dõi. Chính vì vậy, khi muốn tìm hiểu thông tin của các đối tương nộp thuế rất khó khăn đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Việc trao đổi thông tin với các bộ ngành liên quan còn chưa đươc thực hiện rộng rãi, chưa tạo đươc cổng trao đổi thông tin điện tử giữa các ban ngành thường xuyên nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế TNCN.

Thứ ba, các giao dịch kinh tế sử dụng hình thức thanh toán bằng tiên mặt là chủ yếu.

Ở Việt Nam những năm qua, tình trạng thanh toán bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu nên gây nhiều khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của người nộp thuế. CQT khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của người nộp thuế một khi thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán. Trong khi đó thu nhập của người nộp thuế có từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy gây nhiều khó khăn trong việc xác định thu nhập của người nộp thuế nếu họ không tự giác kê khai.

Thứ tư, do công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế, hỗ trợ NNT và ý thức của người dân về thuế TNCN còn thấp.

Qua điều tra khảo sát 100 đơn vị, tổ chức, các cá nhân (Phụ lục 1) cho thấy, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại Chi cục huyện Định Hóa tuy có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của NNT cũng như yêu cầu của quản lý thuế hiện đại.

Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá của các đơn vị, tổ chức, cá nhân về công tác tuyên truyền hỗ trợ

Câu hỏi Tổng số ý

kiến

Ý kiến đánh giá của DN Không phù hợp Ít phù hợp Tương đôi phù hợp Phù hợp Rất phù hợp SL % SL % SL % SL % SL %

Thông tin hỗ trợ trên

Website ngành thuế 100 2 2 21 21 20 20 22 22 35 35 Trả lời trực tiếp về

chính sách thuế 100 13 13 26 26 34 34 23 23% 3 3 Trả lời bằng điện thoại

về chính sách thuế 100 11 11 22 22 39 39 23 23 6 6 Trả lời bằng văn bản

về chính sách thuế 100 3 3 25 25 43 43 25 25 3 3 Cung câp tài liệu, văn

bản pháp luật về thuế cho NNT

100 0 0 36 36 27 27 25 25 12 12 Tập huấn, đối thoại

với NNT 100 7 7 18 18 19 19 33 33 23 23 Tinh thần, thái độ

phục vụ, văn hóa ứng xử của CBCC

100 4 4 13 13 34 34 33 33 16 16 Kỹ năng giải quyết

công việc của CBCC 100 10 10 12 12 37 37 17 17 25 25 Trang thiết bị phục

vụ, hỗ trợ NNT 100 0 0 11 11 25 25 31 31 33 33

(Nguồn: Sô liệu điêu tra của tác giả năm 2017)

Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, thông tin hỗ trợ từ website ngành thuế có 2% ý kiến cho rằng không phù hợp; 21% ý kiến đánh giá là ít phù hợp. Mặc dù trong những năm qua, thông tin hỗ trợ từ Website của ngành thuế đã hỗ trợ đắc lực cho NNT trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ cho NNT. Tuy nhiên, một số chính sách thuế thay đổi, văn bản mới chưa được cập nhật kịp

thời, cho nên việc tra cứu các thông tin từ Website của ngành thuế để phục vụ NNT còn gặp nhiều khó khăn.

ĐVT: %

Đồ thị 3.6: Ý kiến đánh giá của NNT về công tác kiểm tra và kỹ năng giải quyết việc chuyên môn của cán bộ thuế

Công tác trả lời chính sách thuế cũng chưa đạt yêu cầu như mong muốn, tỷ lệ phiếu đánh giá ít phù hợp tương đối cao. Trả lời trực tiếp có 13% ý kiến không phù hợp, có 26% ý kiến là ít phù hợp. Trả lời qua điện thoại có 22% ý kiến là ít phù hợp.

Công tác cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho DN, có 36% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Do đó, Chi cục thuế cần thay đổi về cách thức cung cấp tài liệu, văn bản, nên cung cấp các loại văn bản có thông tin rõ ràng, các nội dung văn bản, tài liệu thiết thực cho doanh nghiệp.

Công tác tập huấn đối thoại với DN còn chưa đạt được kỳ vọng của NNT, chưa thuyết phục được người nộp thuế có 18% ý kiến đánh giá là ít phù hợp. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải xây dựng những kịch bản có chất lượng, nội dung phong phú, người truyền đạt có sức thuyết phục, cơ quan quản lý thuế phải biết NNT cần những thông tin gì để tập huấn, hỗ trợ.

Về tinh thần thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CBCC thuế đối với NNT có 4% ý kiến không phù hợp; 13% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Qua khảo sát đánh giá này, Chi cục thuế cần phải xem xét chấn chỉnh lại thái độ phục vụ và văn hoá ứng xử của CBCC thuế đối với NNT. Trong tiến trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế thì NNT không phải là đối tượng bị cơ quan thuế quản lý mà là người bạn đồng hành với cơ quan thuế cùng thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế.

Về kỹ năng giải quyết công việc của CBCC thuế có 10% ý kiến đánh giá không phù hợp và 12% ý kiến ít phù hợp. Đây là tỷ lệ khá cao, đòi hỏi ngành thuế cần kiện toàn, tổ chức lại bộ máy, tăng cường mở các lớp nghiệp vụ quản lý chuyên sâu. Đây là vấn đề quan trọng trong việc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

Về trang thiết bị phục vụ hỗ trợ NNT có 11% ý kiến ít phù hợp. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa về trang thiết bị nhằm phục vụ NNT ngày càng tốt hơn.

Trình độ hiểu biết về thuế, hiểu về quyền lơi và nghĩa vụ của NNT của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước chưa đầy đủ nên ý thức chấp hành các luật thuế, pháp lệnh thuế và sự tự giác khi chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác; chưa tạo đươc dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hơp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Ngay cả các cơ quan CTTN, vì lơi ích của bản thân các đơn vị đú nờn đã không tiến hành khấu trừ thu nhập.

Nhà nước vẫn chưa thực sự chú trọng vào thuế TNCN, những chương trình tuyên truyền và giáo dục về thuế TNCN gần như không có. Điều này đã khiến cho thuế TNCN vẫn còn là một sắc thuế xa lạ đối với rất nhiều người.

Để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN, huy động nhiều hơn và hơp lý hơn nữa thuế TNCN cho Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội, ngành thuế và các cơ quan liên quan phải tìm các giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại đại bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 90)