5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Tham mưu, tổ chức chỉ đạo thu NSNN
Thứ nhất: Thường xuyên cập nhật các chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của Ngành về các giải pháp Tài chính - Ngân sách, từ đó tham mưu cho lãnh đạo UBND Tỉnh các giải pháp để chỉ đạo thu NSNN một cách hiệu quả nhất. Rà soát các nội dung còn bất cập trong luật và các văn bản dưới luật áp dụng trên địa bàn để tham gia, góp ý với cơ quan ban hành luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện Định Hóa nói chung và các huyện trong các tỉnh của cả nước.
Thứ hai: Tuyên truyền vận động nhất là tới các đơn vị chi trả thu nhập thanh toán bằng chuyển khoản kể cả thanh toán cho cán bộ công nhân viên bằng hình thức trả qua thẻ ATM và các thẻ thanh toán, từ đó tuyên truyền,
vận động người dân nhất là các cán bộ làm trong các cơ quan hành chính chuyển khoản qua các dịch vụ như Vietinbank ipay, VBBank....và tuyên truyền đến các doanh nghiệp ngay cả tổng khoản ghi nhận chi phí trên 20 triệu cũng phải thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra đối với những khoản chi trả thu nhập của các doanh nghiệp cho tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí với số tiền thanh toán nhiều lần/ tháng tổng số tiền chi trả trong tháng từ hai triệu đồng trở lên hoặc lao động thời vụ (ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng) Doanh nghiệp phải có mã số thuế TNCN hoặc phải khấu trừ 10% vào thu nhập để nộp thuế qua cơ quan chi trả.
Thứ bốn, Tăng cường việc Phối hợp đối với các Chi cục thuế huyện,
thành, thị trong tỉnh, trong đó cần tập trung chỉ đạo đối với từng chức năng theo phân cấp có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, các bộ phận trong toàn ngành với các cấp chính quyền, thực hiện tốt công tác thông tin về việc xác định NNT đưa vào quản lý đồng thời tuyên truyền với chính quyền sở tại về việc rà soát chặt chẽ các đối tượng đến xác nhận nuôi dưỡng người thân để được giảm trừ gia cảnh.
Thứ năm, Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký thuế, tăng cường kiểm tra rà soát tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, phấn đấu 100% Người nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm.
Thứ sáu, Tăng cường công tác phân tích và phân loại nợ thuế từ đó triển khai đồng bộ các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ đảm bảo số nợ đến 31/12/2018 không quá 5% tổng thu; Kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế đối với các đơn vị cố tình dây dưa, trây ỳ nợ thuế qua kê khai, nợ tiền thuế, tiền phạt sau thanh tra, kiểm tra.
Thứ bảy, Đẩy nhanh tiến độ triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế. Phối hợp thực hiện tốt việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế - Kho bạc Nhà nước - Phòng Tài chính - Ngân hàng thương mại.