Thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại đại bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thu thập số liệu

Thu thập số liệu về công tác quản lý Thuế TNCN tại địa bàn huyện Định Hóa

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp:

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận như: các Đội nghiệp vụ của Chi cục thuế theo địa bàn, mốc thời gian, giai đoạn.

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cợ quan thuế như:

- QLT: Chương trình quản lý thuế.

- QTT: Chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế.

- TINC: Chương trình quản lý thông tin về người nộp thuế.

- QHS: Chương trình quản lý hồ sơ (hồ sơ đến, hồ sơ đi).

- QLTN: Chương trình quản lý thu nợ.

Phương pháp thu thập thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về NNT của cơ quan Thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet...), tác giả đã thu thập để phục vụ nghiên cứu luận văn. Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để sử dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu và tổng hợp sẽ được phân tích, đánh giá cụ thể để rút ra kết luận.

Thu thập số liệu về công tác quản lý Thuế TNCN tại địa bàn huyện Định Hóa trong giai đoạn 2014 - 2016, bao gồm các số liệu về đối tượng chịu Thuế TNCN chủ yếu trên địa bàn; sản lượng thu Thuế TNCN trên địa bàn trong thời gian nghiên cứu (giai đoạn 2014 - 2016)

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin đánh giá của người nộp thuế về trình độ nhận thức về Thuế TNCN, biểu phí thuế TNCN, kê khai Thuế TNCN…

Thu thập đánh giá của các phòng, ban liên quan tới công tác quản lý Thuế TNCN về mức độ phối hợp giữa cơ quan Thuế và các phòng ban liên quan.

* Chọn điểm điều tra: Hoạt động quản lý Thuế TNCN trên địa bàn huyện Định Hóa: Huyện Định Hóa có 1 thị trấn và 23 xã, tác giả lựa chọn điểm điều tra là thị trấn Chợ Chu và các xã giáp danh, bao gồm: xã Trung Hội, xã Bảo Cường.

* Đối tượng điều tra:

Chi cục thuế huyện Định Hóa quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 3 loại hình doanh nghiệp là:

Công ty cổ phần; Công ty TNHH;

Doanh nghiệp tư nhân;

Ngoài ra còn có các hợp tác xã, các hộ kinh doanh có sử dụng hoá đơn, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện, và các đơn vị hành chính sự nghiệp

Luận văn chọn mẫu 50 doanh nghiệp, 30 hộ kinh doanh có sử dụng hoá đơn, 20 đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Định Hóa.

* Mẫu điều tra:

Xây dựng phiếu điều tra về mức độ hài lòng của NNT đối với công tác quản lý thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện Định Hóa (Có mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn kèm theo)

Tiến hành phát phiếu trực tiếp cho các đối tượng điều tra: - Cách chọn mẫu:

- Mẫu đã chọn: Chọn mẫu xắc suất (mẫu ngẫu nhiên theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Lượng mẫu được chọn theo công thức của Yamane Taro (1967): N

2 1 N n Ne   Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Tính đến hết ngày 30/6/2017, huyện Định Hóa có 248 các loại hình doanh nghiệp bao gồm Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp Tác Xã, Đơn vị HCSN, Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn.

Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau:

Bảng 2.1. Bảng các đơn vị điều tra

Loại hình doanh nghiệp Sô lượng Tỷ lệ trên tông sô (%)

Sô lượng chọn mẫu điều tra

Công ty cổ phần 22 45 10

Công ty TNHH 60 33 20

Doanh nghiệp tư nhân 18 55 10

Hợp Tác Xã 16 62 10 Đơn vị HCSN 62 32 20 Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn 70 42 30 Cộng 248 40 100

Cụ thể, số phiếu điều tra được phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 100 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn.

* Nội dung của phiếu điều tra: được xây dựng ngoài phần thông tin chung về doanh nghiệp và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 4 vấn đề mà NNT quan tâm nhất đó là:

+ Về bộ máy tổ chức

+ Công tác kê khai cấp mã số thuế TNCN + Công tác kiểm tra thuế TNCN

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

Bên cạnh việc điều tra thu thập thông tin từ các đối tượng là NNT, để nắm được thực trạng công tác quản lý thuế TNCN ở Chi cục thuế huyện Định Hóa, cũng như hiểu được những vấn đề vướng mắc trong quá trình Quản lý thuế TNCN đồng thời có được những đề xuất đóng góp quý báu của các chuyên gia đề tài đã lựa chọn phát phiếu phỏng vấn chuyên gia:

* Xây dựng Mẫu Phiếu phỏng vấn chuyên ra (Có mẫu phiếu phỏng vấn chuyên ra đính kèm):

Đối với phiếu phỏng vấn chuyên gia, đề tài đã lựa chọn những câu hỏi sát thực nhằm đánh giá về hai vấn đề được quan tâm nhiều là: Chính sách thuế TNCN hiện hành có tác động như thế nào? Và những đóng góp để tăng cường hiệu quả quản lý thuế TNCN.

* Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường các nhân tố tác động đến quản lý Thuế TNCN trên địa bàn huyện Định Hóa. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4.2 - 5.00 Rất phù hợp

4 3.40 - 4.19 Phù hợp

3 2.60 - 3.39 Tương đôi phù hợp

2 1.80 - 2.59 Ít phù hợp

1 1.00 - 1.79 Không phù hợp

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân: Sử dụng thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa của người của người trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân tại đại bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)