5. Kết cấu của luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý Thuế TNCN
1.3.1.Kinh nghiệm công tác quản lý Thuế TNCN của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Công tác quản lý Thuế TNCN ở Anh
Đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do một chủ lao động duy nhất chi trả (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số lượng NNT TNCN tại nhiều nước) thì chủ lao động sẽ khấu trừ trên cơ sở ước tính được sát nhất nghĩa vụ thuế hàng năm của người làm công phải thực hiện, do đó người lao động không phải nộp tờ khai thuế. Các khoản miễn thu cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc được quy định trong luật thuế (đôi khi, áp dụng hình thức khoảng 0% đối với những mức thu nhập thấp), hoặc ở mức độ có thể, được tính trực tiếp vào hệ thống khấu trừ lương.
Trường hợp không thể khấu trừ tại nguồn, cơ quan thuế có thể ban hành quy định chỉ phải kê khai đối với những khoản thu nhập vượt quá ngưỡng tối thiểu để tránh việc yêu cầu tất cả người lao động đều phải nộp tờ khai.
Trường hợp phức tạp hơn khi các cá nhân có tiền lương, thu nhập từ hai công việc trở lên. Những đối tượng này có thể yêu cầu giảm trừ cá nhân và gia cảnh lần thứ hai. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách yêu cầu phải nộp tờ khai hoặc yêu cầu cơ quan thuế phải xác nhận tính hợp lệ của việc đề nghị giảm trừ trước khi được chủ lao động chấp nhận.
1.3.1.2. Công tác quản lý Thuế TNCN ở Trung Quốc:
Luật thuế TNCN ở Trung Quốc có quy định các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân có chỗ ở hoặc không có chỗ ở trong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ 1 năm, thì phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Cá nhân không có chỗ ở tại Trung Quốc mà cư trú dưới 1 năm, thì phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Trung Quốc.
Theo Luật thuế TNCN Trung Quốc, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm các khoản: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; Thu nhập từ sản xuất kinh doanh; Thu nhập về cho thuê tài sản; Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; Thù lao dịch vụ; Thu nhập từ nhuận bút; Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; Thu nhập ngẫu nhiên; Thu nhập khác.
Ngoài ra ở Trung Quốc cũng quy định rất rõ các khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đó là: Tiền thưởng.Lợi tức tiền gửi tiết kiệm, lợi tức trái phiếu do Bộ Tài chính cho phép phát hành và trái phiếu tín dụng do Quốc vụ viện cho phép phát hành. Tiền phụ cấp, trợ cấp được chính quyền phát cho theo quy định của Quốc vụ viện và tiền phụ cấp, trợ cấp được Quốc vụ viện quy định miễn thuế. Tiền phúc lợi, tiền dưỡng lão, tiền cứu tế. Tiền bồi thường bảo hiểm. Tiền chuyển ngành, tiền phục viên của quân nhân. Tiền được Nhà nước quy định thống nhất phát cho cán bộ viên chức về ổn định chỗ ở, thôi việc, lương hưu. Thu nhập của các đại diện ngoại giao, nhân viên lãnh sự và các nhân viên khác thuộc các đại sứ quán, lãnh sự quán tại Trung Quốc, được miễn thuế theo Luật pháp hữu quan quy định. Thu nhập được quy định miễn thuế trong các công ước quốc tế, các hiệp định ký kết mà Chính phủ Trung Quốc tham gia. Thu nhập được ngành tài chính cho phép miễn thuế.
Năm 2010 tổng thu từ thuế TNCN của Trung Quốc là 480 tỷ nhân dân tệ. Hiện ở Trung Quốc biểu thuế luỹ tiến từng phần (biểu tháng) chia làm 9 bậc với mức thuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 45%. Nếu tính ra thì thu nhập chịu thuế ở Trung Quốc rơi vào khoảng 500 đến 100.000 NDT (tức khoảng 60 đến 12.000 USD). Đây có thể được coi là mức biểu thuế rộng nhất trong tất cả các biểu thuế các quốc gia đang áp dụng trên Thế giới. Với mức biểu thuế này các đối tượng nộp thuế được chia thành nhiều nhóm, có thể ưu tiên và bám sát hơn với đời sống thực tế, hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế.