Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư và ra quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty điện lực quảng ninh (Trang 80)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực

3.2.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư và ra quyết định đầu tư

* Xin cấp đất, thực hiện đền bù GPMB và xin cấp giấy phép xây dựng:

Sau khi được Tập đoàn phê duyệt thực hiện dự án Công ty bắt tay vào thực hiện các thủ tục về việc xin cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Nội dung các thủ tục hành chính:

- Xin cấp giấy phép đầu tư. - Thẩm định dự án.

- Xin cấp giấy phép xây dựng. - Xin cấp đất.

- Phê duyệt giá bồi thường giả phóng mặt bằng. - Phê duyệt giá bán và kinh doanh đất.

- Xin giảm thuế đất.

- Trình duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng: kế hoạch và phương án giải phòng mặt bằng,

* Trình duyệt, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:

Các dự án của công ty đều theo hình thức tự thực hiện mà chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam vì vậy Tập đoàn là tổ chức có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

Phê duyệt Trình duyệt

Hình 3.6: Quy trình trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

(Nguồn: Phòng Quản lý xây dựng)

Công ty thuê tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, sau khi thẩm định độ chính xác và tính khả thi công ty trình lên Tập đoàn.

Tập đoàn thẩm định lại một lần nữa thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của dự án nếu thấy khả thi thì phê duyệt cho công ty được bắt đầu thực hiện dự

án. Khi nhận được quyết định phê duyệt của Tập đoàn, công ty thành lập ban quản lý dự án và uỷ quyền cho ban quan lý này chịu trách nhiệm về dự án.

EVN

Công ty

Ban quản lý DA Tư vấn

Bảng 3.6: Quy mô dự toán kinh phí cho dự án qua các năm 2015-2017 ĐVT: Tỷ đồng ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng kinh phí thực hiện 590,177 467,26 184,26 -122,92 -20,83 -283 -60,57 Tổng kinh phí dự toán 610 480 190 -130 -21,31 -290 -60,42 Tỷ lệ thực hiện so với dự toán (%) 96,75 97,35 96,98 0,6 0,62 -0,37 -0,38

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Qua bảng 3.6 nhận thấy công tác dự toán được thực hiện tương đối sát với kinh phí thực hiện thực tiễn. Tỷ lẹ thực hiện so với dự toán qua các năm thay đổi không đáng kể, năm 2015 đạt 96,75%; năm 2016 đạt 97,35% và năm 2017 đạt 96,98%. Đối với các dự án, do có nhiều phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện nên số dự toán thường lớn hơn so với dự kiến để có thể có phương án khắc phục rủi ro của dự án. Nhìn chung công tác dự toán khá nghiêm túc, quy trình chặt chẽ.

3.2.4. Thực trạng công tác quản lý đấu thầu

Đấu thầu giúp công ty chọn được nhà thầu cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá cả tốt nhất, điều đó thuận lợi cho chủ đầu tư đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm được chi phí đầu tư. Thêm vào đó đảm bảo tính khách quan loại trừ được khả năng các thành viên trong công ty móc ngoặc với các nhà thầu để thu lợi nhuận bất chính. Tuỳ theo tính chất dự án hay gói thầu mà công ty tiến hành tổ chức đấu thầu cạnh tranh, chỉ định, hạn chế....Căn cứ pháp lý để thực hiện quản lý đấu thầu là:

- Nghị định 30/2015/NĐ-CP ban hành ngày 17/03/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Hình 3.7: Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Công ty

(Nguồn: Phòng Quản lý xây dựng)

Thông báo và ký hợp đồng Lâp kế hoạch đấu thầu

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Lập hồ sơ mời thầu

Thẩm định hồ sơ mời thầu

Phê duyệt hồ sơ mời thầu

Tổ chức đấu thầu

Thành lập tổ chấm thầu

Chấm thầu

Duyệt kết quả đấu thầu

Thông báo kết quả đấu thầu Tập đoàn Tập đoàn Công ty Tổ chấm thầu Tập đoàn Công ty Công ty

Bước 1: Công tác lập kế hoạch đấu thầu do công ty thuê tư vấn lập, trong đó có phương thức đấu thầu, kế hoạch mời thầu, phương pháp chấm thầu, các thang điểm , các chỉ tiêu chấm thầu....Khi lập xong tổ chức tư vấn trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam xét duyệt.

Bước 2: Tập đoàn có nhiệm vụ thẩm định lại kế hoạch đấu thầu do tổ chức tư vấn lập, công việc này có thể do các chuyên gia của Tập đoàn làm hoặc thuê một tổ chức tư vấn khác có chuyên môn về thẩm định đấu thầu thẩm định

Bước 3: Sau khi Tập đoàn phê duyệt kế hoạch đấu thầu, công ty bắt tay vào lập hồ sơ mời thầu, hầu hết do tính chất kỹ thuật phức tạp của các dự án nói chung và các gói thầu nói riêng nên công ty thường thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chỉ có một số gói thầu đơn giản công ty có thể tự lập. Khi đó ban quản lý của gói thầu đó kết hợp với phòng ban chức năng có liên quan tới gói thầu cùng chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu sau đó trình lên Tập đoàn phê duyệt.

Bước 4: Phòng chức năng, chuyên môn của Tập đoàn có thể tự thẩm định hồ sơ mời thầu hoặc thuê tư vấn thẩm định và hầu hết hồ sơ mời thầu của các dự án đều thuê tư vấn, phòng thẩm định của Tập đoàn chỉ có nhiệm vụ thẩm định lại lần cuối khi tổ chức tư vấn đã thẩm định

Bước 5: Khi hồ sơ mời thầu đã được duyệt Tập đoàn có văn bản phê duyệt hồ sơ mời thầu và gửi xuống công ty để công ty có thể triển khai tổ chức đấu thầu

Bước 6: Việc tổ chức đấu thầu do chính công ty đảm nhiệm, gồm các công việc chính sau

- Bán hồ sơ mời thầu

- Công khai thông tin đấu thầu trên các phương tiện thông tin đaị chung như báo chí, truyền hình...(đối với các dự án đấu thầu cạnh tranh rộng rãi) hoặc thông báo, gửi giấy mời thầu tới các đơn vị mà công ty cho là đủ tiêu chuẩn tham gia(đối với các dự án, gói thầu chỉ định, hạn chế)

- Lên kế hoạch thời gian chi tiết và chuẩn bị địa điểm mở thầu - Tổ chức đấu thầu

Bước 7: Ngay sau buổi mở thầu khi các hồ sơ hợp lệ được đóng dấu niêm phong và bảo quản, công ty tiến hành thành lập một tổ chuyên môn chấm thầu với sự tham gia của 2 cán bộ trong công ty và các cán bộ của các phòng chức năng. Với gói thầu hạng mục nào thì các cán bộ phòng chuyên môn đó được phân công tham gia vào tổ xét thầu đó. Thành phần của tổ chuyên gia xét thầu gồm có: 4 tổ viên và 1 tổ trưởng. Nhiệm vụ của tổ chuyên gia xét thầu như sau:

- Xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của Hồ sơ dự thầu. - Làm rõ hồ sơ dự thầu.

- Bảo quản các tài liệu, biên bản của quá trình mở thầu và xét thầu. - Chấm thầu

- Tổng hợp kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu và lập báo cáo xét thầu.

Bước 8: Căn cứ và tiêu chuẩn thang điểm của chuyên gia tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu tiến hành chấm thầu các hồ sơ hợp lệ. Tuỳ theo tính chất của từng dự án, gói thầu mà tính điểm kỹ thuật hay điểm tổng hợp.

Bước 9: Sau khi thấm thầu công ty trình lên Tập đoàn kết quả đấu thầu để xin phê duyệt, quá trình kiểm tra lại tính hợp pháp và độ chính xác của kết quả đấu thầu này do phòng chức năng của Tập đoàn đảm nhiệm.

Bước 10: Công ty công báo kết quả đấu thầu và tên nhà thầu được chọn, các nhà thầu khác không được chọn công ty không phải trình bày nguyên nhân.

Bảng 3.7: Thống kê các nhà thầu của công ty qua các năm 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng kinh phí 590,177 467,26 184,26 -122,92 -20,83 -283 -60,57 Số lượng nhà thầu 81 65 41 -16 -19,75 -24 -36,92 Giá trị cung cấp của nhà thầu 305,21 333,62 98,21 28,41 9,31 -235,41 -70,56 Tỷ lệ đấu thầu so với chi phí dự án 51,71 71,4 53,3 19,69 38,08 18,1 25,35

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Qua bảng 3.7 cho thấy công tác đấu thầu của công ty được thực hiện thường xuyên thể hiện qua giá trị cung cấp của nhà thầu có tỷ lệ chiếm trên 50% tổng chi phí thực hiện dự án, năm 2015 chiếm 51,71%,năm 2016 chiếm 71,4% và năm 2017 chiếm 53,3%. Số lượng nhà thầu mà công ty sử dụng giảm nguyên nhân là do quy mô kinh phí thực hiện dự án giảm, số dự án giảm, cụ thể năm 2015 có 81 nhà thấu, năm 2016 có 65 nhà thầu giảm 19,75%,năm 2017 giảm còn 41 nhà thầu, giảm 36,92%. Công tác quản lý đấu thầu của công ty thực hiện qua quy trình nghiêm túc, công khai,minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà thầu tham gia cung ứng các yếu tố đầu vào cho thực hiện dự án.

3.2.5. Thực trạng công tác giám sát và kiểm soát thực hiện thi công xây dựng công trình dựng công trình

Chất lượng của dự án là vấn đề luôn được công ty quan tâm ở vị trí hàng đầu. Tuy nhiên quản lý chất lượng dự án lại là một vấn đề hết sức phức tạp, nó biểu hiện ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị một công cuộc đầu tư cho đến khi kết thúc công cuộc đầu tư đó. Như vậy trong quá trình quản lý chất lượng dự án sẽ phải đòi hỏi rất nhiều người tham gia. Với mục đích công tác quản lý chất lượng dự án được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất, công ty đã đưa ra một tiêu chuẩn chung buộc các chủ thể tham gia phải tuân theo.

Hình 3.8: Quy trình quản lý chất lượng tại công ty

(Nguồn: Ban quản lý dự án công ty)

Công tác quản lý chất lượng của công ty được thể hiện qua một số lĩnh vực sau:

a, Công tác giám sát tư vấn

- Công tác tư vấn bao gồm các loại hình sau: + Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi + Tư vấn thẩm định.

+ Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công

- Các dự án mà công ty đang thực hiện hiện nay đều là những dự án lớn, phức tạp nên dù công ty có phòng kế hoạch đầu tư, phòng thẩm định nhưng công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi,thẩm định dự án, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công của các dự án này công ty đều phải thuê tư vấn.

Tư vấn Chủ đầu tư BCNCKT Thiết kế kỹ thuật và dự toán Cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt

(Cơ quan chủ quản)

Cấp có chức năng thẩm định

Cấp có thẩm quyền phê duyệt

Đơn vị có chức năng giám sát chất lượng Đơn vị xây lắp Xây lắp công trình Ban quản lý dự án P.KHĐT 1 2 3 5 4 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Do kết quả của công tác tư vấn ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ chất lượng của dự án nên tổ chức tư vấn được công ty lựa chọn phải thoả mãn các điều kiện sau:Khi lập dự án đầu tư, khảo sát và thiết kế công trình phải tuân thủ quy phạm xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước và các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tổ chức tư vấn phải có hệ thống đảm bảo chất lượng của mình, thực hiện kiểm tra chất lượng chặt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về chất lượngđối với các sản phẩm của mình

Tổ chức tư vấn chỉ được nhận thầu lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng trong giới hạn quy định và phải chịu sự kiểm tra của công ty, các cơ quan quản lý về xây dựng.

- Chất lượng tài liệu tham khảo thiết kế phải đảm bảo:

+ Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước và của Tập đoàn và hợp đồng giao nhận thầu.

+ Hồ sơ khảo sát xây dựng phải được xác định đúng tại vị trí xây dựng công trình, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, trước khi tiến hành công tác khảo sát phải có phương án kỹ thuật khảo sát được ban duyệt, kết quả khảo sát phải được thiết kế và công ty nghiệm thu để sử dụng đúng quy trình kỹ thuật .

+ Phù hợp với nội dung của từng giai đoạn thực hiện dự án, có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công.

+ Có quy định về chất lượng của nguyên vật liệu (xi măng, cát vàng, thép, đắp đất nền, đá các loại...), thiết bị công nghệ sử dụng vào công trình ( dầm, lu..).

- Mặt khác, tổ chức tư vấn thiết kế phải thực hiện giám sát trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thiện, nghiệm thu và đưa vào khai thác sử dụng dự án.. Nội dung công tác giám sát bao gồm:

+ Trình bày, giải thích tài liệu thiết kế công trình cho công ty, nhà thầu xây dựng để quản lý và thi công theo đúng yêu cầu thiết kế.

+ Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về thi công so với thiết kế được duyệt, đặc biệt phải bám sát việc thi công nền, móng, trụ, dầm, kết cấu mặt đường...

+ Tham gia cùng công ty trong công tác nghiệm thu công trình.

+ Việc kiểm định khối lượng phải thực hiện theo yêu cầu của công ty hoặc cơ quan giám định chất lượng công trình xây dựng trong những trường hợp sau:

 Công trình xây dựng không đúng yêu cầu thiết kế được duyệt hoặc không tuân thủ quy chuẩn xây dựng hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

 Khi không có sự cố.

 Khi có tranh chấp về khối lượng hoặc chất lượng dự án.

Trước khi khởi công xây dựng công trình, công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

b. Công tác nghiệm thu chất lượng dự án

Ban quản lý dự án của công ty phối hợp với các tổ chức tư vấn có trách nhiệm tổ chức công tác giám sát nghiệm thu kịp thời khối lượng và chất lượng các hạng mục của dự án do các nhà thầu thực hiện, công tác này được thể hiện bằng hệ thống biên bản nghiệm thu theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Nếu phát hiện ra những yếu tố sai sót Ban quản lý dự án phải thương thảo ngay với nhà thầu để làm rõ cácvấn đề và đưa ra các biện pháp hạn chế sai sót. Mặt khác, công việc nào không đạt chất lượng Ban quản lý dự án có quyền yêu cầu tổ chức sửa chữa theo quy định hoặc từ chối nghiệm thu.

* Căn cứ để nghiệm thu khối lượng và chất lượng dự án gồm:

+ Tài liệu thiết kế được duyệt

+ Các quy chuẩn xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà sản xuất về bảo quản sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ.

+ Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thực hiên dự án

+ Những điều khoản quy định về khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị.

* Công tác nghiệm thu công trình tại công ty: gồm nghiệm thu kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty điện lực quảng ninh (Trang 80)