Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty điện lực quảng ninh (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực

1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp

1.3.1.1.Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong nước

a. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện I

Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) được hình thành và phát triển liên tục gần 60 năm lịch sử:

 Viện thiết kế Tổng hợp thành lập năm 1960, đến năm 1967 được đổi tên là Viện Quy hoạch và thiết kế điện, đến năm 1980 là Viện thiết kế điện.  Ngày 01/07/1982 Công ty Khảo sát và thiết kế điện được thành lập trên

cơ sở hợp nhất Viện thiết kế điện, Trung tâm nghiên cứu và thiết kế thuỷ điện và Công ty khảo sát địa chất thuỷ lợi. Năm 1988 Công ty được đổi tên thành Công ty khảo sát thiết kế điện 1. Năm 1999 được đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng điện 1.

 Ngày 02/01/2008 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của Công ty là 230 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ chi phối 54,34%, các cổ đông khác là 45,66%. Cổ phiếu của Công ty - Mã TV1 được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23/09/2010.

Công ty là doanh nghiệp tư vấn hàng đầu của Ngành điện Việt Nam, đã và đang thực hiện toàn bộ công tác tư vấn thiết kế, khảo sát, thí nghiệm... và là tư vấn chính cho nhiều dự án công trình điện quan trọng, quy mô lớn, phức tạp của Việt Nam cũng như ở CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia, điển hình:

Dự án thủy điện: Sơn La công suất 2400 MW, đập bê tông đầm lăn cao 138m; Bản Vẽ công suất 320MW, đập bê tông đầm lăn cao 137m; Tuyên Quang công suất 342MW, đập đá đổ bản mặt bê tông, cao 92m; Lai Châu công suất 1200MW, đập bê tông đầm lăn cao 137m; Luangprabang trên dòng

chính sông MeKông (Lào), công suất 1100MW; Hạ Sê San 2 (Campuchia), công suất 400MW.

Dự án nhiệt điện: Uông Bí MR1,2 tổng công suất 600MW; Quảng Ninh 1,2 tổng công suất 1200MW; Thái Bình 1 công suất 600MW; Thái Bình 2 tổng công suất 1200MW.

Dự án lưới điện: Đường dây và trạm đồng bộ 500kV Bắc Nam mạch 1, 2 và nhiều đường dây và trạm 220kV, 110kV.

Đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của Công ty có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được thử thách từ thực tế các dự án trong nước, quốc tế và có nhiều thời gian làm việc với chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu của các công ty tư vấn nổi tiếng quốc tế.

Công ty luôn đi đầu ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, ứng dụng các phần mềm tính toán hiện đại, đổi mới các thiết bị thí nghiệm vào công tác tư vấn thiết kế các công trình, đặc biệt là công trình ở vùng có động đất mạnh, địa chất phức tạp, hồ chứa có dung tích nước lớn, nhà máy điện ngầm và hở với công suất lớn, tiêu biểu là:

- Thiết kế đập đá đổ bản mặt bê tông là công nghệ mới mà Công ty đưa vào áp dụng đầu tiên tại Việt Nam và đã thành công tại dự án Thuỷ điện Tuyên Quang, đã đưa hồ chứa vào vận hành sớm 2 năm và giảm chi phí hàng trăm tỉ đồng. Với việc lựa chọn công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) cho đập Thuỷ điện Sơn La cho phép đưa tổ máy số 1 vào vận hành sớm 2 năm và hoàn thành công trình sớm 3 năm so với kế hoạch được duyệt... Công nghệ RCC đã và đang được thực hiện cho đập thuỷ điện Plei krông, Bản Vẽ, Bản Chát, Lai Châu và một số thuỷ điện khác;

- Tính toán lựa chọn tối ưu các công nghệ lò hơi phù hợp với đặc thù chất lượng than Việt Nam và thế giới, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường;

- Tính toán phân tích hệ thống, lựa chọn thiết bị đồng bộ cho thiết kế đường dây, trạm biến áp, nhà máy điện có điện áp đến 500kV. Thiết kế trạm GIS điện áp đến 500kV;

- Các thiết bị khảo sát địa hình, địa chất, địa vật lý hiện đại có độ chính xác cao. Khảo sát địa chất theo phương pháp đo địa chấn khúc xạ để xác định điều kiện địa chất nền, các thông số sóng dọc, sóng ngang, mô đun khối, mô đun đàn hồi động, mô đun trượt động... cho tính toán động đất và thiết kế công trình, thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của nền và vật liệu để phục vụ thiết kế công trình;

- Công tác nghiên cứu, thí nghiệm vật liệu bê tông đã có bước đột phá, đã áp dụng kinh nghiệm và các tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong việc lựa chọn cấp phối liên tục, cho phép khắc phục những khó khăn về kỹ thuật để đổ bê tông khối lớn với tốc độ nhanh, đáp ứng yêu cầu an toàn, kinh tế và giảm thời gian xây dựng;

Các dự án do Công ty thực hiện luôn đáp ứng tiến độ, đảm bảo chất lượng, góp phần kịp thời cung cấp nguồn điện năng phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Công ty đã được Nhà nước trao tặng Danh hiệu anh hùng lao động, Huân chương độc lập hạng nhì, nhiều Huân chương lao động và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án của công ty là:

- Quản lý chất lượng nguồn nhân lực khi thực hiện dự án: Công ty sử dụng đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được thử thách từ thực tế các dự án trong nước, quốc tế và có nhiều thời gian làm việc với chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu của các công ty tư vấn nổi tiếng quốc tế.

- Quản lý công tác lập kế hoạch dự án bài bản, chuyên nghiệp: Trước khi tiến hành mỗi dự án, công ty lên kế hoạch về nguồn lực đầu vào, công nghệ, máy móc trang thiết bị, xây dựng công tác thiết kế dự án theo đúng phạm vi hoạt động của mình và của ngành.

- Quản lý rủi ro: để giảm thiểu rủi ro khi thi công dự án công ty đã áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho dự án theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, trong đó đã nêu rõ môi trường làm việc, chính sách chất lượng mà công ty hướng đến,mục tiêu chất lượng, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, quản lý nguồn nhân lực.

b.Kinh nghiệm của Công ty điện lực Nam Định

Được ủy thác tham gia công tác quản lý phần xây lắp các lưới điện và cải tạo lưới điện trung hạ áp trên địa bàn tỉnh, Uy tín của điện lực Nam Định đã được khẳng định bằng chính tiến độ và chất lượng công trình được ủy thác quản lý.

Phát huy truyền thống, khẳng định thương hiệu

Công ty Điện lực Nam Định ngày nay, tiền thân là Sở quản lý phân phối điện khu vực III được thành lập ngày 08/04/1965. Trải qua 52 năm, xây dựng và trưởng thành, điện lực Nam Định không ngừng phát huy và kế thừa truyền thống tốt đẹp, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Với các nhiệm vụ chính là phát triển hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, đáp ứng các nhu cầu kinh tế - chính trị - xã hội và đời sống dân sinh tại địa phương, góp phần tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhất là trong thời kỳ kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay.

Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, điện lực Nam Định cũng đã nhận được rất nhiều niềm tin của lãnh đạo Tổng công ty điện lực Miền Bắc, khi được ủy thác tham gia một phần công tác quản lý xây lắp các lưới điện tiểu dự án xây dựng và cải tạo lưới điện trung hạ áp trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Ngày 30 tháng 08 năm 2013 Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã ban hành Quyết định số 1986/QĐ-EVN NPC, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng, Tiểu Dự án xây dựng và cải tạo lưới điện trung hạ áp tỉnh

Nam Định thuộc dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện khu vực miền Bắc.

Dự án do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư và sử dụng vốn vay của Ngân hàng tái thiết Đức (gọi tắt là Dự án KW2) được triển khai tại 59 xã, thị trấn trên địa bàn 8 huyện của tỉnh Nam Định.

Tổng công ty điện lực miền Bắc giao cho Ban quản lý dự án phát triển điện lực là đơn vị quản lý dự án, Công ty Điện lực Nam Định được ủy thác tham gia một phần vào quản lý phần xây lắp, dự án chia thành 3 gói thầu xây lắp: Gói thầu 01 (NPC-KFW2-ND-W01): Xây lắp lưới điện cho các xã thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Trực; Gói thầu 02 (NPC-KFW2-ND-W02): Xây lắp lưới điện cho các xã thuộc huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu; Gói thầu 03 (NPC-KFW2-ND-W03): Xây lắp lưới điện cho các xã thuộc huyện Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh.

Theo hợp đồng đã ký kết của các gói thầu thì tiến độ thi công của từng gói thầu. Gói thầu 01: Tại các huyện Nghĩa Hưng, Nam Trực thời gian thi công là 150 ngày. Gói thầu 02: Tại các huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu thời gian thi công là 168 ngày. Gói thầu 03: Tại các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh thời gian thi công là 168 ngày.

Hiện nay các gói thầu đã hoàn thành xong việc đúc móng dựng cột. Đã kéo dây được 46% khối lượng dây dẫn. Phần dây dẫn do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đấu thầu tập trung và cấp về cho đơn vị thi công. Dự kiến hoàn thành thi công trong tháng 9/2017.

Quá trình lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành đảm bảo công bằng, minh bạch và có sự giám sát của bên cho vay vốn.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán do Ban quản lý dự án phát triển điện lực thuộc Tổng Công ty điện lực miền Bắc thực hiện

các thủ tục và trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng, có sự giám sát của bên cho vay vốn là Ngân hàng tái thiết Đức.

Về thủ tục đấu thầu, thì tuân thủ theo Luật đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu, đảm bảo công bằng, minh bạch.

Các gói thầu xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Công ty Điện lực Nam Định được ủy thác tham gia vào quá trình mời thầu, mở thầu và xét thầu 3 gói thầu xây lắp, trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt kết quả xét thầu. Đại diện Ngân hàng tái thiết Đức kiểm tra chọn mẫu các gói thầu trong dự án toàn miền Bắc trước khi Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt.

Về giám sát thi công: Thực hiện thuê tư vấn giám sát giám sát độc lập. Kế hoạch lựa chọn đơn vị giám sát được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt, Công ty Điện lực Nam Định được ủy thác tổ chức mời thầu, xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả xét thầu lựa chọn tư vấn giám sát 3 gói thầu xây lắp.

Việc giải ngân của dự án và từng gói thầu thực hiện theo khối lượng hoàn thành và được Tổng công ty điện lực miền Bắc thẩm tra duyệt cấp vốn trên cơ sở khối lượng hoàn thành từng giai đoạn được nghiệm thu. Đến nay các gói thầu đã thi công đạt 60% khối lượng và đã được giải ngân 45% giá trị hợp đồng.

Trước mỗi đợt giải ngân, đại diện của Ngân hàng kiến thiến Đức, cũng như đại diện của Tổng công ty điện lực miền Bắc, kết hợp cùng với điện lực Nam Định, đơn vị giám sát và các nhà thầu tiến hành kiểm tra lại từng hạng mục đã thi công, cho đến thời điểm hiện tại, các gói thầu cơ bản đáp ứng đúng các yêu cầu về kỹ thuật cũng như tiến độ thi công.

Kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án tại công ty là:

- Thực hiện nghiêm túc công tác đấu thầu bằng cách thực hiện tiến độ thi công từng gói thầu, sử dụng hình thức đấu thầu tập trung và cấp về cho đơn vị thi công, bên cạnh đó công ty tuân thủ quy trình nghiêm ngặt của Luật đấu thầu.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán do Ban quản lý dự án phát triển điện lực thuộc Tổng Công ty điện lực miền Bắc thực hiện các thủ tục và trình Tổng Công ty phê duyệt tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng.

- Về giám sát thi công: Thực hiện thuê tư vấn giám sát giám sát độc lập vừa đảm bảo tính khách quan vừa quản lý mức độ rủi ro khi thực hiện dự án;

1.3.1.2. Kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài

Những năm gần đây, nhờ sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ, nhiều công nghệ mới đã được phát triển và được ứng dụng vào trong ngành Xây dựng. Những công nghệ mới này, ở các mức độ khác nhau, giúp tăng năng suất lao động, tăng tính hiệu quả của công việc, giảm lãng phí trong xây dựng. Trong số đó, Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling, viết tắt là BIM) đã được ngành xây dựng của nhiều quốc gia và được các học giả hàng đầu đánh giá đang và sẽ là công nghệ chủ đạo của ngành xây dựng trong nhiều thập niên sắp tới, đồng thời có khả năng giúp lĩnh vực thiết kế, xây dựng và quản lý công trình giải quyết được các vấn đề lãng phí, năng suất thấp và thiếu hiệu quả đang tồn tại phổ biến hiện nay. Theo kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ áp dụng trong dự án đầu tư xây dựng và loại hình dự án, BIM có thể giúp tiết kiệm được 5% tới 20% tổng chi phí đầu tư ban đầu và có thể giúp tiết kiệm được tới 30% tổng chi phí vận hành bảo trì trong giai đoạn sử dụng.

Tại Việt Nam, hiện nay BIM chủ yếu được triển khai ở các công trình có thiết kế và hệ thống kỹ thuật phức tạp trong đó có cả các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tư nhân hoặc đầu tư nước ngoài. Dù nhiều chủ đầu tư nhận thức được hiệu quả của việc áp dụng BIM, đặc biệt là việc tiết kiệm chi phí trong thi công và vận hành nhưng do một số rào cản ban đầu như chi phí đào tạo và chi phí đầu tư ban đầu cho BIM khá cao dẫn đến chi phí thiết kế cao hơn truyền thống. Thêm vào đó, quản lý dự án sử dụng BIM cũng cần nhân sự hiểu biết về công nghệ này mới có thể tận dụng hết lợi ích mà BIM mang lại. Thiếu nhân lực được đào tạo về BIM cũng là một trở ngại lớn trong nước.

Theo kinh nghiệm các quốc gia đi trước, để BIM được áp dụng nhanh và hiệu quả trong một quốc gia thì các tiêu chuẩn, lộ trình về BIM cần được ban hành từ sớm, trước khi BIM được triển khai rộng rãi một cách tự phát trong ngành xây dựng. Chiến lược và lộ trình rõ ràng cùng với các biện pháp hỗ trợ phù hợp đưa ra từ các cơ quan quản lý xây dựng là những yếu tố chủ đạo đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng BIM ở Việt Nam.

Khái niệm BIM xuất hiện từ những năm 1970, tuy nhiên ứng dụng này được biết đến rộng rãi kể từ khi Autodesk (một công ty phần mềm của Mỹ) xuất bản báo cáo nghiên cứu khoa học chuyên sâu biểu diễn kĩ thuật số của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty điện lực quảng ninh (Trang 31)