Bài học cho Công ty Điện lực Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty điện lực quảng ninh (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học cho Công ty Điện lực Quảng Ninh

Một là, quản lý chất lượng nguồn nhân lực khi thực hiện dự án: Công ty sử dụng đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được thử thách từ thực tế các dự án trong nước, quốc tế và có nhiều thời gian làm việc với chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu của các công ty tư vấn nổi tiếng quốc tế.

Hai là, quản lý công tác lập kế hoạch dự án bài bản, chuyên nghiệp: Trước khi tiến hành mỗi dự án, công ty lên kế hoạch về nguồn lực đầu vào, công nghệ, máy móc trang thiết bị, xây dựng công tác thiết kế dự án theo đúng phạm vi hoạt động của mình và của ngành.

Ba là, quản lý rủi ro: để giảm thiểu rủi ro khi thi công dự án công ty đã áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho dự án theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, trong đó đã nêu rõ môi trường làm việc, chính sách chất lượng mà công ty hướng đến,mục tiêu chất lượng, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, quản lý nguồn nhân lực.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc công tác đấu thầu bằng cách thực hiện tiến độ thi công từng gói thầu, sử dụng hình thức đấu thầu tập trung và cấp về cho đơn vị thi công, bên cạnh đó công ty tuân thủ quy trình nghiêm ngặt của Luật đấu thầu.

Năm là, việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán do Ban quản lý dự án phát triển điện lực thuộc Tổng Công ty điện lực miền Bắc thực hiện các thủ tục và trình Tổng Công ty phê duyệt tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng.

Sáu là, về giám sát thi công: Thực hiện thuê tư vấn giám sát giám sát độc lập vừa đảm bảo tính khách quan vừa quản lý mức độ rủi ro khi thực hiện dự án.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh ra sao?

(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh trong thời gian qua như thế nào?

(3) Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

*Nguồn tài liệu và nội dung thu thập

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về quản lý dự án tại Công ty Điện lực Quảng Ninh từ năm 2015 - 2017;

- Các nguồn thông tin về lịch sử hình thành và phát triển Công ty Điện lực Quảng Ninh; Kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty Điện lực Quảng Ninh; Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vật chất của đơn vị; Bảng cân đối kế toán của đơn vị; Báo cáo kết quả hoạt động đơn vị theo quý và năm,... từ năm 2015 - 2017.

- Báo cáo về công tác trong các giai đoạn của công tác quản lý dự án tại Công ty Điện lực Quảng Ninh từ năm 2015 - 2017.

- Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý dự án ; kinh nghiệm quản lý dự án tại một số doanh nghiệp.

* Cách thức thu thập:

- Tác giả trực tiếp đến Công ty Điện lực Quảng Ninh để thu thập tài liệu hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử về một số bài học kinh nghiệm thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh.

b. Phương pháp bảngthống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh.

c. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng, ...căn cứ vào nội dung nghiên cứu về kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Quảng Ninh; các tiêu chí quản lý dự án; các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh, tác giả sẽ phản ánh qua đồ thị thống kê.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

b.Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm và 2 năm....Các chỉ tiêu phân tích biến động của quản lý dự án trên địa bàn nghiên cứu theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Δi = yi-y1 , i=2,3….

Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính:

Trong đó: y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

Yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti=1,2..,n = Trong đó: yi : mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 : mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn: t2, t3, t4… tn

Công thức tính: 𝑡̅ = 𝑛−1√𝑡2. 𝑡3. 𝑡4… . . 𝑡𝑛

hoặc:

= = √yyn 1 n-1

Trong đó: t2, t3, t 4, ... t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ n. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu c. Phương pháp chuyên gia

Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo về quan điểm, mục tiêu, định hướng công tác quản lý dự án tại Công ty Điện lực Quảng Ninh. Cách thức thu thập thông tin: tác giả sẽ tiến hành trực tiếp phỏng vấn Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Quảng Ninh, Ban lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam.

d. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý dự án tại Công ty Điện lực Quảng Ninh thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Quảng Ninh

- Doanh thu thuần - Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận gộp - Quy mô khách hàng

- Danh mục, chủng loại sản phẩm dịch vụ cung cấp

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Điện lực Quảng Ninh Điện lực Quảng Ninh

* Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch: Tỷ lệ xuất kho (%)

=

Giá trị xuất kho

x 100 Giá trị nhập kho

Tỷ lệ xuất kho nguyên vật liệu máy móc cho dự án cho biết công tac lập dự án hoàn thành ở mức nào.

* Chỉ tiêu đánh giá quy mô dự toán kinh phí

Tỷ lệ thực hiện so với dự toán (%) =

Tổng kinh phí thực hiện

x 100 Tổng kinh phí dự toán

Chỉ tiêu này nhằm xem xét số kinh phí thực hiện so với số dự toán cóc sát nhau không, đối với các dự án, do có nhiều phát sinh trong quá trình triển khai

thực hiện nên số dự toán thường lớn hơn so với dự kiến để có thể có phương án khắc phục rủi ro của dự án.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác đấu thầu

Tỷ lệ đấu thầu so với chi phí dự án (%) =

Giá trị cung cấp của nhà thầu

x 100 Tổng kinh phí thực hiện

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá công tác quản lý đấu thầu của công ty thực hiện có trình nghiêm túc, công khai,minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà thầu tham gia cung ứng các yếu tố đầu vào cho thực hiện dự án không.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác nghiệm thu công trình

Cơ cấu tiến độ dự

án (%) =

Số lượng dự án theo tiến độ

x 100 Tổng số dự án thực hiện của năm

Chỉ tiêu này nhằm xem xét mức độ hoàn thành dự án và đưa vào nghiệm thu được công ty tiến hành thế nào. Cơ cấu này phản ánh dự án vượt tiến độ, đúng tiến độ và quá tiến độ. Cơ cấu mong muốn tỷ lệ quá tiến độ càng nhỏ càng tốt thậm chí bằng 0 sẽ đem lại uy tín của công ty khi thực hiện dự án.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH

3.1. Giới thiệu khái quát Công ty Điện lực Quảng Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên giao dịch: Công ty Điện lực Quảng Ninh (Tên viết tắt: PCQN) - Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Tĩnh - Thạc sỹ QTKD - Kỹ sư điện - Trụ sở: Km 05 - Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.

- Tel: 84-0332-21302 Fax : 84-0333-835802 Web site : http://pcquangninh.npc.com.vn

- Logo công ty:

Công ty Điện lực Quảng Ninh là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc và hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tiền thân của Công ty là Nhà máy điện Cột 5 do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1923. Trong suốt những năm 1955 đến năm 1975, Thực dân Pháp trước khi rút khỏi khu mỏ chúng có âm mưu phá hoại Nhà máy điện Cột 5 nhưng không thành. Hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng.

Năm 1972, giặc Mỹ lại điên cuồng đánh phá ra Miền Bắc. Nhà máy điện Hòn Gai vẫn là mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ thù. Trong thời gian này

nguồn điện phục vụ khu mỏ được cung cấp từ hệ thống lưới điện Quốc gia, nhiệm vụ của nhà máy lúc này là truyền tải và phân phối điện năng.

Qua 2 cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nhà máy điện Hòn Gai bị hư hỏng nặng không thể khôi phục được. Quyết định số 1222 QĐ/CBTC3 ngày 11 tháng 8 năm 1973 của Bộ trưởng Bộ Điện và Than, thành lập Sở quản lý phân phối điện khu vực 5 trên cơ sở bộ máy tổ chức của nhà máy điện Hòn Gai. Cơ cấu của Sở lúc này gồm 2 chi nhánh điện Hạ Long, Cẩm Phả, 4 đội sản xuất, 2 phân xưởng, 3 trạm và 8 phòng nghiệp vụ . Tổng số cán bộ công nhân viên năm 1973 có 496 người, trong đó kỹ sư có 14 người, trung cấp có 19 người. Tổ chức đảng gồm có 112 Đảng viên với 15 chi bộ trực thuộc đảng bộ. Về lưới điện, Sở quản lý 210 km đường dây 110kv, 97km đường dây 35kv, 65 km đường dây 3-10kv, gần 200km đường dây hạ thế, 1 trạm biến áp 110kv dung lượng 15.000kva, 4 trạm biến áp trung gian, 18 trạm biến áp phân phối, hơn 10.000 khách hàng dùng điện. Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, vận hành, phát triển và đại tu sửa chữa lưới điện. Kịp thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và công tác kinh doanh bán điện có hiệu quả. Phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được công ty giao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đến năm 1976 Bộ đã cho lắp đặt 5 tổ máy phát điện Diesel tại Cột 5. Bằng những nỗ lực phấn đấu của CBCNV nhà máy, hơn một năm sau (năm 1978) Cụm phát được xây dựng xong và đưa vào vận hành với tổng công suất đặt 10.500kw. Phân xưởng Diesel được thành lập, công suất phát lên lưới từ 7000 đến 8000kw, giải quyết được tình trạng thiếu áp của lưới điện khu mỏ. Đến năm 1985, do tình hình miền Nam thiếu điện, Bộ cho chuyển 5 tổ máy phát này vào miền Nam.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, nền kinh tế của đất nước bắt đầu có sự chuyển biến tích cực, chủ trương của Đảng là phải đưa điện đến các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Đầu thập niên 90, các dự án đầu tư lưới điện ra miền Đông cũng được triển khai. Đưa ánh sáng của Đảng đến vùng cao, ước mơ ngàn đời của bà con các dân tộc trong tỉnh đến nay trở thành hiện thực. Do tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện thị miền tây tăng trưởng khá mạnh. Để hiệu quả với mô hình quản lý kinh doanh bán điện theo khu vực hành chính, Công ty Điện lực I đã cho thành lập thêm các Chi nhánh điện Hoành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý dự án đầu tư tại công ty điện lực quảng ninh (Trang 41)