Quản lý nhân lự cở một số doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần lâm nghiệp tháng năm​ (Trang 37 - 40)

1.3.1.1Quản lý nhân lực ở Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH- trực thuộc Tập đoàn TH đi vào hoạt động từ tháng 2/2010, với vốn điều lệ 3.800.000.000.000 đồng (ba nghìn tám trăm tỷ đồng), hoạt động chính của công ty là trồng cỏ, sản xuất thức ăn gia súc, nuôi bò sữa và chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa…, ngay từ những ngày đầu, công ty đã rất chú trọng tới công tác QLNL. Ví dụ như:

Công tác hoạch định nhân lực:

Ngay từ ngày đầu, dựa vào chiến lược kinh doanh và quy mô sản xuất, công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, xây dựng định biên nhân sự, số lượng nhân lực cho từng phòng ban và các thời điểm cụ thể, từ đó xây dựng chi phí tiền lương, nhân công và các chi phí đi kèm như tuyển dụng, đào tạo… cũng như bản mô tả công việc và lập các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo…chi tiết cho từng thời điểm, từng vị trí.

Công tác tuyển dụng:

Vì Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH gần như là công ty đầu tiên tại Việt Nam, nuôi bò sữa tập trung với quy mô lớn, nên sẽ cần rất nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn Chăn nuôi thú y, Thú y và Chế biến Thực phẩm, vậy nên công ty đã

đến tại các trường có đào tạo về hai ngành này là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Vinh… đặt vấn đề với nhà trường để nhận các em có thành tích học tập tốt về làm việc, ưu tiên con em vùng địa phương (Nghệ An) và các vùng lân cận Nghệ An như Thanh Hóa, Hà Tĩnh…Ngoài ra, công ty còn đăng trên mục tuyển dụng trong trang web của tập đoàn, đăng trên mạng thông tin xã hội, đăng trên các website việc làm…

Công tác đào tạo và phát triển

Đối với các nhân viên mới, ngày đầu gia nhập sẽ được tham gia khóa đsào tạo định hướng, giúp nhân viên hiểu về công ty, hiểu về ngành nghề hoạt động và sản phẩm của công ty, cũng như được học về tầm nhín, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi của công ty, của sản phẩm, bên cạnh đó người lao động còn được đào tạo về các nội quy, quy định trong công ty và được đào tạo về an toàn khi làm việc tại Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH. Sau đó, nhân viên mới sẽ được tìm hiểu về quy trình làm việc tại bộ phận của họ.

Ngoài đào tạo định hướng, học về quy trình làm việc thì như đã nói ở trên Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH gần như là Công ty đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong ngành chăn nuôi bò sữa tập trung với quy mô lớn và tại thời điểm công ty hoạt động thì chưa có đơn vị nào thành công ở lĩnh vực này, nên bài toán làm thế nào để thành công trong việc chăn nuôi bò sữa tập trung với quy mô lớn đặt ra cho công ty là rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy, trước khi hoạt động công ty đã có kế hoạch, mời các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa đến làm việc và đào tạo cho cán bộ nhân viên trong công ty. Các nhân viên, mỗi người, đều được xây dựng lộ trình đào tạo riêng, tùy vào trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người và vị trí mà họ phụ trách.

Cách thức thực hiện: Bộ phận Đào tạo dựa vào kiến thức, kinh nghiệm mà người lao động có được so sánh với yêu cầu công việc tại vị trí mà người lao động đó đảm nhiệm, những kinh nghiệm, kỹ năng nào còn thiếu thì sẽ được đào tạo bổ sung…

Công tác tiền lƣơng và phúc lợi

Trước khi hoạt động, công ty đã cho xây dựng hệ thống thang bảng lương và ma trận công việc, các chế độ lễ, tết, thưởng doanh số, thưởng hiệu quả công việc, thưởng sáng kiến, các quy chế về tiền lương, quy chế điều chuyển thăng tiến…

Hàng năm công ty có mua gói dữ liệu khảo sát lương của Mercer để làm căn cứ xây dựng thang bảng lương, các phúc lợi đi kèm cho từng vị trí, ma trận công việc…

Hằng năm, công ty có dựa vào mức lương thị trường cho từng vị trí, từng ngành nghề, dựa vào tỷ lệ lạm phát, dựa vào đánh giá kết quả làm việc của nhân viên để điều chỉnh lương cho toàn nhân viên, mức lương mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/3 hàng năm.

Công tác phát triển nhân tài và Quản lý hiệu quả công việc

Từ khi hoạt động, công ty đã xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo hệ thống thẻ điểm cân bằng (người của công ty gọi là PDR - performance development review), có các tiêu chí đánh giá dựa trên nguyên tắc SMART (Specific: Cụ thể, Measurable: Có thể đo được, Attainable: Có thể đạt được, Relevant: Thực tế, Time-bound: Thời gian hoàn thành), hệ thống này được tích hợp với phần mềm Lotus Note, tất cả các bản PDR được xây dựng và đánh giá online trên Lotus Note,…

Từ kết quả kinh doanh cũng như dữ liệu lương thị trường, tỷ lệ lạm phát, bộ phận phát triển nhân tài và quản lý hiệu quả công việc sẽ phân tích và đưa ra các tỷ lệ điều chỉnh lương…

Từ kết quả đánh giá PDR:

Bộ phận phát triển nhân tài sẽ tìm ra các nhân viên tiềm năng và phân tích dự đoán sự phù hợp trong tương lai của nhân viên này với các vị trí quan trọng trong Công ty, từ đó lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng…

Kết quả này sẽ được gửi tới bộ phận tiền lương và phúc lợi để làm căn cứ điều chỉnh lương, thưởng cho người lao động.

Công tác quan hệ lao động:

Hằng năm, công ty xây dựng chương trình gắn kết đội như team building, các cuộc thi sáng tạo, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi xanh sạch đẹp… nhằm

tạo sân chơi lành mạnh cũng như gắn kết các cán bộ nhân viên với nhau, gắn kết cấp trên với cấp dưới…Các công tác hỗ trợ cán bộ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn…

Định kỳ 6 tháng một lần Bộ phận Quan hệ lao động sẽ có buổi tiếp xúc với cán bộ nhân viên để nắm tâm tư nguyện vọng của họ từ đó có những điều chỉnh về các chính sách, chế độ để phù hợp hơn…

1.3.1.2 Quản lý nhân lực ở Công ty Cổ phần Công nghệ NCS

Công ty Cổ phần Công nghệ NCS thành lập từ năm 2003, là công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nên công tác QLNL phải rất được chú trọng.

Từ những ngày đầu thành lập, Công ty cũng đã xây dựng và vận hành công tác quản lý nhân sự rất tốt, từ khâu hoạch định chiến lược nhân sự tới các khâu vận hành khác, thời kỳ thịnh hành nhất của công ty là từ năm 2006- 2009. Tuy nhiên đến những năm sau, đặc biệt là từ năm 2011, công tác QLNS dần dần bị lãng quên, không chú trọng vào đào tạo, không chú trọng vào việc thu hút và trọng dụng người tài, không chú trọng đến công tác quản lý hiệu quả công việc… dẫn đến nhân viên làm việc ngày một rời rạc, năng suất và hiệu quả công việc thấp, số lượng kỹ sư lập trình giỏi rời bỏ công ty ngày càng nhiều. Và đến hôm nay thì công ty đã thông báo tạm ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần lâm nghiệp tháng năm​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)