Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực trong các tổ chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và nhân lực việt nam​ (Trang 36 - 37)

doanh nghiệp

Việc đánh giá công tác QLNL là rất cần thiết bởi nó giúp nhà quản lý tổ chức, DN nhận biết đƣợc công tác QLNL thực hiện có hiệu quả hay không, việc thực hiện đã khoa học và đáp ứng đƣợc các mục tiêu, chiến lƣợc phát triển, đặc thù,v.v. của tổ chức, DN hay chƣa. Kiểm tra và đánh giá công tác QLNL tại tổ chức, DN sẽ giúp nhà quản lý thấy đƣợc các ƣu điểm, hạn chế, từ đó rút ra đƣợc những giải pháp tối ƣu hơn để ngày càng hoàn thiện công tác QLNL của mình. Việc kiểm tra, đánh giá cần đƣợc thực hiện một cách toàn diện, khách quan và rõ ràng ở tất cả các nội dung, khía cạnh của công tác QLNL.

Tuỳ vào mô hình của mỗi tổ chức, DN có các tiêu chí đánh giá khác nhau. Việc đánh giá công tác QLNL thƣờng dựa trên hai tiêu chí đó là: kết quả QLNL và mức độ chuyên nghiệp, trách nhiệm trong công việc. Cụ thể:

Kết quả QLNL đƣợc đánh giá định lƣợng theo hai chỉ tiêu: lợi ích kinh tế trong sử dụng NL (gồm các chỉ tiêu: doanh số/nhân viên; lợi nhuận/nhân viên; lợi nhuận/chi phí tiền lƣơng; giá trị gia tăng (doanh số trừ đi tổng chi phí vật chất)/tổng chi phí về NL (lƣơng, thƣởng, đào tạo, phúc lợi,v.v.)) và thái độ, sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên.

Mức độ chuyên nghiệp, trách nhiệm trong công việc: Trình độ, năng lực của NLĐ không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, mà quan trọng hơn là sự thể hiện tính chất chuyên nghiệp, thái độ trong thực hiện công việc đƣợc giao. Các tiêu chí thƣờng sử dụng để đo lƣờng mức độ chuyên nghiệp của NLĐ đó là: am hiểu công việc, ý thức kỷ luật, luôn có thái độ tích cực, cởi mở trong giao tiếp, tuân thủ nghiêm ngặt, tinh thần tập thể, luôn tự nâng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và nhân lực việt nam​ (Trang 36 - 37)