Bài học kinh nghiệm về quản lý nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và nhân lực việt nam​ (Trang 39)

dựng và Nhân lực Việt Nam

Từ kinh nghiệm tại một số Công ty kể trên có thể rút ra đƣợc bài học để có thể thực hiện tốt việc quản lý nhân lực tại Việt Nam nhƣ sau:

Về chính sách tuyển dụng: Cần đề cao vai trò của công tác tuyển dụng, đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công tác QLNL nói riêng và sự phát triển của tổ chức nói chung. Nhà tuyển dụng cần công khai các thông tin tuyển dụng đồng thời tập trung xây dựng chính sách tuyển dụng rõ ràng, nêu cụ thể các tiêu chí tuyển dụng về yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc,v.v. để có thể đáp ứng ngay bƣớc đầu

tiên về trình độ chuyên môn theo yêu cầu. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng cần thể hiện rõ mức lƣơng, chế độ đãi ngộ khi đƣợc tiếp nhận làm việc, chế độ khen thƣởng khi đạt thành tích tốt nhằm thu hút đƣợc NL chất lƣợng, có tài năng, phẩm cách và trí tuệ.

Về chính sách lương thưởng: Cần xây dựng đƣợc thang bảng lƣơng theo từng cấp bậc cụ thể, xác định mức tăng lƣơng theo thâm niên làm việc và theo thành tích cống hiến. Chính sách tiền thƣởng cần rõ ràng, công khai, minh bạch để tạo đƣợc niềm tin cho NLĐ. Điều này, sẽ giúp họ gắn bó, hăng say làm việc và cống hiến, từ đó giúp nâng cao hiệu quả của việc quản lý NL.

Về chính sách đào tạo và bồi dưỡng: Cần tập trung đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển NL, bổ sung kiến thức, kỹ năng, tay nghề đối với CBCNV để thích nghi với xu thế phát triển của ngành nghề, của xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đối với CBCNV chuyên sâu, chủ chốt cần tạo điều kiện cho đi học hỏi, đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc và quốc tế để xây dựng lực lƣợng nòng cốt nhằm nâng cao chất lƣợng NL, đổi mới công tác quản lý, điều hành và triển khai công việc.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các phƣơng pháp thu thập tài liệu

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phƣơng pháp: lựa chọn, phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu.

Thông tin và số liệu thứ cấp: đƣợc thu thập từ những tài liệu, giáo trình, bài báo, luận văn, tạp chí, internet, các báo cáo khoa học,v.v.đã đƣợc công bố và nguồn tài liệu đƣợc tập hợp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo quản trị, báo cáo tài chính, chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam giai đoạn 2014-2018 dùng cho việc phân tích, đánh giá tình hình cơ bản của Công ty.

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từ các văn bản, quy chế, nội quy của Công ty liên quan tới quá trình tuyển dụng, lƣơng thƣởng, chế độ đãi ngộ,v.v.để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ cả về mặt định tính và định lƣợng trong công tác QLNL tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam.

Thông tin và số liệu sơ cấp: đƣợc thu thập thông qua các phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến của CBCNV làm việc tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam. Trên cơ sở các thông tin, số liệu này sẽ giúp tác giả có một cái nhìn khái quát về những nội dung, vấn đề đang diễn ra trong quá trình QLNL tại Công ty. Từ đó, đề tài có thể rút ra các nội dung cần phát huy cũng nhƣ các giải pháp để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện hơn công tác QLNL tại Công ty.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia là phƣơng pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiến của các chuyên gia giỏi

thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phƣơng pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tƣơng lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học.

Sử dụng phƣơng pháp này, tác giả đã tham khảo, trao đổi ý kiến với lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam, cán bộ phụ trách nhân sự của một số DN trong lĩnh vực xây dựng. Để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu, cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.1.3. Phương pháp điều tra khảo sát

Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiến hành điều tra, lấy ý kiến đánh giá của một số CBCNV của Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam để có cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về công tác QLNL tại Công ty. Mẫu phiếu điều tra và các nội dung câu hỏi đánh giá đƣợc trình bày tại phụ lục của đề tài.

Tác giả sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của nhân viên theo quy ƣớc sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Bình thƣờng 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Với các mức đánh giá đƣợc quy định trong thang điểm 5 sẽ giúp cho quá trình điều tra, phỏng vấn rõ ràng hơn, sau đó, tác giả tổng hợp lại các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá của CBCNV về công tác QLNL tại Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam.

Số phiếu điều tra phỏng vấn về mức độ hài lòng trong công việc phát ra là 200 phiếu (tƣơng ứng với 26,8% lao động hiện có của công ty). Số phiếu

thu về là 172 phiếu, trong đó có 16 phiếu không hợp lệ. 156 phiếu hợp lệ đƣợc đƣa vào xử lý và phân tích (Phụ lục).

2.2. Các phƣơng pháp xử lý số liệu

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp việc tổng hợp và kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng, trong đó, phƣơng pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lƣợng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này.

Dựa vào các tài liệu thu thập, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích, so sánh để tìm ra những mặt hạn chế trong công tác QLNL của Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam.

Phân tích kinh nghiệm QLNL của một số DN để có sự đối chiếu, so sánh với Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phƣơng án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lƣợc và ứng dụng cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc tại thời điểm hiện tại về NL tại Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập đƣợc và qua điều tra, khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ…giúp tác giả đƣa ra những thống kê, mô tả một cách chính xác và chân thực nhất về NL tại Công ty để đƣa ra những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác QLNL.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ NHÂN LỰC VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam, tên viết tắt là CMVietnam (tiền thân là Công ty Cổ phần Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ - Cavico CMS). Công ty đƣợc thành lập ngày 02/7/2007 trên cơ sở góp vốn bởi các cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty cổ phần Cavico Xây dựng Cầu hầm, các công ty thành viên trong hệ thống Cavico và các cổ đông là thể nhân với mức vốn điều lệ ban đầu là 06 tỷ đồng.

CMVietnam đƣợc thành lập với mục tiêu ban đầu là thực hiện cung ứng nhân lực trong và ngoài nƣớc, đặc biệt mang tính chuyên nghiệp hóa về hình thức cung ứng nhân lực trọn gói theo dự án xây lắp. Trong quá trình hoạt động, để phát huy hơn nữa lợi thế chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực có tay nghề cao, điều phối nguồn lao động trong và ngoài nƣớc của hoạt động cung ứng nhân lực trọn gói mang lại, CMVietnam đã mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh xây lắp các dự án trong nƣớc. Ban đầu là các dự án thi công cầu (cầu Sông Bung), các dự án khoan phụt, gia cố chuyên ngành thủy điện (hầm thủy điện Bảo Lộc, Sông Tranh 2, Đasiat, Buôn Kuốp,v.v.và tiếp theo là tổng thầu xây lắp các dự án thủy điện (Sông Bạc), xây lắp công trình thủy lợi (Ngàn Trƣơi, Bản Mòng), thi công đào lò, đổ bê tông gia cố đƣờng lò mỏ than (Khe Chàm III), thi công đào đắp hồ chứa bùn đỏ và hồ Cầu Tƣ (Alumin Nhân Cơ), v.v.

CMVietnam đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực điều hành và đội ngũ kỹ thuật viên, thợ vận hành lành nghề. Cán bộ và công nhân của Công ty đã tham gia thi công các hạng mục

xây dựng công trình, vận hành dây chuyền thi công hầm không nổ mìn toàn tiết diện TBM (Tunnel Boring Machine) - Đây là công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm thi công với nhà thầu chính Kajima, Kumagai của Nhật Bản ở dự án thủy điện Đại Ninh.

Tháng 7 năm 2014, CMVietnam đã ký hợp đồng với nhà thầu chính SK E&C của Hàn Quốc thi công các hạng mục đƣờng ống áp lực, nhà máy và trạm phân phối điện Nhà máy thủy điện Xepian Xenamnoy tại Lào. Đây là bƣớc tiến quan trọng trên con đƣờng trở thành nhà thầu xây lắp tại nƣớc ngoài của Công ty.

3.1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Công ty

Mô hình cơ cấu tổ chức mà Công ty áp dụng là mô hình hỗn hợp trực tuyến - chức năng.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy tại Công ty

(Nguồn: Website của Công ty)

Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị:

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến

việc tồn tại và phát triển của Công ty. Đại hội đồng cổ đông hoạt động và đƣa ra quyết định theo chế độ tập thể.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, nhân danh Công ty để đƣa ra các quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty. Một số hoạt động nội bộ của Công ty phải đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt bao gồm: thành lập chi nhánh, công ty thành viên hoặc văn phòng đại diện; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng lao động với Tổng Giám đốc và ngƣời quản lý quan trọng khác mà Điều lệ có quy định.

- Ban kiểm soát: đƣợc lập ra bởi Hội đồng quản trị nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán thuế DN, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ Công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Ban Tổng Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. + Tổng Giám đốc là ngƣời đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc giao.

+ Các Phó Tổng Giám đốc là ngƣời giúp Tổng Giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng Giám đốc. Các Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công hoặc ủy quyền.

- Phòng Hành chính Nhân sự:

+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Xây dựng và quản lý công tác cán bộ theo phân cấp quản lý của Công ty. + Xây dựng định mức lao động, kế hoạch lao động, báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo theo phân cấp quản lý của Công ty.

+ Triển khai các chế độ chính sách về lao động, tiền lƣơng cho NLĐ theo phân cấp quản lý của Công ty.

+ Phân phối thu nhập, thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ theo quy định của Nhà nƣớc và Công ty.

+ Thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho CBCNV Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch, quản lý, theo dõi cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động cho NLĐ theo phân cấp quản lý của Công ty.

+ Thực hiện công tác hành chính, thi đua, khen thƣởng, đối nội, đối ngoại, công tác bảo mật, văn thƣ, lƣu trữ, bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh chính trị, nội quy làm việc.

+ Tổ chức thực hiện các sự kiện, truyền thông theo triển khai, phân cấp của Công ty.

+ Công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên: tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện theo phân cấp và hƣớng dẫn của Công ty.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổng Giám đốc phân công.

- Phòng Tài chính kế toán:

+ Quản lý tài sản, phối hợp công tác thanh lý tài sản, đấu thầu mua sắm vật tƣ phụ tùng, trang thiết bị, nghiệm thu.

+ Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của pháp luật.

+ Theo dõi việc thực hiện hợp đồng giữa công ty và khách hàng.

+ Quản lý dòng tiền, giải ngân vốn, chi trả tiền lƣơng và các chi phí khác của Công ty.

+ Quản lý hồ sơ liên quan tới việc phát hành cổ phiếu, chi trả cổ tức cho cổ đông và các hoạt động liên quan.

+ Thực hiện các báo cáo định kỳ, các báo cáo đánh giá, phân tích việc sử dụng hiệu quả các chi phí.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển chung của Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch đầu tƣ, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sửa chữa lớn và kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm của Công ty.

+ Tham mƣu giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác quản lý sử dụng tài sản, vật tƣ, phụ tùng và điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị, các dự án, công trình của Công ty.

+ Tham gia công tác thanh lý tài sản, đấu thầu mua sắm vật tƣ, phụ tùng, trang thiết bị của Công ty.

+ Trực tiếp tham gia các hoạt động đấu thầu các dự án, công trình thi công, xây lắp, cung ứng. Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đàm phán, ký kết và theo dõi hợp đồng.

+ Tổ chức mua sắm, cung ứng nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản,v.v.theo phân cấp của Công ty.

+ Tổ chức công tác thống kê, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Quản lý, điều hành tiến độ, hoạt động sản xuất kinh doanh các dự án,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng và nhân lực việt nam​ (Trang 39)