phẩm ổn định
Cơ sở giải pháp
Các sản phẩm nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Với tốc độ phát triển kinh tế “chóng mặt” như hiện tại thì nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng cũng gia tăng không ngừng. Tận dụng những lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực,… Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang chiếm giữ vị thế cao trên thị trường quốc tế như hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu), v.v… Trước những biến chuyển tích cực và tiềm năng phát triển xuất khẩu cho mặt hàng nông sản, Công ty đã hoà nhịp vào dòng chảy sôi động đó thông qua việc sản xuất và chế biến Gia vị khô và các mặt hàng nông lâm sản khác như: hạt điều, hạt tiêu; gạo, cơm dừa sấy khô, tinh bột sắn, các sản phầm về nghệ, quế, hồi, ngũ vị hương, bột cari,… để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của công ty. Khâu chuẩn bị hàng hoá vô cùng quan trọng, là khâu quyết định, ảnh hưởng đến cả quá trình, tiến độ thực hiện hợp đồng nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào khâu này. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng sản phẩm cần được xem xét kỹ lưỡng, đánh giá khách quan. Việc chất lượng sản phẩm không đồng đều khi thu mua nhiều nơi đã làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty với khách hàng. Vì thế cần phải khắc phục hạn chế này, để tránh tình trạng mất khách hàng, mất uy tín của công ty trên thị trường quốc tế.
Mục tiêu
Việc thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục được tình trạng giá cả hàng hoá nông sản biến động mạnh, thời gian nhận hàng từ nhà cung cấp ổn định. Khắc phục hạn chế về chất lượng sản phẩm không đồng đều do thu mua nhiều nơi sản xuất. Đồng
thời giữ uy tín với khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh giữa các công ty xuất khẩu hàng nông sản khác.
Cách thức thực hiện
Cần chọn lọc cho công tác thu mua hàng hoá với những nhà cung ứng có uy tín và chất lượng, giao hàng đúng thời hạn, đạt yêu cầu, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, việc ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị cung ứng phải rõ ràng và dài hạn.
Cần có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa người sản xuất và nhà xuất khẩu để cả hoạt động sản xuất và xuất khẩu đều ổn định, mang tính chiến lược lâu dài. Ký kết hợp đồng theo từng thời điểm, giữa nhà cung cấp và công ty có quan hệ chặt chẽ, cập nhật thông tin giá cả liên tục.
Cần hướng dẫn, quy định các chỉ số về chất lượng, các khâu trung gian cho nhà cung cấp tránh tình trạng chất lượng không đồng đều, theo dõi tình hình trong khâu chuẩn bị hàng, kiểm tra thường xuyên để kịp thời sửa đổi. Không thu mua nhiều nơi sản xuất, lựa chọn nhà sản xuất có khả năng cung cấp hàng hoá với doanh số trung bình của công ty.
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: Điều mà mọi khách hàng đều mong muốn là nhận được một lô hàng đúng số lượng và chất lượng cho nên việc kiểm tra hàng hóa giúp cho mọi người tránh được thiệt hại. Do vậy:
+ Công ty cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật kho bãi để đảm bảo hàng hóa không bị ẩm mốc, hư hỏng do đây là hàng nông sản. Thuê kho bãi theo mùa vụ, tránh được tình trang để trống kho, lãng phí nguồn tài nguyên của công ty. Nên ký kết hợp đồng với các chủ kho bãi. Nhằm hạn chế chi phí tái chế biến và đảm bảo chất lượng khi xuất khẩu.
+ Phải kiểm tra quy cách, phẩm chất của hàng hóa, màu sắc, cách đóng gói,... xem có phù hợp với điều khoản đã ký kết trong hợp đồng chưa trước khi xuất hàng.
Ngoài các ràng buộc trong hợp đồng, công ty cần có những khuyến khích đối với các nhà cung cấp nguồn hàng như thưởng khi giao hàng đúng hạn, kịp thời…
Khắc phục được tình trạng giá cả hàng hoá nông sản biến động mạnh. Chất lượng sản phẩm đồng đều hơn. Tạo uy tín tốt với khách hàng và nâng cao được lợi thế cạnh tranh với các công ty xuất khẩu hàng nông sản khác.