Phát triển bền vững làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 36)

5. Bố cục luận văn

1.1.6. Phát triển bền vững làng nghề

1.1.6.1. Khái niệm

Xuất phát từ khái niệm phát triển bền vững chung có thể đƣa ra khái niệm phát triển bền vững làng nghề. Khái niệm này đƣợc đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về phát triển bền vững của đất nƣớc và mang yếu tố đặc thù

của các làng nghề. Theo đó “Phát triển bền vững làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả cao trong các làng nghề, gắn liền với việc khai thác hợp lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như là đảm bảo những đòi hỏi về ổn định, nâng cao đời sống, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn có làng nghề”.

1.1.6.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của làng nghề

Để đảm bảo việc phát triển bền vững làng nghề phải đảm bảo việc duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề bao gồm:

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của làng nghề: quy mô, tốc độ gia tăng giá trị sản lƣợng, trình độ công nghệ, giải quyết đƣợc lao động việc làm, thay đổi thu nhập bình quân đầu ngƣời,…

- Duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của các làng nghề. Khả năng cạnh tranh nói lên tính chất vƣợt trội trong quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh nhƣ môi trƣờng pháp lý và hành chính, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ sản xuất, thị trƣờng, nguồn nhân lực, đặc điểm sản phẩm.

- Đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng trong nội bộ làng nghề, không ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng chung. Để có thể duy trì tính bền vững trong các làng nghề thì phải luôn đặt sự phát triển của làng nghề với quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển các làng nghề trong khu vực.

Sự phát triển bền vững của làng nghề đƣợc xem xét trên 3 khía cạnh, đó là sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng.

a) Tiêu chí đánh giá bền vững về kinh tế

Có thể đánh giá sự bền vững về kinh tế thông qua các tiêu chí nhƣ: hiệu quả sản xuất kinh doanh, nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất, thị trƣờng đầu ra của sản phẩm, thu nhập từ làng nghề.

+ Tăng trƣởng sản lƣợng

Sự tăng trƣởng sản lƣợng phản ánh sự tăng trƣởng quy mô sản xuất của làng nghề. Đó chính là sự tăng lên không ngừng qua các năm về số lƣợng sản phẩm của mỗi làng nghề. Có nhƣ vậy mới thể hiện đƣợc rằng số lƣợng sản phẩm từ làng nghề vẫn đang đƣợc duy trì và phát triển.

+ Chất lƣợng sản phẩm

Chất lƣợng sản phẩm là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề. Sản phẩm từ làng nghề phần lớn là những sản phẩm thủ công, tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ…đều cần phải đảm bảo chất lƣợng cao nếu không sẽ khó thu hút đƣợc khách hàng. Chất lƣợng sản phẩm thu hút khách hàng là yếu tố quyết định tính bền vững của làng nghề. Nếu các làng nghề cứ sản xuất ồ ạt, chỉ chú trọng đến quy mô mà không quan tâm đầu tƣ cho chất lƣợng sản phẩm thì sớm hay muộn cũng sẽ bị loại dần ra khỏi thị trƣờng. Vì vậy không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng chính là một nhân tố đảm bảo cho các làng nghề phát triển một cách bền vững.

+ Thị trƣờng đầu ra của sản phẩm

Thị trƣờng đầu ra quyết định chỗ đứng cửa sản phẩm trên thƣơng trƣờng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay thì các làng nghề phải tự tìm kiếm thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm của mình, tích cực quảng bá mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Nhƣ vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi làng nghề phải tự xây dựng cho mình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định, không ngừng tìm kiếm thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài. Có làm vậy thì sự phát triển của làng nghề mới đảm bảo đƣợc tính bền vững.

Năng suất lao động, nguồn thu nhập từ làng nghề cũng là một yếu tố tạo nên sự bền vững về kinh tế. Nguồn thu nhập thể hiện khả năng đóng góp của làng nghề vào giá trị sản xuất của địa phƣơng cũng nhƣ là nguồn thu nhập cho lao động trong làng nghề. Thu nhập từ làm nghề đóng góp vào thu nhập chung của hộ gia đình làm nghề góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Thu nhập của lao động làm nghề cũng là một chỉ tiêu quan trọng để ngƣời lao động xác định lựa chọn nghề. Nếu mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động đủ đảm bảo trang trải cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của ngƣời lao động cũng nhƣ gia đình họ, đồng thời mức thu nhập đó nếu cao hơn mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì ngƣời lao động sẽ chọn làm nghề và gắn bó hơn với nghề.

+ Phòng ngừa rủi ro thu nhập

Lĩnh vực phòng ngừa rủi ro thu nhập đƣợc xem là yếu tố cần thiết đảm bảo sự bền vững về thu nhập. Sự bền vững về thu nhập quyết định đến mọi mặt đời sống của ngƣời dân. Thu nhập ổn định để đảm bảo đời sống là mong ƣớc của ngƣời dân và toàn bộ xã hội. Lĩnh vực phòng ngừa rủi ro thu nhập đang là lĩnh vực yếu nhất ở khu vực nông thôn do tỷ lệ sống ở khu vực kinh tế phi kết cấu cao (97%), sự che phủ của hệ thống an sinh phòng ngừa rủi ro nhƣ: Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp (vật nuôi, cây trồng) còn rất thấp. Mở rộng độ che phủ của các hình thức an sinh xã hội này là giải pháp căn bản phòng ngừa rủi ro thu nhập đối với ngƣời dân địa phƣơng

b) Tiêu chí đánh giá bền vững về xã hội

Tính bền vững về xã hội thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ: giải quyết việc làm, sử dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi ở nông thôn; tỷ lệ lao động qua đào tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phƣơng, độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội nhƣ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Sự phát triển của làng nghề có đảm bảo đƣợc tính bền vững hay không phụ thuộc vào khả năng giải quyết việc làm của làng nghề, trƣớc hết là giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động địa phƣơng. Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ cao, tình trạng thất nghiệp thấp nhƣng tình trạng thiếu việc làm cao. Tạo việc làm cho lao động nông thôn góp phần sử dụng hiệu quả thời gian rảnh rỗi, tạo việc làm tại chỗ “ly nông bất ly hƣơng” góp phần ổn đời sống cho ngƣời dân và kinh tế xã hội địa phƣơng.

Tỷ lệ thất nghiệp, thời gian lao động nhàn rỗi,… phản ánh là các chỉ tiêu phản ánh khả năng giải quyết việc làm tại làng nghề.

+ Giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phƣơng

Sản phẩm làng nghề gắn liền đặc trƣng văn hóa của các vùng, miền. Nói cách khác sản phẩm làng nghề phản ánh những nét văn hóa đặc trƣng của địa phƣơng. Việc phát triển làng nghề, phát huy các sản phẩm truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phƣơng.

Mức độ lan tỏa của các làng nghề, tỷ lệ hộ tham gia làm nghề phản ánh quy mô và xu thế phát triển của làng nghề.

Sự phát triển bền vững của làng nghề ngoài việc tạo điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phƣơng, tôn vinh giá trị truyền thống trong phong tục tập quán thì nó cũng cần phải đƣợc chú ý thay đổi linh hoạt đối với sự phát triển làng nghề nếu cần thiết. Ví dụ nhƣ nếu những hoạt động có thể dùng máy móc thay thế thì không cần thiết phải hoạt động thủ công nữa. Điều đó sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí và phát triển bền vững.

+ Độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội

Độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội đảm bảo phúc lợi xã hội ngƣời lao động đƣợc hƣởng. Xã hội càng phát triển độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội càng cao. Các hình thức bảo hiểm nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.

c). Tiêu chí đánh giá bền vững về môi trường

- Ô nhiễm không khí: Môi trƣờng lao động ảnh hƣởng đến hoạt động sinh lí, sức khỏe bệnh tật của ngƣời lao động. Ô nhiễm không khí ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời lao động và cƣ dân địa phƣơng. Ô nhiễm không khí sẽ ảnh hƣởng đến năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Mặt khác, ô nhiễm không khí cũng sẽ lan tỏa gây ô nhiễm các khu vực lân cận, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.

- Ô nhiễm tiếng ồn:Ô nhiễm tiếng ồn trong môi trƣờng lao động là một vấn đề có ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe ngƣời lao động trong các làng nghề. (Giới hạn cho phép ở Việt Nam là 90 dBA (ở các nước phát triển chỉ cho phép 85 dBA). Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra các bệnh nhƣ gây mệt mỏi thính lực, có khi gây điếc, đau tai, mất thăng bằng, dễ giật mình, mất ngủ, loét dạ giày, tăng huyết áp, hay cáu giận…

- Ô nhiễm nguồn nƣớc: Ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống ngƣời dân và môi trƣờng xung quanh. Phổ biến và khó kiểm soát nhất là nƣớc thải ở các hộ gia đình chế biến lƣơng thực, thực phẩm. Các chỉ tiêu hóa học đo lƣờng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải nhƣ: Độ kiềm toàn phần; Độ cứng của nƣớc; Hàm lƣợng oxigen hòa tan (DO); Nhu cầu oxigen hóa học (COD: là lƣợng oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nƣớc. Chất oxi hóa thƣờng dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán đƣợc qui đổi về lƣợng oxigen tƣơng ứng); Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD: là lƣợng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nƣớc phân hủy các chất hữu cơ. dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nƣớc); độ pH, độ đục, tổng hàm lƣợng chất rắn (TS); Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (SS)…

Ô nhiễm nguồn nƣớc làm giảm chất lƣợng đất, suy giảm các nguồn lợi thủy sinh và đồng thời làm giảm chất lƣợng nguồn nƣớc kể cả nguồn nƣớc mặt lẫn nƣớc ngầm. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sẽ gây ra những bệnh ngoài da,

bệnh đƣờng ruột, đau mắt hột,… ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe ngƣời lao động.

1.1.6.3. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững làng nghề

Trên cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững đƣợc hình thành trên 3 cực: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nƣớc về đánh giá phát triển bền vững và đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề, trong khuôn khổ thời gian và kinh phí hạn hẹp đề tài xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vừng làng nghề vùng nghiên cứu trên 3 lĩnh vực tƣơng ứng.

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển bền vững làng nghề vùng nghiên cứu

Stt Chỉ tiêu Đvt

A Các chỉ tiêu về kinh tế

1 Thu nhập bình quân/ nhân khẩu so với chuẩn cận nghèo hiện hành Đồng/ tháng

2 Mức giảm chi phí năng lƣợng/sản phẩm %

3 Tỷ lệ tái tạo năng lƣợng trong cơ cấu sử dụng năng lƣợng % 4 Mức tăng giá bán hàng hóa (% so với tháng 12 năm trước) %

B Các chỉ tiêu về xã hội

5 Tỷ lệ hộ nghèo %

6 Tỷ lệ thất nghiệp %

7 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo % 8 Số thuê bao internet (Số thuê bao/100 dân) Thuê

bao 9 Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo

hiểm thất nghiệp (%)

%

10 Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép (%)

%

11 Tỷ lệ xử lý chất thải rắn, nƣớc thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng (%)

%

12 Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng (%)

%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp - phụ lục 3)

Kết quả thu thập sau đó sẽ đƣợc so sánh với các quy định hiện hành phản ánh mức độ phát triển bền vững làng nghề vùng nghiên cứu.

1.1.7. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững làng nghề trong giai đoạn hiện nay

Phát triển bền vững làng nghề là chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn nói riêng và phát triển đất nƣớc nói chung hiện nay.

Các chủ trƣơng chính sách đều hƣớng tới tạo hành lang pháp lý vững chắc, làm nền tảng để phát triển làng nghề nhằm giải quyết việc làm tại chỗ “ly nông bất ly hƣơng” tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho lao động nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tƣ số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 quy định rõ các tiêu chuẩn công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Đây là căn cứ phân cấp để nhà nƣớc tiếp tục đầu tƣ hỗ trợ cho làng nghề.

Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 Phê duyệt Chiến lƣợc Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ phát triển bền vững trên 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng trong đó: “Phát triển bền vững các làng nghề. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, đặc biệt là ứng dụng công

nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lƣợng cao”.

Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg Ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó có việc: “…Quy hoạch phát triển làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý đủ sức cạnh tranh, thích hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phƣơng; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các làng nghề; hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; yêu cầu các thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn phải đầu tƣ đồng bộ hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải, khí thải, bảo vệ môi trƣờng…”.

Chính phủ ban hành Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững. Quy hoạch bao gồm 3 lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa xã hội và môi trƣờng.

Tóm lại: Phát triển bền vững làng nghề là là chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn các năm tiếp theo. Phát triển bền vững làng nghề luôn đƣợc đặt trong quy hoạch chung phát triển bền vững quốc gia trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề

1.2.1. Kinh nghi m phát tri n b n vng làng ngh m t s

nư ớ c trên thế gi i

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)