Nhóm giải pháp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 104)

5. Bố cục luận văn

4.3.2. Nhóm giải pháp xã hội

4.3.2.1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp tại các làng nghề

Giảm nghèo tiêu chí đánh giá quan trọng trong phát triển bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong các làng nghề của huyện ở mức thấp và chủ

mở rộng sự lan tỏa của làng nghề vừa tăng sức cạnh tranh vừa góp phần giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, giảm thất nghiệp cho cộng đồng địa phƣơng.

Trƣớc mắt, cần thực thi nhiều chính sách chuyên biệt hỗ trợ hộ nghèo. Tiến hành điều tra bình xét phân loại hộ nghèo theo các quy định hiện hành. Phát động và hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn ƣu đãi phát triển sản xuất, đƣợc dạy nghề, chuyển giao khoa học kĩ thuật,… Từng bƣớc đời sống của các hộ nghèo đƣợc cải thiện, vƣơn lên thoát nghèo.

Thực thi các chính sách ƣu đãi giải quyết việc làm đối với cá nhân hộ gia đình thất nghiệp, thiếu việc làm. Tích cực tuyên truyền, giới thiệu việc làm, vay vốn giải quyết việc làm,…

Tăng cƣờng các hình thức bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo và cận nghèo nhƣ hỗ trợ về y tế, về giáo dục đào tạo, về trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện…

Giảm nghèo và giải quyết việc làm là một lĩnh vực rộng đòi hỏi phải thực thi đồng bộ cùng lúc nhiều gói giải pháp. Giảm nghèo là kết quả của tổng hòa tất cả các giải pháp kinh tế - xã hội.

4.3.2.2. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chủ trƣơng của Đảng, chính sách của nhà nƣớc là phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đề án 1956 đã đƣợc triển khai sâu rộng trên toàn quốc, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn.

Tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện, có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng ký hoạt động dạy các nghề mới phù hợp với địa phƣơng và phục vụ cho xuất khẩu lao động.

Tiếp tục đầu tƣ xây dựng, nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo ngày càng tăng nhằm đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lƣợng cao.

Coi trọng nâng cao trình độ của ngƣời lao động, thực hiện các biện pháp bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ mới; đồng thời phát huy thế

Đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhƣng tỷ lệ thiếu việc làm rất cao (Khoảng 12,24%), độ che phủ của hệ thống hiểm xã hội còn thấp tạo ra sự bấp bênh trong cuộc sống ngƣời dân. Do vậy việc đào tạo nghề nhằm nâng cao khả năng làm việc của lao động nông thôn, tiếp cận khoa học công nghệ mới, tận dụng quỹ thời gian rảnh rỗi tăng thu nhập gia đình, cải thiện cuộc sống và góp phần đóng góp cho xã hội.

Để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thực thi hàng loạt các chính sách một cách tổng thể từ công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nghề nông nghiệp tăng dần tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo nghề gắn liền với quy hoạch nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng cƣờng mối liên kết 4 nhà “Nhà nƣớc-Nhà Doanh nghiệp-Nhà trƣờng-Nhà nông” nhằm xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Ngoài ra cần phải thực thi đồng bộ hàng loạt các chính sách khác để hỗ trợ ngƣời học trƣớc, trong và sau khi đào tạo.

4.3.2.3. Mở rộng độ che phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Độ che phủ của các hệ thống bảo hiểm xã hội là chìa khóa thúc đẩy bảo trợ xã hội. “BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không đƣợc sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho ngƣời lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.

Tiềm năng phát triển các hình thức tham gia bảo hiểm của lao động nông thôn làng nghề huyện Phú lƣơng là rất lớn do số hộ có thu nhập trung bình trở lên chiếm tới 92,11% lao động. Với tỷ lệ lớn nhƣ vậy đây là nguồn cầu cực lớn

Mặt khác số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lao động chính chƣa tham gia có nguyện vọng tham gia rất lớn (78,34% đối với bảo hiểm xã hội và 91,17% đối với bảo hiểm y tế). Lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nông nghiệp chƣa đƣợc triển khai tại địa phƣơng.

Các giải pháp cần thiết là: Mở rộng phổ biến chính sách bảo hiểm cho lao động nông thôn làng nghề. Hình thức phổ biến tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội nên gắn liền với các tổ chức hiệp hội, đoàn thể. Mở các lớp bồi dƣỡng đối tƣợng là các Chi hội trƣởng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Trƣởng thôn, Trƣởng bản để tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Điều chỉnh phƣơng thức thu, mức thu phí bảo hiểm phù hợp với thu nhập của lao động nông thôn: Giải pháp thiết thực là mở rộng mạng lƣới cấp phát bảo hiểm y tế, phát triển mô hình đại lý cấp phát BHYT đến tận thôn bản. Phát triển ngƣời tham gia thông qua hình thức thƣơng mại hóa công đoạn phát hành và sử dụng ngân sách nhà nƣớc để chi trả. Theo quy định hiện hành của BHXH tự nguyện thì cơ chế đóng phí đƣợc thực hiện hàng tháng. Đặc thù cơ bản của lao động nông thôn là thu nhập theo mùa vụ, phần lớn nhu cầu là đóng góp theo quý hoặc 6 tháng.

4.3.3. Nhóm giải pháp môi trường

4.3.3.1. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát môi trường

Tiến hành thƣờng xuyên và đồng bộ hoạt động đánh giá tác động môi trƣờng theo các tiêu chí hiện hành. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động ảnh hƣởng và gây ô nhiễm môi trƣờng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các nguồn thải ra môi trƣờng của các cơ sở sản xuất và làng nghề; kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hệ thống xử lý chất thải các làng nghề, cụm làng nghề đang hoạt động, kịp thời phát hiện và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng sức khoẻ ngƣời lao động và cộng đồng dân cƣ.

nhiễm môi trƣờng và tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trƣờng đối với đời sống dân cƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, tivi, hệ thống truyền thanh ở các địa phƣơng để tuyền truyền rộng rãi đến tận các xã, các làng nghề. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

4.3.3.2. Đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý rác thải và nước thải

Quản lý nhà nƣớc đóng vai trò then chốt trong các hoạt động công ích và vệ sinh môi trƣờng. Chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng đầu tƣ, mở rộng quy mô và chất lƣợng thu gom và xử lý rác thải. Xây dựng và quy hoạch các khu chứa chuyên biệt, tuyên truyền phân loại rác thải trƣớc xử lý, đầu tƣ các dây chuyền công nghệ hiện đại để xử lý rác thải.

Số liệu phỏng vấn sâu cho thấy hoạt động thu gom và xử lý rác thải tại địa bàn đã đƣợc triển khai sâu rộng tới tất cả các làng nghề thông qua các hợp tác xã môi trƣờng. Tuy nhiên tần suất thu gom một số nơi rất thấp do kinh phí đầu tƣ còn hạn chế (2-3 lần /tuần) do vậy gây tác động ô nhiễm ngƣợc trở lại.

Quản lý chặt các nguồn xả thải, nghiêm cấm xả thải bừa bãi, tiếp tục đầu tƣ xây dựng hệ thống cống rãnh, đầu tƣ kinh phí xử lý nƣớc thải.

Xã hội càng phát triển tỷ lệ thuận với ô nhiễm ngày càng tăng, phát triển bền vững gắn liền với khái niệm phát triển xanh, sạch và bảo tồn các nguồn tài nguyên. Các hoạt động thu gom và xử lý cần đƣợc tiến hành và duy trì thƣờng xuyên và đầu tƣ thỏa đáng góp phần hạn chế ô nhiễm, sử dụng hài hòa các nguồn lực trong công cuộc phát triển kinh tế địa phƣơng.

4.3.3.3. Xã hội hóa công tác xử lý vệ sinh môi trường

Thực trạng chung hiện nay là hoạt động quản lý và xử lý vệ sinh môi trƣờng phần lớn do các đơn vị hoạt động công ích đảm nhận. Tuy nhiên do kinh phí ngân sách nhà nƣớc hạn hẹp và khối lƣợng phế thải ngày càng tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của các làng nghề thì khả năng đáp ứng của các đơn vị công ích ngày càng hạn chế.

đến từng làng nghề, xóm, bản. Khuyến khích thành lập các hợp tác xã mới, đẩy mạnh hỗ trợ đầu tƣ vốn, công nghệ. Tuyên truyền phân loại rác thải, kết hợp xử lý hiện đại với các phƣơng pháp truyền thống nhƣ đốt, chôn lấp … để đạt hiệu quả xử lý tốt nhất.

Ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ xã hội hóa công tác xử lý vệ sinh môi trƣờng: Cơ chế thu phí, mức thu, mức sử dụng tái đầu tƣ để khuyến khích xã hội hóa hoạt động này. Xây dựng và thực hiện các quy ƣớc, hƣơng ƣớc, cam kết về bảo vệ môi trƣờng trong làng nghề. Việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm xã hôi này dựa trên ý chí, nguyện vọng, sự tự nguyện thỏa thuận và cũng là quy tắc xử sự chung, áp dụng cho mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng dân cƣ trên địa bàn.

Làng nghề càng phát triển thì tốc độ ô nhiễm ngày càng tăng, xã hội hóa hoạt động xử lý môi trƣờng là giải pháp đúng đắn và bền vững để giải quyết tận gốc ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Đối với tỉnh Thái Nguyên

Đầu tƣ kinh phí lập quy hoạch mở rộng, đầu tƣ hạ tầng cơ sở, hình thành các cụm công nghiệp, cụm làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lƣơng.

Cải tiến thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, xây dựng chính sách cán bộ hợp lý, để có đủ số lƣợng với chất lƣợng đảm bảo thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, đầu tƣ xây dựng, và các lĩnh vực liên quan.

4.4.2. Đối với huyện Phú Lương

Tăng cƣờng sự chỉ đạo quản lý nhà nƣớc của UBND Huyện đối với làng nghề, bổ sung cán bộ chuyên trách và tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý trật tự đô thị, môi trƣờng.

Tăng cƣờng vai trò của các cấp chính quyền cơ sở đối với các làng nghề, các doanh nghiệp, hộ sản xuất.

Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề, xây dựng nếp sống văn hóa mới, văn minh làng nghề.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trong trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sản phẩm của các làng nghề trong nƣớc vẫn chƣa thể cạnh tranh đƣợc với sản phẩm trên thế giới. Số lƣợng sản phầm làng nghề có thƣơng hiệu nổi tiếng còn khiêm tốn do chất lƣợng các sản phẩm chƣa cao nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu.

Phát triển bền vững làng nghề là chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó chỉ rõ: “Quy hoạch phát triển làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, ….hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ”; Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030. Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững.

Phú Lƣơng là huyện miền núi nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95km2. Quy mô hết năm 2014 có 27 làng nghề đã đƣợc công nhận. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhƣng tỷ lệ thiếu việc làm rất cao (Khoảng19,% thời gian rảnh rỗi) lên đến 12,24%, độ che phủ của hệ thống hiểm xã hội còn thấp tạo ra sự bấp bênh trong cuộc sống

Trong bối cảnh đó, với kinh phí và ngân sách có hạn, đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về làng nghề , phát triển bền vững làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

2. Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình tại các làng nghề theo khía cạnh bền vững. Sử dụng thang đo Likert Scale khảo sát đối tƣợng nghiên cứu có gắn với phân tích bằng phần mềm SPSS, ứng dụng công cụ SWOT phân tích các cơ hội và thách thức để phát triển bền vững các làng nghề tại địa bàn nghiên cứu.

3. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các làng nghề tại huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên, các giải pháp đƣợc xây dựng có tính mở có thể ứng dụng trong thực tiễn đối với các địa phƣơng khác trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo chúng tôi để phát triển bền vững làng nghề huyện Phú Lƣơng cần tập trung giải quyết đồng bộ các giải pháp để cải thiện 3 cực của phát triển bền vững đó là: Kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trƣờng. Các giải pháp thực thi cần đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trƣờng, mở rộng độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội tới mọi tầng lớp dân cƣ.

Phát triển bền vững làng nghề, cải thiện đời sống ngƣời dân, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc là mục tiêu của xã hội hiện đại. Hƣớng tới xã hội mà mọi ngƣời mong mỏi là :Công bằng, dân chủ, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

1. Bạch thị Lan Anh (2011), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ- Luận án Tiến sĩ kinh tế/ Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội (2009), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2008.

3. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội (2010), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009/2010.

4. Bộ Nông nghiệp&PTNT Quyết định 2636/QĐ-BNN ngày 31/10/2011 về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5. Chi cục thống kê huyện Phú Lƣơng (2012,2013,2014), Niên giám thống kê.

6. Triệu Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế/Đại học Kinh tế Quốc Dân.

7. Đào Hữu Hồ (2006), Thống kê xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 8. Trƣơng Quang Học, Phát triển bền vững - Chiến lược phát triển toàn cầu

thếkỷXXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Phòng kinh tế hạ tầng huyện Phú Lương (2014) Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXII

10.Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân - Bộ môn Lý thuyết thống kê (1996),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)