5. Bố cục luận văn
3.3.4. Đánh giá chung
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã thu thập đƣợc, để thấy rõ mức độ phát triển bền vững làng nghề huyện Phú Lƣơng, đề tài tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu với các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững làng nghề đã đƣợc thu thập và tổng hợp.
Bảng 3.20: Đánh giá mức độ phát triển bền vững làng nghề vùng nghiên cứu Stt Chỉ tiêu Đvt Kết quả nghiên cứu Quy hoạch 2015 Quy hoạch 2020 A Các chỉ tiêu về kinh tế
1 Thu nhập bình quân/ nhân khẩu so với chuẩn cận nghèo hiện hành
Đồng/
tháng 804.500 đ <520.000đ - 2 Mức giảm chi phí năng lƣợng/sản phẩm % 1,08 2,5-3%/năm 2,5-3%/năm 3 Tỷ lệ tái tạo năng lƣợng trong cơ cấu sử
dụng năng lƣợng % 1,00 4%/ năm 5%/năm
4 Mức tăng giá bán hàng hóa (% so với
tháng 12 năm trước) % 7,14 <10 <5 B Các chỉ tiêu về xã hội 5 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,58% Năm 2010 10%, giảm bình quân 1,5-2% Năm 2010 10%, giảm bình quân 1,5-2% 6 Tỷ lệ thất nghiệp % 0,47 <3,00 <3,00
7 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo % 30,77 55 >70
8 Số thuê bao internet (Số thuê bao/100 dân) 3,19 8,5 (Băng thôngrộng)
20 (Băng thôngrộng) 9
Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%) XH:6,99 YT:43,51 TN:6,99 XH: 38 Y tế: 75 TN: 73 XH: 51 Y tế: 80 TN: 84,5
C Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trƣờng
10
Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép (%)
% 1,85 - -
11
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn, nƣớc thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng (%)
% 96,23 60 70
12
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng (%)
Về mặt kinh tế: Các hộ gia đình làng nghề đã cho thấy lợi thế hơn hẳn
các hộ không sản xuất. Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế đều đạt mức phát triển bền vững so với hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá. Tuy nhiên bản thân nội tại làng nghề vẫn còn số hộ nghèo và cận nghèo. Mở rộng độ che phủ của làng nghề là một trong những giải pháp giảng nghèo tại địa phƣơng.
Về mặt xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo nằm trong khoảng cho phép, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế chỉ bằng khoảng 55% so với mức chỉ tiêu, tỷ lệ sử dụng internet khá thấp. Độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế. Để củng cố mức độ bền vững của yếu tố này cần tập trung củng cố các chỉ tiêu nêu trên bằng các nhóm giải pháp nhƣ: Mở rộng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở rộng sự tham gia của ngƣời dân đối với hệ thống bảo hiểm hiện hành.
Về mặt tài nguyên môi trƣờng: Lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng quyết định mức độ phát triển bền vững theo hƣớng xanh, sạch. Đặc thù cơ bản của các làng nghề huyện Phú Lƣơng là phần lớn là làng nghề nông nghiệp (sản xuất chè) do vậy nếu quy hoạch và quản lý tốt việc phát triển làng nghề không làm tổn hại môi trƣờng mà còn góp phần bảo vệ môi trƣờng. Các chỉ tiêu về môi trƣờng đều đạt mức cho phép và nằm trong khoảng các chỉ tiêu giám sát. Tuy nhiên cần đẩy mạnh việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhƣ tăng cƣờng thu gom chế biến rác thải trong các làng nghề vùng nghiên cứu.
Thông qua các số kết quả nghiên cứu trên, có thể khái quát hóa một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển làng nghề huyện Phú Lƣơng nhƣ sau:
Bảng 3.21: Phân tích SWOT phát triển bền vững làng nghề vùng nghiên cứu
Điểm mạnh
- Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi
- Sản phẩm làng nghề có lịch sử lâu đời gắn liền với điều kiện Tự nhiên- Kinh tế xã hội của huyện.
- Một số sản phẩm của làng nghề có uy tín tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện. - Có lực lƣợng lao động với truyền thống nghề lâu đời
Điểm yếu
- Nguồn lao động qua đào tạo thấp. - Luôn thiếu vốn sản xuất kinh doanh hạn chế khả năng phát triển.
- Cán bộ quản lý cấp cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
- Độ che phủ của các hình thức bảo hiểm còn thấp
- Hoạt động kiểm tra giám sát lĩnh vực môi trƣờng còn yếu.
Cơ hội
- Phát triển làng nghề là chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc.
- Các chƣơng trình phát triển kinh tế địa phƣơng đƣợc quy hoạch hƣớng tới phát triển làng nghề.
- Hội nhập kinh tế thế giới , gia nhập WTO thuận lợi để quảng bá và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm
Thách thức
- Thị trƣờng tiêu thụ nhỏ hẹp, cạnh tranh gay gắt.
- Mở rộng sản xuất đi đôi nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng.
- Thu nhập của lao động nông thôn còn thấp dẫn đến việc đầu tƣ phát triển chƣa cao.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực sản xuất, đời sống.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ