Đánh giá chung về việc phát triển các làng nghề tại huyện Phú Lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 94)

5. Bố cục luận văn

3.3. Đánh giá chung về việc phát triển các làng nghề tại huyện Phú Lƣơng

tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Một số ưu điểm chính

đã có nhiều cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh và xúc tiến đầu tƣ góp phần phát triển làng nghề tại địa phƣơng.

Chính quyền địa phƣơng đã chú trọng triển khai nhiều gói giải pháp song song nhƣ: tiến hành quy hoạch cụm làng nghề, xúc tiến thƣơng mại, xức tiến đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhiều biện pháp hỗ trợ khác giúp làng nghề phát triển.

Làng nghề huyện Phú Lƣơng đa dạng, phong phú và một số làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời và gắn chặt với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng. Các sản phẩm của làng nghề ngày càng củng cố đƣợc thƣơng hiệu trong nƣớc và từng bƣớc vƣơn ra thị trƣờng quốc tế.

Các hoạt động thu gom và xử lý rác thải đã đƣợc triển khai sâu rộng tới tất cả các làng nghề thông qua hệ thống các hợp tác xã dịch vụ môi trƣờng. Công tác kiểm tra giám sát môi trƣờng đã đƣợc chú trọng.

3.3.2. Hạn chế

Sản phẩm làng nghề chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu hàng hóa mạnh, mức độ lan tỏa chƣa cao và chƣa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Làng nghề chƣa đƣợc đầu tƣ chiều sâu, quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, chủ yếu theo hộ gia đình, thiết bị sản xuất đơn giản mang tính thủ công, khối lƣợng sản phẩm chƣa nhiều, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chƣa ổn định, chƣa tạo sự bứt phá trong sản xuất hàng hóa.

Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề; thu hút đầu tƣ hạ tầng, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề còn kéo dài, gây lãng phí. Việc đầu tƣ dự án chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp thuê đất tự thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng và đầu tƣ xây dựng.

3.3.3. Nguyên nhân

Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm, tốc độ tăng trƣởng thấp ảnh hƣởng đến Việt Nam nói chung và tất cả các địa phƣơng trong nƣớc trong đó có huyện Phú Lƣơng. Ngoài ra chính sách Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp - TTCN chƣa đồng bộ đã ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ và phát triển công nghiệp - TTCN, làng nghề trên địa bàn.

Công tác, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở cấp cơ sở một số nơi còn hạn chế, chƣa quyết liệt, tập trung và chƣa có nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất làng nghề.

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, làng nghề còn hạn chế. Vai trò trợ giúp, hƣớng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nƣớc chƣa đƣợc phát huy hiệu quả. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp chƣa đủ mạnh, vốn đầu tƣ của các hộ sản xuất kinh doanh còn thiếu, nguồn vốn cho vay đầu tƣ của các tổ chức ngân hàng thƣơng mại chƣa đủ đáp ứng yêu cầu.

Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là đào tạo theo hình thức truyền nghề phổ thông ngắn ngày.

Độ che phủ của các hình thức bảo hiểm xã hội còn thấp, hoạt động tuyên truyền mở rộng sự tham gia của ngƣời dân chƣa cao.

3.3.4. Đánh giá chung

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã thu thập đƣợc, để thấy rõ mức độ phát triển bền vững làng nghề huyện Phú Lƣơng, đề tài tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu với các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững làng nghề đã đƣợc thu thập và tổng hợp.

Bảng 3.20: Đánh giá mức độ phát triển bền vững làng nghề vùng nghiên cứu Stt Chỉ tiêu Đvt Kết quả nghiên cứu Quy hoạch 2015 Quy hoạch 2020 A Các chỉ tiêu về kinh tế

1 Thu nhập bình quân/ nhân khẩu so với chuẩn cận nghèo hiện hành

Đồng/

tháng 804.500 đ <520.000đ - 2 Mức giảm chi phí năng lƣợng/sản phẩm % 1,08 2,5-3%/năm 2,5-3%/năm 3 Tỷ lệ tái tạo năng lƣợng trong cơ cấu sử

dụng năng lƣợng % 1,00 4%/ năm 5%/năm

4 Mức tăng giá bán hàng hóa (% so với

tháng 12 năm trước) % 7,14 <10 <5 B Các chỉ tiêu về xã hội 5 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,58% Năm 2010 10%, giảm bình quân 1,5-2% Năm 2010 10%, giảm bình quân 1,5-2% 6 Tỷ lệ thất nghiệp % 0,47 <3,00 <3,00

7 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua

đào tạo % 30,77 55 >70

8 Số thuê bao internet (Số thuê bao/100 dân) 3,19 8,5 (Băng thôngrộng)

20 (Băng thôngrộng) 9

Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%) XH:6,99 YT:43,51 TN:6,99 XH: 38 Y tế: 75 TN: 73 XH: 51 Y tế: 80 TN: 84,5

C Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trƣờng

10

Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép (%)

% 1,85 - -

11

Tỷ lệ xử lý chất thải rắn, nƣớc thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng (%)

% 96,23 60 70

12

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng (%)

Về mặt kinh tế: Các hộ gia đình làng nghề đã cho thấy lợi thế hơn hẳn

các hộ không sản xuất. Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế đều đạt mức phát triển bền vững so với hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá. Tuy nhiên bản thân nội tại làng nghề vẫn còn số hộ nghèo và cận nghèo. Mở rộng độ che phủ của làng nghề là một trong những giải pháp giảng nghèo tại địa phƣơng.

Về mặt xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo nằm trong khoảng cho phép, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế chỉ bằng khoảng 55% so với mức chỉ tiêu, tỷ lệ sử dụng internet khá thấp. Độ che phủ của hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế. Để củng cố mức độ bền vững của yếu tố này cần tập trung củng cố các chỉ tiêu nêu trên bằng các nhóm giải pháp nhƣ: Mở rộng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở rộng sự tham gia của ngƣời dân đối với hệ thống bảo hiểm hiện hành.

Về mặt tài nguyên môi trƣờng: Lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng quyết định mức độ phát triển bền vững theo hƣớng xanh, sạch. Đặc thù cơ bản của các làng nghề huyện Phú Lƣơng là phần lớn là làng nghề nông nghiệp (sản xuất chè) do vậy nếu quy hoạch và quản lý tốt việc phát triển làng nghề không làm tổn hại môi trƣờng mà còn góp phần bảo vệ môi trƣờng. Các chỉ tiêu về môi trƣờng đều đạt mức cho phép và nằm trong khoảng các chỉ tiêu giám sát. Tuy nhiên cần đẩy mạnh việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhƣ tăng cƣờng thu gom chế biến rác thải trong các làng nghề vùng nghiên cứu.

Thông qua các số kết quả nghiên cứu trên, có thể khái quát hóa một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển làng nghề huyện Phú Lƣơng nhƣ sau:

Bảng 3.21: Phân tích SWOT phát triển bền vững làng nghề vùng nghiên cứu

Điểm mạnh

- Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi

- Sản phẩm làng nghề có lịch sử lâu đời gắn liền với điều kiện Tự nhiên- Kinh tế xã hội của huyện.

- Một số sản phẩm của làng nghề có uy tín tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.

- Cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện. - Có lực lƣợng lao động với truyền thống nghề lâu đời

Điểm yếu

- Nguồn lao động qua đào tạo thấp. - Luôn thiếu vốn sản xuất kinh doanh hạn chế khả năng phát triển.

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

- Độ che phủ của các hình thức bảo hiểm còn thấp

- Hoạt động kiểm tra giám sát lĩnh vực môi trƣờng còn yếu.

Cơ hội

- Phát triển làng nghề là chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc.

- Các chƣơng trình phát triển kinh tế địa phƣơng đƣợc quy hoạch hƣớng tới phát triển làng nghề.

- Hội nhập kinh tế thế giới , gia nhập WTO thuận lợi để quảng bá và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm

Thách thức

- Thị trƣờng tiêu thụ nhỏ hẹp, cạnh tranh gay gắt.

- Mở rộng sản xuất đi đôi nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng.

- Thu nhập của lao động nông thôn còn thấp dẫn đến việc đầu tƣ phát triển chƣa cao.

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực sản xuất, đời sống.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Phát triển bền vững làng nghề nhằm khai thác tối đa nội lực của các thành phần kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ và cải thiện đời sống cho lao động nông thôn và đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề huyện Phú Lƣơng bao gồm:

Bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề, ngànhnghề, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dẩn tỷ trọng nông nghiệp. Kết hợp yếutố truyền thống với hiện đại.

Phát triển bền vững làng nghề nhằm phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với quy hoạch chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển bền vững làng nghề phải thực hiện đồng đều nhất quán trên 3 mặt: Kết hợp phát triển kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.Đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và nông thôn.

Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế và đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh trong làng nghề.

Phát triển bền vững làng nghề phải gắn với hội nhập kinh tếquốc tế, góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam tới các nƣớc khác trên thế giới.

4.2. Định hƣớng phát triển bền vững làng nghề của huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công

Quy hoạch phát triển làng nghề, xây dựng các cụm làng nghề theo đặc điểm ngành nghề. Phát triển làng nghề theo hƣớng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề dựa trên cơ sở một số mô hình đã thực hiện từ đó củng cố, phát triển sang các làng nghề khác.

Phát triển bền vững làng nghề dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng làng nghề, địa phƣơng. Phát triển cơ sở hạ tầng theo hƣớng gắn liền quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Phát triển bền vững làng nghề phải đƣợc thống kê, giám sát, đánh giá trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trƣờng. Các chỉ tiêu đánh giá phải phù hợp với hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030.

Kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững làng nghề, vừa tăng năng suất, chất lƣợng vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực đồng thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng.

4.3. Một số giải pháp phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên

4.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế

4.3.1.1. M r ng th trư ờ ng tiêu th s n ph m và ngu n cung ng nguyên v t li u

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề đến thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trƣớc mắt, thành lập các tổ chức và có đầu tƣ thoả đáng cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trƣờng về sản phẩm của làng nghề trong và ngoài nƣớc. Mở rộng hệ thống thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin thị trƣờng, giá cả cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình.

hợp với nhu cầu của khách hàng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Mặt khác, tạo mọi điều kiện giới thiệu sản phẩm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ các ấn phẩm về nghề, làng nghề, phim ảnh truyền hình, quảng cáo, giúp các làng nghề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiêu thụ sản phẩm nhƣ nối mạng Internet để quảng cáo sản phẩm ra nƣớc ngoài.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất trong các làng nghề đƣợc xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình không qua khâu trung gian. Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng phạm vi quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu ở các làng nghề trong vùng để khuyến khích các cơ sở tìm kiếm thị trƣờng nƣớc ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm làng nghề.

Phát triển hợp lý hệ thống chợ làng nghề, xây dựng chợ làng nghề kết hợp với xây dựng các trung tâm thƣơng mại cụm xã để thúc đẩy sự giao lƣu hàng hoá đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất.

Liên kết giữa các cơ sở cùng nghề, cùng làng để hợp lực, nâng cao sức sạnh tranh của mỗi cơ sở.

Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc trong công tác quản lý thị trƣờng, chống hàng giả, trốn thuế, có chính sách hỗ trợ để khuyến khích và bảo vệ sản xuất cho các làng nghề.

4.3.1.2. Khuyến khích cải tiến sản xuất, kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại, chủ động nguồn vốn đầu tư

Đặc trƣng cơ bản của làng nghề là một số công đoạn và kỹ thuật quan trọng sử dụng kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, ƣu điểm là tạo ra những sản phẩm đặc trƣng cho từng vùng. Nhƣợc điểm là khó áp dụng đồng bộ máy móc để nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm.. Do vậy, đi đôi với việc sử dụng đôi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ cần hiện đại hoá công nghệ truyền thống bằng cách dùng máy móc trong các công đoạn sản xuất phù hợp.

- Nhà nƣớc tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề.

- Đa dạng hoá hình thức cho vay, linh hoạt định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cƣờng kiểm soát các nguồn vốn vay đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

- Mở rộng các hình thức tín dụng đƣợc pháp luật cho phép trong nông thôn, đồng thời có các chính sách, biện pháp bảo hiểm vốn, tài sản cho quỹ tín dụng.

4.3.1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường

Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giữ gìn thƣơng hiệu là một trong những vấn đề sống còn trong việc duy trì phát triển bền vững làng nghề. Trƣớc hết phải tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, tổ chức hội thảo tuyên truyền cho các hộ gia đình tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý làng nghề cần có những quy định, quy chế rõ ràng trong việc xử phạt những trƣờng hợp vi phạm để ngăn chặn. Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề cần không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo.

Song song với việc mở rộng thị trƣờng là sự đa dạng về nhu cầu đối với sản phẩm hàng hóa. Việc bắt kịp nhu cầu của thị hiếu khách hàng mở ra cơ hội mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và thu nhập cải thiện đời sống. Chính quyền thƣỡng xuyên có các hoạt động hỗ trợ nhƣ đào tạo, tập huấn, tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)