Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 104)

5. Bố cục luận văn

4.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế

4.3.1.1. M r ng th trư ờ ng tiêu th s n ph m và ngu n cung ng nguyên v t li u

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề đến thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trƣớc mắt, thành lập các tổ chức và có đầu tƣ thoả đáng cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trƣờng về sản phẩm của làng nghề trong và ngoài nƣớc. Mở rộng hệ thống thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin thị trƣờng, giá cả cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình.

hợp với nhu cầu của khách hàng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Mặt khác, tạo mọi điều kiện giới thiệu sản phẩm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ các ấn phẩm về nghề, làng nghề, phim ảnh truyền hình, quảng cáo, giúp các làng nghề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiêu thụ sản phẩm nhƣ nối mạng Internet để quảng cáo sản phẩm ra nƣớc ngoài.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất trong các làng nghề đƣợc xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình không qua khâu trung gian. Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, mở rộng phạm vi quỹ hỗ trợ xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu ở các làng nghề trong vùng để khuyến khích các cơ sở tìm kiếm thị trƣờng nƣớc ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm làng nghề.

Phát triển hợp lý hệ thống chợ làng nghề, xây dựng chợ làng nghề kết hợp với xây dựng các trung tâm thƣơng mại cụm xã để thúc đẩy sự giao lƣu hàng hoá đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất.

Liên kết giữa các cơ sở cùng nghề, cùng làng để hợp lực, nâng cao sức sạnh tranh của mỗi cơ sở.

Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc trong công tác quản lý thị trƣờng, chống hàng giả, trốn thuế, có chính sách hỗ trợ để khuyến khích và bảo vệ sản xuất cho các làng nghề.

4.3.1.2. Khuyến khích cải tiến sản xuất, kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại, chủ động nguồn vốn đầu tư

Đặc trƣng cơ bản của làng nghề là một số công đoạn và kỹ thuật quan trọng sử dụng kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, ƣu điểm là tạo ra những sản phẩm đặc trƣng cho từng vùng. Nhƣợc điểm là khó áp dụng đồng bộ máy móc để nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm.. Do vậy, đi đôi với việc sử dụng đôi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ cần hiện đại hoá công nghệ truyền thống bằng cách dùng máy móc trong các công đoạn sản xuất phù hợp.

- Nhà nƣớc tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề.

- Đa dạng hoá hình thức cho vay, linh hoạt định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cƣờng kiểm soát các nguồn vốn vay đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

- Mở rộng các hình thức tín dụng đƣợc pháp luật cho phép trong nông thôn, đồng thời có các chính sách, biện pháp bảo hiểm vốn, tài sản cho quỹ tín dụng.

4.3.1.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường

Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giữ gìn thƣơng hiệu là một trong những vấn đề sống còn trong việc duy trì phát triển bền vững làng nghề. Trƣớc hết phải tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, tổ chức hội thảo tuyên truyền cho các hộ gia đình tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý làng nghề cần có những quy định, quy chế rõ ràng trong việc xử phạt những trƣờng hợp vi phạm để ngăn chặn. Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề cần không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo.

Song song với việc mở rộng thị trƣờng là sự đa dạng về nhu cầu đối với sản phẩm hàng hóa. Việc bắt kịp nhu cầu của thị hiếu khách hàng mở ra cơ hội mở rộng sản xuất, tăng doanh thu và thu nhập cải thiện đời sống. Chính quyền thƣỡng xuyên có các hoạt động hỗ trợ nhƣ đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình để tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển cộng đồng địa phƣơng.

4.3.1.4. Mở rộng sự lan tỏa của làng nghề, khuyến khích hình thành các cụm làng nghề, xã nghề

Quy mô làng nghề có vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng sức cạnh tranh trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô làng nghề càng lớn thì

khả năng cạnh tranh càng cao và tăng cƣờng sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ.

Đặc điểm cơ bản của làng nghề huyện Phú Lƣơng là độ loãng còn lớn, số hộ không làm nghề đan xen chiếm tỷ lệ khá cao. Việc tuyên truyền đào tạo, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ các hộ làm nghề là giải pháp thu hút mở rộng sự lan tỏa của làng nghề.

Hình thành các cụm làng nghề tiến tới mở rộng quy mô xã nghề là xu hƣớng căn bản để mở rộng quy mô làng nghề. Các làng nghề trong cụm, xã thông thƣờng phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa và hỗ trợ lẫn nhau trong các khâu: Sản xuất, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Hình thành sự chuyên môn hóa trong các khâu của quá trình sản xuất là yếu tố quan trọng để mở rộng sản xuất và tăng cƣờng tính cạnh tranh trên thị trƣờng.

Chú trọng công tác quy hoạch xây dựng làng nghề gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các làng nghề, từ phát triển về số lƣợng nay chú trọng đầu tƣ về chiều sâu nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng khối lƣợng sản phẩm tạo thƣơng hiệu, chỗ đứng trên thị trƣờng. Phát huy đặc điểm là miền núi với thế mạnh trồng rừng và khai thác chế biến lâm sản, cần ƣu tiên phát triển các nghề truyền thống nhƣ: Chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, chế biến chè…

Giải pháp cần thiết là chính quyền cần xây dựng các quy hoạch cụm làng nghề, mở rộng sự tham gia của ngƣời dân, phát triển cơ sở hạ tầng, gắn liền quy hoạch làng nghề với quy hoạch phát triển nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)