Thực trạng sản xuất các cơ sở sản xuất bún qua đặc tính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 84 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.3 Thực trạng sản xuất các cơ sở sản xuất bún qua đặc tính của

sẽ”

Việc tạo thói quen sạch sẽ, vệ sinh hàng ngày trong sản xuất làm cho môi trƣờng làm việc sạch sẽ, gọn gàng, tạo sự thoải mái cho mọi ngƣời khi sản xuất bún, khuyến khích sáng tạo. Thông qua các câu hỏi về nhận thức của tất cả các hộ sản xuất bún tại làng nghề về “sạch sẽ” trong hoạt động sản xuất đã thu đƣợc kết quả đó là hơn 98% thấy rằng cần phải xây dựng tiêu chuẩn “sạch sẽ” trong hoạt động sản xuất bún, đã thực hiện nhƣng chƣa thực hiện hết 100%. Số rất nhỏ cho rằng không cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra hoạt động vệ sinh, số này là những ngƣời làm công thuê cho các hộ sản xuất bún. 100% ngƣời là chủ hộ sản xuất thấy cần phải xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra hoạt động vệ sinh và thực hiện đƣợc 90%.

Sau khi nghiên cứu kỹ về nguyên nhân mà ngƣời lao động thấy rằng cũng muốn tham gia vào việc vệ sinh sạch sẽ trong xƣởng nhƣng đôi khi việc nặng nhọc quá nhiều và chiếm hết thời gian họ nghỉ ngơi. Công việc khi sản xuất lại càng nhiều đặc biệt là những ngày nắng nóng, nhu cầu của khách hàng càng nhiều hơn. Do đặc thù công việc là làm đêm dẫn đến tình trạng mệt mỏi ở ngƣời lao động nên đến khi vệ sinh họ cố gắng làm những nơi cần thiết, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chứ chƣa thực sự làm hết 100% năng lƣợng, họ có lý do mệt mỏi do việc nặng, mệt mỏi do thiếu ngủ trầm trọng, làm việc xong họ lại phải đi đƣa hàng tới các cửa hàng đặt hàng trƣớc.

Trong quá trình sản xuất tại các hộ sản xuất tại làng nghề Thanh Lƣơng do không thực hiện nghiêm túc việc sạch sẽ bao gồm vệ sinh nơi làm việc, lau chùi vệ sinh máy móc, từ đó gây ra việc máy móc thƣờng bị hỏng đột xuất đang trong quá trình làm, do không phát hiện lỗi từ trƣớc. Hay máy hoạt động

bất thƣờng khiến cho bún làm ra không đều, chỗ ngon nhƣng chỗ lại không ngon gây ra một số lãng phí sau:

Khuyết tật: Máy móc không đƣợc bảo dƣỡng thƣờng xuyên, ngƣời lao động không thực hiện “sạch sẽ” nên không phát hiện đƣợc những bất thƣờng trong máy, nhƣ việc máy quấy bột bị khô dầu, kích ép bột bị rỉ dầu…do vậy trong quá trình sản xuất có nhiều sản phẩm lỗi, bún hỏng, nát.

Tồn hàng: Những sản phẩm lỗi, kém chất lƣợng bị khách hàng phản hồi và mang về, những sản phầm này không những chiếm không gian của xƣởng mà còn mất thêm chi phí bảo quản để trong tủ cấp đông làm mồi bún hoặc bỏ đi. Lãng phí rất lớn, chi phí đầu vào mất nhƣng lại không đƣợc trả tiền lại mất khoản chi phí cho việc bảo quản.

Di chuyển: Ở một số công đoạn vận chuyển gạo hay lúc sản xuất bún, ngƣời làm có xu hƣớng tránh những chỗ ƣớt có khả năng gây trơn trƣợt gây lãng phí trong di chuyển mất thời gian nhiều hơn.

Chờ đợi: Việc mang bún ra bàn để bún chƣa đƣợc vệ sinh, ngƣời lao động quay ra vệ sinh bàn thì bún ở trong dây chuyền đãi bún để ngâm nƣớc lâu, mất độ giòn của bún, thậm chí làm bún nhanh hỏng hơn.

Thao tác: Mỗi khi cần sử dụng đến đồ dùng, dụng cụ lại phải rửa, có khi tay dính cả bột làm bún vào làm mất thời gian hơn hoặc phải dừng máy để rửa đồ hoặc để máy chạy mà phải rửa đồ, vội vàng hấp tấp có thể mất an toàn lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)