Lịch sử hình thành làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2 Lịch sử hình thành làng nghề

Tổng hợp thông tin từ các cụ, các lão niên trong làng cũng các thế hệ cán bộ đã và đang công tác tại UBND xã Bích Hòa, tôi xin tổng kết lại thông tin chung nhất và nhiều điểm tƣơng đồng nhau nhất nhƣ sau: Trong giai đoạn 1930 - 1940 hai ngƣời con gái của cụ bà Nguyễn Thị Sử 78 tuổi (1880 – 1958) tại làng kế bên là Kỳ Thủy đều lấy chồng trong làng Thanh Lƣơng và mang theo nghề làm bún sau đó nhiều hộ gia đình khác đã học tập và làm theo bắt đầu hình thành nghề làm bún tại làng Thanh Lƣơng.

Giai đoạn trƣớc năm 1945: Đây là giai đoạn manh nha nghề làm bún

tại Thanh Lƣơng. Thời gian này chịu chế độ quản lý của thực dân Pháp, nghề làm bún đƣợc làm tự do không bị cấm và không phải đóng thuế. Giai đoạn này chỉ có một số ít hộ gia đình tham gia hoạt động sản xuất bún.

Giai đoạn từ 1946 - 1971: Giai đoạn này kinh tế tƣ nhân bị cấm, nghề

làm bún cũng bị cấm. Ngƣời dân làng Thanh Lƣơng khi này vẫn làm chui để tránh phòng thuế.

Giai đoạn 1971 - 1986: Sản xuất quy mô HTX Thanh Kỳ, giai đoạn này

thực hiện nền kinh tế tập trung, hai làng Thanh Lƣơng và Kỳ Thủy cử ra một vài hộ gia đình tay nghề cứng tham gia vào HTX Thanh Kỳ sản xuất bún

trong đó, tính tổng hai làng khoảng dƣới 20 hộ tham gia làm bún tại HTX Thanh Kỳ.

Khi này sản xuất chủ yếu để lấy nƣớc phế phẩm ra nuôi lợn của HTX, đến năm 1976 thì giải tán HTX Thanh Kỳ sáp nhập vào HTX Bích Hòa, giải tán đội làm bún.

Giai đoạn 1986 – 1991: Thực hiện nghị quyết khoán 10 phát triển kinh

tế tƣ nhân khi này nghề làm bún ở Thanh Lƣơng phát triển mạnh mẽ hơn 90% các hộ gia đình ở Thanh Lƣơng tham gia hoạt động sản xuất bún.

Giai đoạn 1991 - 2003: Giai đoạn sản xuất bán công nghiệp. Các hộ gia

đình bắt đầu áp dụng một phần các máy móc vào sản xuất nhƣ máy xay bột, máy xay sát gạo, máy nhào bột… chạy bằng điện và động cơ.

Giai đoạn 2003 - nay: Giai đoạn sản xuất dây chuyền tại làng Thanh

Lƣơng có gia đình ông Bùi Đỗ Hậu đã sản xuất ra máy làm bánh cuốn, bánh đa nem, bánh phở … Việc cải thiện quy trình sản xuất từ thủ công sang máy móc tự động đã tạo ra năng suất cao cho hộ sản xuất và chất lƣợng đảm bảo cho ngƣời sử dụng ….

Mặc dù cung cấp cho thị trƣờng Hà Nội hơn hai mƣơi tấn bún mỗi ngày nhƣng ít ai biết đến làng nghề bún Thanh Lƣơng. Ngày nay do nhu cầu giao lƣu văn hóa, phát triển kinh tế ngƣời làng nghề bún Thanh Lƣơng đã có mặt trên mọi miền Tổ quốc, tuy nhiên hiện nay nhiều nơi biết và học nghề nhƣ Bắc Ninh, Hƣng Yên và đặc biệt là làng nghề bún Phú Đô vốn nổi tiếng hàng trăm năm nay đã tạo sự cạnh tranh ngày càng lớn, bằng vốn, công nghệ nên đòi hỏi ngƣời làng nghề càng phải đổi mới để đối phó với áp lực ngày càng lớn của thị trƣờng.

Với mong muốn cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm tốt nhất, ngƣời dân làng Thanh Lƣơng luôn ý thức đƣợc việc làm nghề bắt nguồn từ cái

không ngừng đến năm 2001 khi thôn Thanh lƣơng vẫn thuộc Hà Tây cũ chính thức đƣợc công nhận làng nghề. Hiện làng nghề đƣợc tin tƣởng và tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng qua chính những ngƣời bán hàng khắp các quận huyện nội ngoại thành Hà Nội.

Hình 3.1 Bằng công nhận làng nghề Nguồn: Cán bộ thôn Thanh Lương cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)