Quản lý trực quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 88 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4 Quản lý trực quan:

Cách đánh giá về tình hình thực hiện quản lý trực quan (QLTQ) của các hộ sản xuất đƣợc thực hiện trên các nội dung:

-Trực quan hóa chiến lƣợc kinh doanh: Mục đích giới thiệu cho khách hàng và nhắc nhở các hộ sản xuất luôn nắm đƣợc giá trị cốt lõi của công việc. Mỗi việc nhỏ của mình đều có ý nghĩa không chỉ với việc sản xuất bún mà còn hình thành thói quen với bất cứ công việc nào cũng áp dụng 5S với chữ “Tâm” hàng đầu. Nội dung của trực quan hóa chiến lƣợc kinh doanh bao gồm trực quan hóa tầm nhìn, mũi nhọn cạnh tranh, phân chia công việc rõ ràng đồng thời cũng đào tạo để một ngƣời có thể làm đƣợc nhiều việc. Không lãng phí nhân công, thời gian.

-Trực quan hóa tình hình sản xuất kinh doanh: Bao gồm trực quan hóa kế hoạch kinh doanh, tiến độ thực hiện.

-Trực quan hóa các vấn đề trong quá trình sản xuất. -Trực quan hóa phƣơng thức làm việc.

-Trực quan hóa ý kiến khách hàng.

Sau khi tìm hiểu những tiêu chí trên, tác giả luận văn thấy một số nội dung trực quan hóa đã đƣợc các hộ sản xuất tại làng nghề đƣợc thực hiện. Cũng có một số hƣớng dẫn sử dụng máy đƣợc dán tại máy. Tuy nhiên điều này chƣa thực sự đạt hiệu quả vì chƣa gây chú ý cho tất cả mọi ngƣời ở các

hộ sản xuất. Nhiều vấn đề vẫn chƣa đƣợc trực quan hóa, trong xƣởng sản xuất không có biển chỉ dẫn để các vị trí để các dụng cụ, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, trong quá trình sản xuất không mất thời gian đi tìm, nhƣ vị trí để thúng, rổ, rá, thùng đựng bột, nilon,….

Sau khi khảo sát hỏi các chủ hộ sản xuất về tình hình thực hiện quản lý trực quan tại cơ sở sản xuất của gia đình mình. Qua những câu hỏi về quản lý trực quan, câu trả lời là cần thiết phải tiêu chuẩn cho các quy trình, thao tác sản xuất trong xƣởng sản xuất thêm vào đó là cần thiết phải thực hiện khẩu hiệu, phƣơng châm kinh doanh của các hộ tại tất cả các khâu của quá trình sản xuất nhƣng chƣa thực hiện đƣợc. Các chủ hộ cũng cho rằng cần thiết phải trực quan hóa các vấn đề, tồn tại trong xƣởng sản xuất, cần thiết phải trực quan hóa các giải pháp. Việc cần làm để giải quyết vấn đề là phải trực quan hóa quy trình thực hiện công việc tại vị trí thực hiện công việc đó nhƣng những công việc này cũng chƣa đƣợc thực hiện, hoặc có thực hiện nhƣng làm chƣa tới nơi. Từ thực trạng trên có thể thấy cũng nhƣ công cụ cải tiến liên tục ( Kaizen) các chủ hộ sản xuất vẫn chƣa có một hệ thống kiến thức về quản lý trực quan, vẫn lúng túng trong triển khai công cụ này. Đối với họ những việc làm dần sẽ quen, làm hầu hết dựa vào kinh nghiệm.

Kết luận chƣơng 3

Thông qua việc nghiên cứu các số liệu từ phiếu khảo sát, phỏng vấn cũng nhƣ quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất tại các hộ sản xuất bún làng nghề Thanh Lƣơng, dựa trên các phân tích ở phần trên có thể đánh giá thực trạng áp dụng QTTG trong hoạt động sản xuất của các hộ theo các khía cạnh sau:

Thành tựu:

-Các hộ sản xuất đạt đƣợc một số thành tựu dù rất nhỏ nhƣng nó cũng là nền tảng để có thể tại thuận lợi cho việc áp dụng QTTG vào hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất sau này.

-Các chủ hộ sản xuất đã nhận thức đƣợc một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động sản xuất của các hộ gia đình, dựa trên sự gợi mở của ngƣời nghiên cứu qua phiếu khảo sát. Từ việc nhận thức này những đề xuất của luận văn sẽ đƣợc thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng vào thực tế hoạt động sản xuất của làng nghề bún Thanh Lƣơng.

-Luồng sản xuất của làng nghề cũng tƣơng đối tạo đƣợc một dòng chảy trong sản xuất.

-Đã có một số cải tiến trong quá trình sản xuất của các hộ sản xuất nhƣ việc kết hợp hai đầu ra bún trên dây chuyền sản xuất bún để rút ngắn thời gian sản xuất thay vì một đầu ra mất nhiều thời gian hơn. Dùng ròng rọc trong khâu ép bột rút ngắn thời gian ép bột lại tiết kiệm sức lao động.

Hạn chế:

-Nhận thức của toàn bộ các chủ hộ sản xuất và ngƣời lao động trong các hộ sản xuất về QTTG còn chƣa tốt. Hầu nhƣ xem là thuật ngữ mới và không coi trọng, thƣờng tự tin với kinh nghiệm trong nghề của mình.

-Khi xem xét hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất bún tại làng nghề qua góc nhìn từ các công cụ QTTG thì thấy hầu nhƣ các công cụ này chƣa đƣợc áp dụng 100% đặc biệt là đặc tính “sắp xếp” các vật dụng máy móc chƣa đƣợc dán nhãn. Dụng cụ chƣa để đúng chỗ.

-Các chủ hộ sản xuất còn lúng túng khi triển khai các công cụ của QTTG vào hoạt động sản xuất.

Nguyên nhân:

-Các chủ hộ chƣa có tầm nhìn và cam kết dài hạn trong việc áp dụng QTTG trong hoạt động sản xuất tại làng nghề.

-Toàn bộ ngƣời lao động và các thành viên trong hộ sản xuất chƣa hoàn toàn hiểu về lợi ích của các công cụ QTTG cũng nhƣ chƣa có trách nhiệm và sự nhiệt tình trong khi làm việc.

-Chủ hộ sản xuất chƣa đƣa ra một lộ trình cụ thể để áp dụng QTTG một cách linh hoạt vào hoạt động của các hộ sản xuất bún tại làng nghề.

Có thể thấy các hộ sản xuất chƣa áp dụng triệt để QTTG vào hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất tại làng nghề. Chính vì thế qua quá trình phân tích tại chƣơng 3 đã lộ diện rất nhiều lãng phí theo tƣ duy của QTTG. Việc phân tích và tìm ra nguyên nhân của vấn đề sẽ là tiền đề để tác giả đƣa ra các giải pháp ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT BÚN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

TẠI LÀNG NGHỀ THANH LƢƠNG

Từ những phân tích đánh giá về thực tế hoạt động sản xuất bún tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề Thanh Lƣơng với những nguyên nhân đƣợc nêu ra, học viên xin đề xuất một số giải pháp cụ thể để áp dụng QTTG trong hoạt động sản xuất bún tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề Thanh Lƣơng nhƣ sau:

4.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất về QTTG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)