Xuất các giai đoạn triển khai áp dụng QTTG tại làng nghề bún Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 101 - 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.2 xuất các giai đoạn triển khai áp dụng QTTG tại làng nghề bún Thanh

Thanh Lƣơng

Do đặc thù các cơ sở sản xuất, hộ gia đình sản xuất tại Thanh Lƣơng chƣa từng biết đến QTTG và do có nhiều cách tiếp cận khác nhau theo nhiều giai đoạn khác nhau để triển khai quản trị tinh gọn và ở mỗi giai đoạn lại có các bƣớc thực hiện khác nhau. Từ phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn ở chƣơng 1 và chƣơng 3, học viên đề xuất một mô hình QTTG áp dụng tại làng nghề bún Thanh Lƣơng nhƣ sau:

Hình 4.1: Mô hình các bước thực hiện quản trị tinh gọn tại các cơ sở sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lương

Nguồn: Tác giả đề xuất

Bƣớc 1: Đào tạo nhận thức về QTTG

Đây là bƣớc đầu tiên và nền tảng để các cơ quan ban ngành chức năng cũng nhƣ các cơ sở sản xuất, ngƣời lao động có một hiểu biết về quản trị tinh gọn. Việc đào tạo phải làm nổi bật những lợi ích mà ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất nhận đƣợc thông qua việc tham gia thực hiện QTTG. Việc đào tạo tốt nhất đó là lấy những ví dụ từ thực tiễn của các cơ sở sản xuất đã áp dụng thành công QTTG hay tại chính các cơ sở sản xuất trong làng Thanh Lƣơng. Nhất là những ví dụ tại chính các cơ sở sản xuất tại Thanh Lƣơng, những hành động bộc phát theo hƣớng quản trị tinh gọn nhƣ việc dọn vệ sinh cơ sở sản xuất, rửa sạch máy móc trang thiết bị sản xuất bún mỗi sáng của một số ngƣời sản xuất tạo ra một môi trƣờng lành mạnh góp phần giữ gìn sức khỏe cho chính họ. Hay là một số cải tiến bộc phát, lấy ví dụ sử dụng kích ép bột giúp việc làm bột khô nhanh hơn nhiều lần so với dùng đá cách đây nhiều năm trƣớc.

Bƣớc2: Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị cho các hoạt động sản xuất bún

Trong hoạt động sản xuất bún quy mô nhỏ lẻ, các cá nhân sẽ không có sự chuyên biệt hóa mà mỗi ngƣời sẽ phải làm rất nhiều việc khác nhau, mỗi ngƣời một cách làm khác nhau chính vì vậy rất khó để tìm ra những lãng phí lớn đang xảy ra. Qua thực tế quan sát tại các cơ sở sản xuất, nếu nhƣ áp dụng ngay 5S hay quản lý trực quan thì điều này không ổn. Do hai công cụ này đều làm tinh gọn dựa trên một chuỗi giá trị cố định. Mà chuỗi giá trị hiện tại này chƣa phù hợp gây nhiều lãng phí thì việc áp dụng 5S hay quản trị trực quan cũng chƣa tạo đƣợc sự giảm lãng phí lớn trong các hoạt động sản xuất.

- Thông báo chính thức của ban ngành lãnh đạo tại Thanh Lƣơng: Hoạt động thông báo này chính là thể hiện sự quyết tâm của ban lãnh đạo thực hiện chƣơng trình 5S tại các cơ sở sản xuất tại Thanh Lƣơng do đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động trong quá trình thực hiện.

- Tiến hành đào tạo về 5S tại Thanh Lƣơng: Do 5S vẫn còn là khái niệm mới đối với tất các ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất. Vì vậy việc cần làm đầu tiên là tiến hành đào tạo cho toàn bộ ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất về 5S. Mức độ áp dụng và thời gian áp dụng 5S sẽ đƣợc điều chỉnh tuỳ thuộc hiệu quả của chƣơng trình đào tạo. Thông qua hoạt động này cũng lồng ghép phổ biến các quy định, quy chuẩn cho hoạt động 5S bằng các phƣơng thức hiệu quả nhƣ áp phích, băng rôn, khẩu hiệu.

- Thực hiện 3S đầu tiên: Việc đầu tiên là tổng vệ sinh thông qua việc chia vùng hay phát động các ngày “Tổng vệ sinh”. Việc tổng vệ sinh này cần có sự tham gia tích cực của tất cả ngƣời lao động, các hộ sản xuất và ban ngành lãnh đạo để gƣơng trong hoạt động 5S. Sau khi thực hiện việc tổng vệ sinh, việc sàng lọc các vật dụng không cần thiết là tiền đề để thực hiện các chữ S tiếp theo. Những vật dụng nào không cần thiết sẽ bị đánh thẻ đỏ và đƣợc di dời ra khỏi nơi sản xuất. Việc sàng lọc cần đƣợc thực hiện hàng ngày và ngƣời đi đầu là ngƣời phụ trách của cơ sở sản xuất đó. Sau khi sàng lọc, các hoạt động sắp xếp đƣợc thực hiện. Việc thực hiện sắp xếp cần thực hiện theo nguyên tắc “Dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại”

- Thực hiện săn sóc và sẵn sàng: Việc săn sóc là đánh giá về các hoạt động 3S đã thực hiện ở trên sau đó xây dựng quy trình, quy định, cơ chế để duy trì các hoạt động 3S ở trên. Và điều quan trọng là thông qua các hoạt động ở trên phải tạo ra đƣợc thói quen, nâng cao ý thức tự giác của ngƣời lao động tại các cơ sở sản xuât trong việc thực hiện 3S.

Bƣớc 4: Quản lý trực quan

- Các cơ sở sản xuất thƣờng xuyên họp thảo luận để xem xét áp dụng quản lý trực quan vào chuỗi giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất, có thể dùng các công cụ nhƣ thẻ báo (Kanban), các biển chỉ dẫn để tối ƣu hoạt động sản xuất.

- Trong quá trình thực hiện 5S, đặc biệt là trong hoạt động “Sắp xếp”, nên áp dụng tƣ duy quản lý trực quan. Có thể áp dụng những công cụ quản lý trực quan đã thành công của các công ty lớn nhƣ Toyota ví dụ nhƣ làm “Bóng mờ” cho các dụng cụ sản xuất. Các dụng cụ đƣợc tạo một hình bóng tại đúng vị trí dụng cụ đƣợc đặt từ đó giúp cho ngƣời ngƣời lao động để dụng cụ đúng vị trí lúc trƣớc đƣợc đặt và ngƣời phụ trách công việc đó cũng sẽ dễ dàng nhận ra những dụng cụ bị thiếu, không đƣợc đặt đúng vị trí.

Bƣớc 5: Lựa chọn một số công cụ QTTG phù hợp để áp dụng

Khi đã thực hiện đƣợc những bƣớc trên để xây dựng mô hình QTTG dài hạn, cơ quan chức năng cùng toàn thể ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất luôn cân nhắc sử dụng những công cụ khác của quản trị tinh gọn để nhằm hƣớng đến hai trụ cột chính của quản trị tinh gọn đó là Just in time (JIT- sản xuất vừa đúng lúc) và Jidoka (Tự kiểm tra lỗi). Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi tất cả các cơ sở sản xuất phải bền bỉ cố gắng.

Kết luận chƣơng 4:

Chƣơng 4 đã đề xuất quy trình các bƣớc áp dụng QTTG vào hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng. Mặc dù dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng ở các chƣơng 1, 2, 3 để đƣa ra quy trình song mới chỉ dừng lại ở việc nặng về lý thuyết, phƣơng pháp luận để triển khai. Để áp dụng vào thực tiễn các bƣớc áp dụng và giải pháp này cần đƣợc xây dựng một cách chi tiết từng bộ phận tác nghiệp trong các cơ sở sản xuất với những điều kiện áp dụng thực tế.

KẾT LUẬN

Quản trị tinh gọn đã đƣợc biết đến và áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất ở nhiều quốc gia, minh chứng rõ ràng là sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản hay ở nhiều nƣớc có điều kiện tự nhiên, văn hóa, dân số…. tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… và đã rất thành công. Mặt khác cũng đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trƣờng Đại học… đã quan tâm và tập trung nghiên cứu phát triển các công cụ cũng nhƣ cách thức áp dụng QTTG vào trong doanh nghiệp tại Việt Nam. QTTG cho thấy đây là một phƣơng pháp có đủ cơ sở về lý thuyết, không phức tạp và dễ áp dụng.

Mục tiêu nghiên cứu này là giúp cho ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất bún tại Thanh Lƣơng hiểu rõ và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong quá trình hoạt động sản xuất bún nhằm nâng cao năng suất lao động và rút ngắn thời gian lao động.

Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã xây dựng sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp thực chứng bao gồm 3 bƣớc. Bƣớc 1 là quá trình thu thập, nghiên cứu cơ sở lý thuyết song song với việc khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất tại làng nghề Thanh Lƣơng. Ở bƣớc 2, tác giả tiến hành phân tích hoạt động sản xuất các cơ sở sản xuất và từ đó đƣa ra các giải pháp tại bƣớc 3.

Sau một quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình tại Thanh Lƣơng cũng nhƣ rất nhiều những doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề…. tại Việt Nam nên áp dụng QTTG vào quá trình sản xuất của mình nhằm cắt giảm lãng phí và nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm. Là ngƣời con đƣợc sinh ra và lớn lên tại làng nghề, tác giả

nay. Chính vì vậy tác giả chọn lựa thực hiện luận văn này xuất phát từ tình yêu quê hƣơng còn về chất lƣợng khoa học của luận văn mới chỉ dừng lại là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu trên con đƣờng học tập và nghiên cứu của bản thân. Từ đó tác giả sẽ có những nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt:

1. Phan Chí Anh, 2015. Quản trị sản xuất tinh gọn – Một số kinh nghiệm thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Phan Chi Anh, Yoshiki Matsui, 2010. Contribution of quality management and just-in-time production practices to manufacturing performance.

3. Đỗ Tiến Long, 2010. Triết lý Kaizen và lãnh đạo doanh nghiệp. Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh – Tạp chí Khoa học, tập 26, trang 262-270.

4. Nguyễn Đăng Minh, 2015. Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2013. Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị. Chuyên san kinh tế và kinh doanh – Tạp chí Khoa học, tập 29 (Số 1), trang 23-31. 6. Nguyễn Đăng Minh, Ứng dụng thực tiễn của “Bảo trì sản xuất tổng thể TPM tại các nhà máy sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản”, (“Total Productive Maintenance: an Application for Japanese Automobile Plant”), 2011.

7. Mekong Capital, 04/06/2004, Giới thiệu về Lean manufacturing cho các doanh nghiệp Việt Nam, [ Tr.4-5-6-7 -15 -18 ].

8. Thích Di Sơn, 2010. Di tích lịch sử và kiến trúc đình Thanh Kỳ -Thanh Oai. Hà Nội .Tài liệu nội bộ lƣu trữ tại Chùa Thanh Lƣơng.

9. Chu Thị Thủy, Vƣơng Thị Huệ, 2015 “Áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học cho Việt Nam” Báo Khoa học & Thƣơng mại, số 80 - tháng 04/2015, trang 64-71

10. Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ và Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc Chính sách Công nghiệp , 2016. “Sổ tay hướng dẫn

áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing trong sản xuất cơ khí” .

B. Tiếng Anh:

1. Hiroshi Katayama, David Bennett, “Lean production in a changing competitive world: a Japanese perspective”, 1996

2. Jens J. Dahlgaard, Su Mi Dahlgaard-Park, “Lean production, six sigma quality, TQM and company culture”, 2006

3. Robert Maurer, “Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời – Triết lý Kaizen”, 2006.

4. Yang Pingyu, Yuyu. “The barriers to SMEs’ implementation of lean production and countermeasures- Based on SME in Wenzhou”.2010

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đề tài: “quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề Thanh

Lƣơng – Hà Nội”

Kính thƣa quý ông/ bà!

Để có sở sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất bún bằng cách áp dụng tƣ duy quản trị tinh gọn, chúng tôi rất mong ông/bà, anh/chị trả lời chính xác các câu hỏi ở phiếu điều tra này.

Bảng hỏi sẽ đƣợc xử lý khuyết danh và đƣợc giữ bí mật. Rất mong sự hợp tác của quý ông/bà, anh/chị.

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Ông/bà, anh/chị có mong muốn phát triển kinh doanh của mình lên tầm cao mới nhƣ thành lập dƣới dạng doanh nghiệp hay không?

a. có b. không

Câu 2: Nếu phát triển lên quy mô doanh nghiệp thì Ông/bà, anh/chị cảm thấy mình đang gặp khó khăn ở bƣớc nào?

a. Không có kiến thức

b. Không có chuyên môn quản trị

Câu 3: Ông/bà, anh/chị đã từng nghe nói tới thuật ngữ “Quản trị tinh gọn “ chƣa?

a. có b. không

Câu 4: Theo Ông/bà, anh/chị quản trị tinh gọn đƣợc hiểu nhƣ thế nào? (ông/ bà lựa chọn tối đa 3 yếu tố)

a. là cắt giảm nhân viên

b. là công cụ và kỹ thuật cải tiến c. là một cách sống

d. là một triết lý e. là cải tiến liên tục f. là cắt giảm lãng phí.

Câu 5: Theo Ông/bà, anh/chị lợi ích của quản trị tinh gọn nằm ở đâu? (ông/ bà lựa chọn tối đa 3 yếu tố)

a. Nâng cao năng xuất b. Giảm chi phí

c. Gia tăng sự linh động trong sản xuất d. Cải thiện thời gian sản xuất

e. Giảm lƣu kho f. Giảm lãng phí

g. Nâng cao chất lƣợng h. Nâng cao lợi nhuận

Câu 6: Tại cơ sở sản xuất của Ông/bà, anh/chị có tiêu chuẩn Sàng lọc rõ ràng ? Ông/bà, anh/chị lựa chọn 1 yếu tố)

a. Không có tiêu chuẩn văn bản nào liên quan đến sàng lọc.

b. Tiêu chuẩn sàng lọc đƣợc quy định rõ trong văn bản cụ thể nhƣng không hiển thị trực quan tại cơ sở sản xuất.

c. Tiêu chuẩn sàng lọc đƣợc quy định rõ trong văn bản cụ thể và đƣợc dán, hiển thị tại những vị trí dễ nhìn hoặc những vị trí cần sàng lọc trong cơ sở sản xuất.

d. Cảm thấy cần phải xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc rõ ràng nhƣng chƣa thực hiện đƣợc.

e. Đã có tiêu chuẩn sàng lọc nhƣng chƣa rõ ràng và chƣa đƣợc quy định bằng văn bản cụ thể

f. Cảm thấy không cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc cụ thể

Câu 7: Hoạt động sàng lọc đƣợc thực hiện định kỳ ? (Ông/bà, anh/chị lựa chọn 1 yếu tố)

a. Thực hiện việc sàng lọc 1 tuần 1 lần. Ngoài ra với từng đối tƣợng có quy định thời gian sàng lọc và ngày cụ thể, toàn thể các cá nhân tham gia sản xuất thực hiện nghiêm túc theo quy định này

b. Khi nào thấy cần thiết mới sàng lọc

c. Thực hiện sàng lọc 1 tháng 1 lần nhƣng không quy định ngày cụ thể d. Thực hiện sàng lọc 1 tháng 1 lần, có quy định ngày cụ thể

e. Thực hiện việc sàng lọc vài lần trên 1 năm ( không định kỳ)

Câu 8 : Hoạt động sàng lọc đƣợc tiến hành tại tất cả các bộ phận? (Ông/ bà lựa chọn 1 yếu tố)

a. Thực hiện hàng tuần, có quy định ngày, thực hiện ở tất cả các bộ phận b. Toàn thể các cá nhân tham gia sản xuất bún hầu nhƣ không thực hiện việc sàng lọc

c. Thực hiện hàng tuần có quy định ngày nhƣng không thực hiện ở tất cả các bộ phận

d. Bộ phận nào thấy cần thiết mới sàng lọc

e. Thực hiện hàng tuần có quy định ngày nhƣng không thực hiện ở tất cả các bộ phận

Câu 9: Tại cơ sở sản xuất bún của Ông/bà, anh/chị có tiêu chuẩn sắp xếp rõ ràng ? (Ông/bà, anh/chị chọn 1 yếu tố)

a. Tiêu chuẩn sắp xếp đƣợc quy định trong văn bản cụ thể và đƣợc dán, hiển thị tại những vị trí dễ nhìn hoặc những vị trí cần sắp xếp trong cơ sở sản xuất

b. Cảm thấy không cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn sắp xếp

c. Đã có tiêu chuẩn sắp xếp nhƣng chƣa quy định bằng văn bản cụ thể d. Cảm thấy phải xây dựng tiêu chuẩn sắp xếp nhƣng chƣa thực hiện đƣợc e. Tiêu chuẩn sắp xếp đƣợc quy định trong văn bản cụ thể nhƣng không hiển thị trực quan trong cơ sở sản xuất.

Câu 10: Tài liệu, vật dụng máy móc đƣợc dán nhãn tên rõ ràng?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 101 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)