5. Kết cấu của luận văn
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến hoạt động sản xuất làng nghề nói chung và hoạt động sản xuất bún nói riêng nhƣ các công trình nghiên cứu, các báo cáo thống kê, công bố hội thảo…. số liệu làng nghề Thanh Lƣơng trong cơ sở lƣu trữ của UBND Xã Bích Hòa từ 1991 trở lại đây. Nhằm mục đích có thêm cơ sở thực tiễn, tính khả thi trong việc ứng dụng QTTG vào làng nghề sản xuất bún Thanh Lƣơng, tác giả bƣớc đầu nghiên cứu bằng phiếu khảo sát để tìm hiểu việc áp dụng QTTG vào hoạt động sản xuất của làng nghề tại thời điểm nghiên cứu.
- Mục tiêu của điều tra khảo sát:
Tìm hiểu nhận thức của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, cá nhân… về QTTG.
Dựa trên lý thuyết về QTTG và thực tiễn tại làng nghề, tác giả đã tập trung tìm hiểu các công cụ cơ bản của QTTG nhƣ 5S, Kaizen, quản lý trực quan đang đƣợc thực hiện tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tại làng nghề.
- Đối tƣợng khảo sát: Do số lƣợng khá lớn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tại làng nghề tham gia vào hoạt động sản xuất bún nên tác giả khảo sát tại 55 hộ gia đình, cơ sở sản xuất. Chiếm 60% các cơ sở sản xuất trong làng, tuy nhiên các hộ này đều là các hộ đã đầy đủ đầy đủ móc hoạt động theo dây chuyền sản xuất.
- Xây dựng bảng hỏi (phiếu điều tra): Bảng các câu hỏi dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi có 17 câu hỏi về kiến thức QTTG, tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của các hộ kinh doanh nhằm phát triển làng nghề nhằm tăng năng suất lao động.
Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng. Trong đó có cả câu hỏi đóng dạng “có - không”, các câu hỏi đóng dạng lựa chọn (chỉ chọn 1 giá trị) và dạng tùy chọn (có thể lựa chọn nhiều hơn 1 giá trị).