Phương pháp cải tiến liên tục – Kaizen:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4.2 Phương pháp cải tiến liên tục – Kaizen:

“Kaizen chìa khoá của sự thành công” đƣợc xuất bản thì thuật ngữ Kaizen đã đƣợc coi là khái niệm cơ bản trong quản lý.

Kaizen là một thuật ngữ trong tiếng Nhật đƣợc ghép từ “Kai” - thay đổi

hay làm cho đúng và “zen” - tốt. Kaizen có ý nghĩa là "Sự cải tiến liên tục". Trong kinh doanh Kaizen đƣợc hiểu là là những hoạt động cải tiến liên tục đối trong công việc của mọi nhân viên, dù là giám đốc hay là các công nhân trong chuỗi lắp ráp. Qua đó, tất cả mọi thành viên trong tổ chức từ lãnh đạo đến công nhân đều đƣợc khuyến khích đƣa ra đề xuất cải tiến dù là nhỏ xuất phát từ những công việc thƣờng ngày. Kaizen cũng đƣợc áp dụng trong các quy trình vận hành nhƣ mua hàng hoặc logistics (vận chuyển), khiến cho nó không chỉ đƣợc sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức mà còn góp mặt trong chuỗi cung ứng. Nó cũng đƣợc áp dụng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tâm lý trị liệu, huấn luyện, chính trị và ngân hàng.

Với việc cải tiến các chƣơng trình và quy trình đã đƣợc tiêu chuẩn hóa, Kaizen hƣớng tới việc loại bỏ sự lãng phí. Kaizen lần đầu đƣợc ứng dụng bởi nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó nó nhận đƣợc sự chú ý từ các giảng viên chuyên ngành quản trị chất lƣợng và cả các doanh nghiệp từ Mỹ, đáng kể nhất là nó đã góp phần quan trọng tạo nên phƣơng thức Toyota (Toyota Way). Kể từ đó, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và dần đƣợc áp dụng trong cả những lĩnh vực khác ngoài kinh doanh và sản xuất.

Đặc điểm của Kaizen

- Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc.

- Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.

- Nhấn mạnh hoạt động nhóm.

- Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.

Kaizen đƣợc tiếp cận theo quá trình, khi các quá trình đƣợc cải tiến thì kết quả sẽ đƣợc cải tiến. Khi kết quả không đạt đƣợc đó là sự sai lỗi của quá trình. Ngƣời quản lý cần phải nhận biết và phục hồi các quá trình sai lỗi. Định hƣớng theo quá trình đƣợc áp dụng khi áp dụng các chiến lƣợc Kaizen khác nhau nhƣ: PDCA (Plan - Do - Check - Act), SDCA (Standardize - Do - Check - Act), QCD (Quality, Cost and Delivery), JIT (Just In Time)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề thanh lƣơng – hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)