Trình bày kết quả nghiên cứu và báo cáo kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 40)

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả sẽ đưa ra các kết luận và thực hiện báo cáo để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định ý nghĩa, những đóng góp; hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TRÀNG AN 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Từ năm 1981 đến năm 1989, ngân hàng mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và sau đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 27/04/2013 ) và từ 27/04/2013 đến nay, Ngân hàng mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.”

BIDV chi nhánh Tràng An chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2013 theo quyết định số 1911/QĐ-HĐQT ngày 21/10/2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. BIDV Tràng An chính thức được ra đời, có tổ chức và hoạt động như một chi nhánh, hạch toán nội bộ trong hệ thống và có con dấu riêng.

Qua gần 06 năm phát triển, BIDV Tràng An đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, từng bước tạo dựng được vị thế trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Hiện tại, BIDV Tràng An đang có trụ sở tại địa chỉ số 11 Cửa Bắc– Phường Trúc Bạch - Quận Ba Đình - Thành Phố Hà Nội – đây là một vị trí đắc địa nằm ngay tại trung tâm thủ đô, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng - tài chính đáp ứng nhu cầu, tiềm năng phát triển của dân cư và tổ chức trong địa bàn

3.1.2. Cơ cấu, tổ chức hoạt động tại chi nhánh

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tràng An

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV Tràng An)

BIDV Tràng An được chia thành 5 khối như sau: Khối nội bộ, Khối khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp và Khối trực thuộc với 11 Phòng và gần 100 cán bộ nhân viên (tính đến tháng 06/2019). Cụ thể cơ cấu tổ chức tại BIDV Tràng An như mô hình trên.

Nhiệm vụ của các phòng trực thuộc chi nhánh có thể tóm tắt lại như sau:

- Khối Quản lý khách hàng

√ Phòng Khách hàng 1: Đầu mối tiếp xúc và quản lý nhóm khách hàng doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục cho vay, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp lớn trong hoạt động tín dụng thương mại.

BAN GIÁM ĐỐC KHỐI NỘI BỘ P. QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI KHÁCH HÀNG P. KHÁCH HÀNG 1 P. KHÁCH HÀNG 2 KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO P. QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP P. QUẢN TRỊ TÍN DỤNG P. GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG KHỐI TRỰC THUỘC PGD PHAN BỘI CHÂU PGD TRUNG TÂM PGD HOÀNG HOA THÁM PGD TÂY HỒ TÂY PGD NGÃ TƯ SỞ

√ Phòng Khách hàng 2: Đầu mối tiếp xúc và quản lý nhóm khách hàng cá nhân, thực hiện các thủ tục huy động, cho vay, thu nợ đối với hoạt động tín dụng bán lẻ thương mại.

- Khối quản lý rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro 1: Thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro mọi mặt hoạt động của BIDV chi nhánh Tràng An

- Khối tác nghiệp

Phòng Quản trị tín dụng: Quản trị các hợp đồng, hồ sơ tín dụng, bảo lãnh,…

Phòng Giao dịch khách hàng : Thực hiện nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân (nhận tiền gửi, chuyển tiền, cung cấp dịch vụ khác), trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ.

- Khối Quản lý nội bộ

Phòng Quản lý nội bộ: Thực hiện tổng hợp kế hoạch công tác và cân đối nguồn vốn, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của các dự án, hoạt động thương mại, hậu kiểm, quản lý thu chi và các nghĩa vụ kế toán khác, thực hiện công tác tổ chức cán bộ, thực hiện công tác hành chính, quản trị mua sắm tài sản,... Quản trị mạng, vận hành hệ thống công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu,…

- Khối trực thuộc: Các phòng giao dịch: Tìm kiếm khách hàng, thực hiện các thủ tục huy động, cho vay, thu nợ đối với khách hàng.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An Việt Nam - Chi nhánh Tràng An

Xác định hiệu quả là mục tiêu và là cái đích phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng, tập thể cán bộ nhân viên BIDV chi nhánh Tràng An đã nỗ lực rất lớn hoàn thành kế hoạch được giao, có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm

Hoạt động huy động vốn

Bằng việc thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt như mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…BIDV Tràng An đảm bảo duy

trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng cao, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tác sẽ sẽ phân tích kỹ hơn về thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh tại mục 3.2

Hoạt động cho vay

Trong hoạt động cho vay, phương châm bán hàng của Chi nhánh là đẩy mạnh doanh số cho vay trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng. Bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, BIDV Tràng An luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh linh hoạt hoạt động tín dụng sao cho phù hợp thực tế nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, thực hiện phân giao và kiểm soát dư nợ cho từng Phòng nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao.

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.2.Tình hình cho vay giai đoạn 2015- 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Tràng An 2015-2018)

Hình 3.2 cho thấy, quy mô cho vay của ngân hàng cũng không ngừng mở rộng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho nền kinh tế. Cụ thể, tính đến hết 2018, dư nợ tín dụng đạt 5.384 tỷ đồng, tăng 21,2% so với thời điểm cuối năm

2565 3167 4442 5384 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2015 2016 2017 2018 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ

2017, tăng 70% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2015 – 2018 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá cao, vào khoảng 28%/năm.

Bảng 3.1.Tình hình nợ xấu của BIDV Tràng An giai đoạn 2015-2018

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Nợ xấu của BIDV Tràng An

(tỷ lệ %) 0,39% 0,14% 0,06% 0,38%

Nợ xấu của BIDV

(tỷ lệ %) 1,6% 2,03% 1,62% 1,9%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Tràng An năm 2015, 2016, 2017, 2018)

Chất lượng quản lý nợ tại Chi nhánh BIDV Tràng An qua các năm cũng luôn được đảm bảo tốt, năm 2018 tăng nhẹ và hiện ở mức 0,38%, tăng điểm 0,32% so với 2017. Dư nợ quá hạn và nợ xấu tại Chi nhánh BIDV Tràng An luôn được kiểm soát chặt chẽ, hơn nữa là chi nhánh mới thành lập nên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất thấp và thấp hơn nhiều so với nợ xấu của BIDV trong giai đoạn 2015 – 2018. Với tỷ lệ nợ xấu thấp cho thấy chất lượng tín dụng của BIDV Tràng An khá tốt.

Các hoạt động cung ứng dịch vụ khác

Theo định hướng mục tiêu phát triển phát triển của ngành ngân hàng nói chung và của hệ thống BIDV nói riêng, đó là đẩy mạnh tập trung vào hoạt động kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực quảng bá tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp cho mình. Trong những năm vừa qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được như sau:

Bảng 3.2. Hoạt động dịch vụ của chi nhánh Tràng An 2015-2018 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1 Dịch vụ thanh toán 4,75 5,25 5,82 6,18 2 Dịch vụ bảo lãnh 1,85 2,14 2,21 3,12 3 Dịch vụ ngân quỹ 0,98 1,02 1,06 1,21 4 Phí tín dụng 2,12 2,39 2,66 2,79 5 Phí hoa hồng bảo hiểm 0,01 0,01 0,02 0,03

6 Dịch vụ thẻ 0,95 1,01 1,05 1,24

7 Dịch vụ BSMS 0,35 0,47 0,52 0,64 8 Dịch vụ Internet Banking 0,18 0,25 0,48 0,55

Tổng thu dịch vụ ròng 11,19 12,54 13,82 15,76

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Tràng An giai đoạn 2015-2018)

Tổng thu dịch vụ ròng năm 2018 là 15,76 tỷ đồng tăng 14,04% so với năm 2017 và tăng 25,68% so với năm 2016. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ ròng vẫn theo hướng tích cực: tỷ trọng phí dịch vụ thanh toán vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch vụ ròng, với tỷ trọng trung bình là 41,06%, do xu hướng tiêu dùng bằng tiền mặt đang dần được thay thế bằng thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng

Kết quả hoạt động

Bảng 3.3.Kết quả kinh doanh của BIDV Tràng An năm 2015- 2018

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

1

Thu nhập lãi và các khoản tương tự 334,51 356,94 425,59 519,25

% tăng trưởng 6,71% 19,23% 22,01%

Chi phí lãi và các khoản tương tự 255,45 261,73 326,61 400,37

% tăng trưởng 2,46% 24,79% 22,58%

Thu nhập lãi thuần 79,06 95,21 98,98 118,88

% tăng trưởng 20,43% 3,96% 20,11%

2 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 8,08 8,13 9,15 9,74

3 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 7,75 7,19 7,38 7,63

4 Thu nhập từ hoạt động khác 3,3 4,17 4,75 5,05

Lợi nhuận thuần từ HĐKD trƣớc chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng 98,19 114,70 120,26 141,30

Chi phí DP RRTD 19,75 22,21 20,83 22,05

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 78,44 92,49 99,43 119,25

% tăng trưởng 17,92% 7,50% 19,93%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Tràng An giai đoạn 2015-2018)

Qua bảng số liệu có thể thấy hàng năm lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh Tràng An luôn duy trì mức ở mức năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận tăng trưởng chưa ổn định: từ mức 17,92% năm 2016 so với năm 2015, giảm mạnh còn 7,50% của năm 2017 so với năm 2016 và tăng mạnh lên 19,93% của năm 2018 so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2016 đến 2017 có sự chững lại do nền kinh tế nước ta cũng bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, sản xuất kinh doanh trong nước chịu bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới. Từ đó ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cũng gặp ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên mức tăng trưởng trung bình của lợi nhuận vẫn trên 15%/năm, đây là kết quả đáng ghi nhận của chi nhánh khi thời gian thành lập mới chỉ hơn 6 năm.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, thu nhập chủ yếu của chi nhánh tập trung vào thu nhập lãi và các khoản tương tự(đa số các năm chiếm xấp xỉ 82% trong tổng thu nhập của ngân hàng), trong đó thu nhập lãi cho vay khách hàng là khoản thu nhập lãi chính nên có khả năng chi nhánh dễ tiềm ẩn những rủi ro tín dụng. Việc tăng thu nhập ngoài lãi là một trong những chiến lược nhằm gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh khi hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo trần của Ngân hàng Nhà nước, nên trong giai đoạn 2015 -2018: Thu ngoài lãi (nhất là lãi từ hoạt động dịch vụ) và các khoản tương đương mặc dù có xu hướng tăng nhẹ từ 2015 đến 2018, tuy nhiên so với thu từ lãi thì hiện nay thu ngoài lãi vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, chi nhánh cần tập trung đầu tư mạnh vào các sản phẩm dịch vụ hàm lượng công nghệ cao, đồng thời tiếp tục cập nhật các dịch vụ trên nền tảng số, tạo sự tiện lợi cho khách hàng trong giao dịch và gia tăng tính cạnh tranh hoạt động đầu tư và các hoạt động dịch vụ

3.2. Thực trạng huy động vốn tại BIDV Tràng An

3.2.1. Các hình thức huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng thương mại khác, trong đó có cả các chi nhánh trong hệ thành, ngay từ những ngày đầu được

thành lập BIDV Tràng An luôn bám sát tình hình và đưa ra các chính sách kịp thời về huy động vốn, nhờ vậy, quy mô huy động vốn không ngừng tăng lên từ 4.532 tỷ năm 2015 tăng lên 6.955 tỷ năm 2018. Công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu,thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn, tận dụng tối đa các thế mạnh của mình để thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau. Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách kịp thời, cụ thể:

- Cân đối và sử dụng vốn hàng ngày tại Chi nhánh theo hướng tiết kiệm, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng.

- Thực hiện điều chỉnh lãi suất kịp thời theo các công văn chỉ đạo về lãi suất của Hội sở chính; đảm bảo cạnh tranh với các NHTM trên cùng địa bàn.

- Triển khai các sản phẩm huy động vốn cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Hội sở chính.

- Theo sát và phân tích diễn biến thị trường huy động vốn, tích cực thu hút nguồn tiền gửi với chính sách lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Thực hiện các chương trình khuyến mại, tặng quà khách hàng nhân ngày 20/10, 8/3,20/11..., thực hiện chăm sóc khách hàng nhân các ngày lễ, tết, ngày sinh nhật...để duy trì và thu hút khách hàng gửi tiền.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng áp dụng nhiều hình thức huy động vốn với từng đối tượng khách hàng như

Tiền gửi dành cho khách hàng tổ chức:

- Tiền gửi thanh toán tổ chức kinh tế: tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại ngân hàng với mục đích giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do BIDV cung cấp.

- Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn: Là văn bản thỏa thuận giữa khách hàng và BIDV về việc nhận, gửi tiền gửi có kỳ hạn; chi trả, rút tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân:

- Tiền gửi thanh toán cá nhân: là loại tài khoản do cá nhân mở tại ngân hàng với mục đích giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng

các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do BIDV cung cấp.

- Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại BIDV theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

- Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền gửi của khách hàng gửi tại BIDV trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và BIDV với nguyên tắc hoàn trả đủ tiền gốc và lãi cho khách hang

- Tiền gửi kinh doanh chứng khoán: là loại tài khoản tiền gửi thanh toán mà Nhà đầu tư chứng khoán mở tại Ngân hàng nhằm mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng, Công ty chứng khoán. Tài khoản này được kết nối trực tiếp với tài khoản chứng khoán của khách hàng mở tại các công ty chứng khoán có liên kết với BIDV.

- Tiền gửi online: Tiền gửi có kỳ hạn Online là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cho phép khách hàng gửi tiền thông qua hệ thống Internet Banking của BIDV

Nhờ có chính sách đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng, nên nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

3.2.2. Quy mô huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của các NHTM luôn được coi là nhiệm vụ trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)