Quan niệm nhân sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của đề tài

1.2.1. Quan niệm nhân sinh

Quan niệm về nhân sinh hiện diện từ rất lâu trong lịch sử và có sự cải đổi qua từng thời kỳ. Bởi quan niệm về nhân sinh bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó “hệ tư tưởng” là yếu tố chi phối sâu sắc nhất. Thế nên có những quan niệm nhân sinh truyền thống lưu truyền ngàn đời, song có những quan niệm nhân sinh chỉ có giá trị tại thời điểm lịch sử nhất định.

Có nhiều cách đánh giá về quan niệm nhân sinh theo những góc nhìn khác nhau. Theo Từ điển văn học thì “nhân” là người, “sinh” là sống, “quan niệm” là cách nhìn nhận, cách hiểu của mình đối với một sự vật, một vấn đề. Từ đó có thể hiểu quan niệm nhân sinh gồm những quan niệm về cuộc sống của con người, lẽ sống , mục đích, ý nghĩa, giá trị đích thực hướng con người đến những điều tốt đẹp, tạo nên sự kỳ diệu của cuộc sống.

Có rất nhiều lĩnh vực bàn về tư tưởng nhân sinh dựa trên những tài liệu nghiên cứu qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Phải khẳng định rằng trong số những lĩnh vực ấy, văn học phản ánh quan niệm nhân sinh một cách thấu đáo,

Theo quan điểm Triết học :“Thế giới quan bao gồm nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con ngƣời”... Đó là những vấn đề: Con ngƣời là gì? Bản tính, bản chất con ngƣời? Mối quan hệ giữa con ngƣời và thế giới? Con ngƣời có thể làm làm gì để giải phóng mình, đạt

tới tự do?” [28, tr.201]. Tức là quan niệm nhân sinh là lẽ tất yếu nảy sinh khi

tồn tại cuộc sống của con người, đây là yếu tố cốt lõi duy trì những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội loài người.

Quan tâm đến “nhân sinh quan” trong tư tưởng Nho giáo có thể thấy: Nhân sinh không chỉ bao gồm cuộc sống của con người và sinh mệnh của con người mà còn cả nhân tính. Nhân sinh được biểu hiện ở khía cạnh sau:

Thứ nhất, về mặt sinh mệnh của con người. Đó chính là yếu tố cơ bản

duy trì sự sinh tồn của con người.

Thứ hai, cuộc sống của con người. Mục đích của cuộc sống con người

không chỉ là làm tốt cho mình mà còn làm cho cả nhân loại sống tốt hơn. Cuộc sống ở đây là cuộc sống nội tâm và cuộc sống ngoại tâm, cũng có thể gọi là đời sống tinh thần và đời sống vật chất.

Thứ ba, phương hướng của con người, hướng về mục tiêu nhất định.

Nho giáo là một hệ thống giáo lí của nhà Nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Để đạt được mục đích đó, Nho giáo đặt ra kiểu mẫu người “quân tử” để cai trị xã hội. Để trở thành người quân tử trước hết phải tu thân sau đó mới hành động. Điều này được phản ánh rõ nét trong văn học, đặc biệt văn học trung đại với những sáng tác của các nhà trí thức ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo.

Có thể thấy, quan niệm nhân sinh hướng con người vào cái thiện và mong muốn cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Trong văn học “phạm trù nghệ thuật về con người” rất được coi trọng. Bởi lẽ “văn học là nhân học”, con người là trung tâm của vũ trụ, là hình tượng chủ yếu được văn học tiếp nhận và phản ánh. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật,… thì mục

đích chính vẫn nhằm miêu tả và thể hiện con người, bày tỏ quan điểm của con người về cuộc sống.

Có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Con người chính là đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Vậy “quan niệm nhân sinh” trong văn học chính là tư tưởng để hiểu về con người, tạo chiều sâu lí tưởng và tính độc đáo hình tượng, từ đó thấy được giá trị con người và quan niệm của tác giả trước nhân tình thế thái.

Trong văn học trung đại, quan niệm nhân sinh rất phong phú và có điểm khác biệt với văn học dân gian. Mỗi một thể loại sẽ có cách quan niệm và biểu hiện con người riêng trên cơ sở những cái chung. Những quan điểm chung chi phối văn học trung đại kể đến các quan niệm“con ngƣời vũ trụ”,

“Con ngƣời đạo đức”,“con ngƣời đấng bậc”. Vận dụng vào Đoạn trƣờng tân

thanh, Nguyễn Du đã chọn cho mình một hệ thống tư tưởng lớn của xã hội

phong kiến lúc bấy giờ để giải thích những phức tạp trong đời sống của con người, để giải quyết số phận chung của xã hội, của dân tộc trong một thời kì lịch sử đầy biến động. Nguyễn Du đã xuất phát từ quan niệm “đời là bể khổ” để đi đến những nhận định về nhân sinh trên nền tảng tâm thế Việt – lấy tình cảm, tình yêu thương làm chỗ dựa. Đối với ông, một mặt, sự đối lập giữa tài năng và số phận tư tưởng “tài mệnh tương đố” là sự bất công cơ bản và lớn nhất; mặt khác, con người vẫn có thể cải hoá được số phận nếu nỗ lực tu tâm, hành thiện. Quan niệm về số phận con người là sự cụ thể hoá nhân sinh quan ấy. Nguyễn Du cho rằng, thân phận mỗi người là sự tồn tại theo duyên cảnh, là tất nhiên và mang tính tiền định. Khi xem xét thân phận con người, Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến người tài và phụ nữ. Quan niệm về cuộc đời và thân phận con người của Nguyễn Du đã góp một sắc thái đặc biệt trong hệ thống triết lý nhân sinh Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)