Quan niệm sống giữ gìn trinh tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 44 - 47)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2. Quan niệm sống giữ gìn trinh tiết

Quan niệm về sự giữ gìn sự trinh tiết thanh bạch đi theo suốt cuộc đời của nàng Kiều. Kiều đã vượt qua hoàn cảnh, lấy “hiếu làm trinh” để vuông tròn đạo nghĩa. Nhưng dù khi đương thanh bình trong sự bao bọc của gia đình, người thương, hay những tháng năm “gió dập sóng dồi” thì nỗi canh cánh về “tiết trinh” luôn đeo bám lấy Kiều. Những lời đối thoại của Kiều với mọi người, đặc biệt với Kim Trọng đã giúp nàng bộc lộ được phần nào quan

niệm về việc sống giữ gìn trinh tiết của mình. Điển hình là khi Kim Trọng trong khung cảnh “Dải là hƣơng lộn, bình gƣơng bóng lồng” cùng Kiều đã:

Sóng tình dƣờng đã xiêu xiêu Xem trong âu yếm có chiều lả lơi…

So với Kim Vân Kiều truyện, khi Kim Trọng có ý mê đắm:

Liệt nữ xƣa kia, có ngƣời cũng đã làm nhƣ thế, sao riêng chúng mình lại không nên?

Nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đã nói:

- Thiếp lấy cái điều không nên học cái nên của ngƣời xƣa; chàng lấy cái nên của ngƣời xƣa mà thể lƣợng cho cái không nên của thiếp, thì mới biết cái không nên này chính là để bảo toàn cho cái nên của đôi ta rất là to lớn. Con gái giữ mình nhƣ chiếc lọ, lọ để vỡ, đâu lại còn nguyên, mình để nhơ, đâu lại còn sạch? Đêm hợp cẩn mai sau, biết lấy gì để làm chứng? Rồi bấy giờ vì hối mà sinh nghi, đã nghi mà không trái thề lỗi ƣớc là việc làm không thể có. Cho nên, nếu thiếp sinh lòng bất chính, chàng cũng nên tự tay mình giết đi đứt

mối dâm đãng, chớ lẽ nào lại lấy việc dâm bôn dạy cho vợ? [26, tr.43].

Trong Kim Vân Kiều truyện ta thấy hình ảnh một nàng Kiều rắn rỏi, mang đủ lễ nghĩa, giáo lí để ngăn cản Kim Trọng. Nhưng trong lời nói của nàng có gì cứng nhắc, dài dòng. Còn nàng Kiều của Nguyễn Du đã ngăn lại như sau:

Thƣa rằng: “Đừng lấy làm chơi Dẽ cho thƣa hết một lời đã nao!”

Và:

“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”…

Nghĩa là tự trong tâm thức Kiều xem chữ “trinh” theo nghĩa thân thể phải dành cho buổi hợp cẩn, hoa chúc của lễ tân hôn, hài hòa với chữ “trinh” tâm lý, tâm hồn. Lời ngắn mà ý sâu, nhẹ nhàng mà thuyết phục, thẳng thắn mà lại rất khéo léo.

Tình yêu Kim – Kiều là tình yêu đẹp, toàn bích, toàn mỹ, nghĩa là đạt đến lý tưởng ở mọi thời, tình yêu của đôi trai tài gái sắc “Trăm năm tạc một

chữ đồng đến xƣơng”. Kiều ý thức rõ điều đó, nên nàng đã nói:

“Đừng điều nguyệt nọ, hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai…”

Thì ra Nguyễn Du đã có nhận thức mới mẻ về hai phương diện của chữ “trinh” ở Kiều nói riêng, ở người phụ nữ cao quý nói chung: Trinh – sinh lý và trinh – tâm hồn, tinh thần. Với ông, chữ trinh – sinh lý là quan trọng, nhưng chữ trinh – tâm lý, tinh thần còn cao quý hơn. Bởi vậy mà trong suốt mười lăm năm lưu lạc, gặp biết bao nhiêu người: Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Từ Hải, dường như không ai có thể chiếm trọn được tâm hồn - chữ trinh cao quý của nàng. Vì trong thâm tâm Thúy Kiều, chỉ có Kim Trọng mới là người nàng dành trọn vẹn “Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”.

Thúy Kiều – người con gái rất có ý thức về mình và ý thức về người, nhất là với người yêu Kim Trọng, sau khoảng thời gian lưu lạc, nàng vẫn giữ nguyên vẹn quan điểm của mình về chữ trinh, nên nàng đã có ý từ chối tác hợp vợ chồng với Kim Trọng. Có điều ý vị, đáng lưu tâm là từ miệng Kiều, hai lần cùng nói đến chữ trinh:

“Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng

Hoa thơm phong nhụy trăng vòng tròn gƣơng. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng

Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xƣa”…

Và:

“Chữ trinh còn một chút này Chẳng cầm cho vững lại dày cho tan!

Còn nhiều ân ái chan chan Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi”…

“Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa” nhưng Kiều vẫn “dám” đưa chữ “trinh” ra để nói cùng Kim Trọng, quả là một điều rất táo bạo, mới mẻ của Nguyễn Du. Theo đó, chữ trinh với người phụ nữ còn được hiểu là sự tôn trọng, tình cảm trong sáng, thánh thiện vô ngần mà con người dành cho nhau trong tình yêu. Bởi vậy mà Kiều đã đưa ra lời từ chối rất khéo léo, lại thể hiện được nàng vẫn là người rất đáng tôn trọng, đừng nài ép chỉ làm nàng thêm tủi nhục mà hãy xem “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Sự giao cảm đồng điệu giữa những tâm hồn thấu hiểu nhau mới là điều cốt lõi để hình thành nên chữ “trinh”. Lời nói và hệ tư tưởng được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều cũng là những tư tưởng mà Nguyễn Du muốn phản ánh. Thúy Kiều đã rất khéo léo từ chối, lí giải để Kim Trọng – một con người trọng tư tưởng nam quyền hiểu rõ về suy nghĩ của mình. Đó không phải là sự đối lập giữa các hệ tư tưởng, mà ở đây, Nguyễn Du đã để nàng Kiều làm giảm đi sự cứng nhắc, giáo điều, thậm chí bảo thủ trong lối nghĩ chiếm đoạt của tư tưởng nam quyền vốn tồn tại trong xã hội phong kiến; mở ra một lối sống tự do, tôn trọng cách sống, cách nghĩ của người khác hơn là cố gắng chiếm những điều mình mong muốn. Nghĩa là con người sống phóng khoáng, không áp đặt nhưng không vì thế mà buông thả, cự tuyệt. Phải có sự hài hòa, đồng điệu giữa những tâm hồn. Bởi vậy nên Thúy Kiều đã giải tỏa mọi suy tính của Kim Trọng, để mối tình này mãi đẹp, mãi dịu dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)