Quan niệm nhân sinh trong văn học thế kỉ X đến thế kỉ XVII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 28 - 31)

7. Bố cục của đề tài

1.2.2. Quan niệm nhân sinh trong văn học thế kỉ X đến thế kỉ XVII

này là khúc ca khải hoàn của chiến thắng, là tiếng nói ngợi ca lòng yêu nước và chí khí anh hùng của các bậc quân vương, quân tử mang đậm cảm hứng tôn giáo, hào khí Đông A. Lực lượng sáng tác giai đoạn này thuộc tầng lớp các bậc quân vương, quan tướng, thiền sư, các nam nhi, quân tử có công với đất nước. Chính vì thế, đề tài văn học liên quan đến các vấn đề mang tầm quốc gia đại sự, có tính chất chính trị, gắn liền với vận mệnh dân tộc.

Quan niệm nhân sinh về con người vẫn còn mang nặng tính giai cấp, của lễ giáo phong kiến. Giai đoạn này do đặc điểm lịch sử - xã hội đề cao Nho, Đạo, Phật. Vì thế, như tác giả Trần Đình Sử đã từng nhận xét:“Con ngƣời trong văn học Lí – Trần vừa có mặt yêu nƣớc, thƣợng võ, vừa có sự cảm nhận sâu sắc về tính chất hƣ huyễn của cuộc đời, trƣớc hết là thân con

ngƣời...”. Ví dụ trong bài Thị đệ tử của Thiền sư Vạn Hạnh:

Thân nhƣ điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố uý, Thịnh suy nhƣ lộ thảo đầu phô.

(Thân như bóng chớp, có rồi không, Cây cối xuân tươi, thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông).

Bốn câu thơ nói về lẽ sinh hóa, về quá trình biến đổi của muôn vật. Tác giả ví đời người như ánh chớp, như cảnh cây tươi héo của cây cối, như giọt sương khi đọng khi tan trên ngọn cỏ. Đời người cùng sự thịnh suy rất ngắn ngủi, mong manh.

Quan niệm nhân sinh trong giai đoạn này còn là sự bày tỏ ý chí khẳng định cái bản ngã với khát vọng cứu nước. Phạm Ngũ Lão đã viết bài Thuật hoài (Tỏ lòng). Bài thơ thể hiện ý chí và khí thế hùng mạnh, xây dựng hình ảnh con người với tƣ thế chủ động, vững chãi, hiên ngang mang tầm vóc vũ

trụ đã tạc vào không gian và thời gian của người chiến sĩ, để bảo vệ non sông gấm vóc. Không chỉ có vậy mà còn được thể hiện ở cái chí và cái tâm của người anh hùng: mang lí tưởng phò vua cứu nước.

Có thể thấy rằng, văn học từ thế kỉ X – XIV là giai đoạn mở đầu cho văn học viết dân tộc, các sáng tác chủ yếu mang cảm hứng tôn giáo, cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng yêu nước. Quan niệm nhân sinh giai đoạn này nghiêng về con người cộng đồng, con người bổn phận với khát vọng cống hiến và chưa chú ý đề cập đến con người cá nhân, con người đời thường với đời sống tâm sinh lí thực tế.

Tiếp đó, giai đoạn văn học từ thế kỉ XV – XVII đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân tộc. Từ việc tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được ở giai đoạn trước và nâng lên bước phát triển mới, mặt khác, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, ở giai đoạn này sáng tạo ra một số thể loại mang rõ dấu ấn thời đại dân tộc. Hơn nữa, cùng với văn học có tính giáo huấn, “ngôn chí”, “tải đạo”... lần đầu tiên con người với tư cách là những số phận cá nhân đã bước vào tác phẩm văn học. Một số nhà văn ở giai đoạn này đã dùng ngòi bút thử nghiệm về những giải pháp xã hội, tìm hạnh phúc cho con người.

Nếu như ở giai đoạn thế kỉ X – XIV, các tác giả lấy thần thánh, lấy những nhân vật truyền thuyết hoặc các cao tăng, đạo sỹ... làm nhân vật trung tâm cho các tác phẩm của mình thì ở giai đoạn này người thực, việc thực, đặc biệt là những con người có số phận bất hạnh được lựa chọn làm đối tượng phản ánh chủ yếu.

Trong Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đứng trên lập trường đạo đức để phản ánh số phận con người. Những người phụ nữ được Nguyễn Dữ xây dựng là những con người được Nho giáo ca ngợi tiết hạnh, nết na hiền thục, tuân thủ đạo “tam tòng tứ đức”. Tiêu biểu cho mẫu hình này là Nhị Khanh và Vũ Thị Thiết với lòng thủy chung, sự ý thức nâng niu, gìn giữ hạnh phúc gia đình

và sự tự tôn về phẩm giá con người. Bên cạnh đó Nguyễn Dữ còn xây dựng những hồn ma bóng quỷ trên nền yếu tố kì ảo để dễ dàng bộc lộ quan điểm nhân sinh tiến bộ nhân văn với hệ tư tưởng truyền thống. Từ mã thể loại truyền kì tác giả đã tự do miêu tả những hạnh phúc đời thường của con người. Nhân vật Nhị Khanh, Đào, Liễu (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây) hiện lên rất sống động không chỉ đẹp mà còn tài năng và có cá tính mạnh mẽ dám sống thật với bản thân – đó là mong ước tự do, khao khát tình yêu tự do và được đắm chìm trong hạnh phúc ái ân...

Văn học giai đoạn này có sự chuyển biến mạnh từ văn học chức năng sang văn học hình tượng. Quan niệm về con người đã tách dần khỏi tư duy triết học, sử học và ngày càng đậm nét hơn. Số phận con người được đề cập nhiều hơn, tuy nhiên đó mới chỉ là những viên gạch sơ khai đặt nền móng cho tư tưởng nhân sinh sâu sắc gắn bó với đời sống con người của giai đoạn văn học sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)