Quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 74 - 81)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh

Mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã phải trải qua những cảnh ngộ bi đát nhất của người phụ nữ: hai lần làm gái lầu xanh, hai lần làm con ở, một lần lấy làm vợ lẽ bị vợ cả đánh ghen phải trốn đi, ba lần tu hành bất đắc dĩ và nhiều lần có ý định từ giã cuộc đời và thực sự đã hai lần tự tử, sống góa bụa côi cút, sáu lần lấy chồng. Cuối cùng Kiều vẫn là người không chồng, không con giữa lúc tuổi đời còn đang độ chín đẹp. Trải qua bao nhiêu cảnh ngộ như vậy, chịu tác động của nhiều hoàn cảnh, nàng chỉ biết nói ít và nghĩ nhiều, nghĩ rồi tự vấn với mình. Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Kiều hiện lên là

một con người đa diện, phức tạp, tính cách vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, Kiều lại phải chọn cho mình cách nghĩ, cách ứng xử khác nhau. Hoàn cảnh sống, xã hội đồng tiền ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, hành xử của nàng.

Từ khi cơn gia biến ập xuống gia đình Kiều, nàng đã phải băn khoăn giữa “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”. Mặc dù cuối cùng Kiều chọn bán mình, hi sinh chữ tình làm trọn chữ hiếu nhưng đắn đo giữa tình và hiếu là nỗi dằn vặt, day dứt mà Kiều mang theo mình suốt mười lăm năm lưu lạc. Có thể nói mối tình Kim – Kiều là mối tình say đắm, mặn mà, đậm sâu. Mười lăm năm đọa đầy của kiếp người, không nỗi đau nào Kiều chưa từng nếm trải, không nỗi nhục nhã ê chề nào nàng chưa bước qua. Một trái tim với biết bao nhiêu giằng xé, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ cho mình một phần kín đáo, riêng tư và trong sạch. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả lúc chờ đợi Từ Hải – cứu tinh của cuộc đời, nàng vẫn nhớ về hình bóng Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vƣơng tơ lòng.

Nỗi nhớ của Thuý Kiều không trào dâng bồng bột như sóng xô bờ trong lần ở lầu Ngưng Bích, không khiến nàng đớn đau, khắc khoải xé lòng như lần ở lầu xanh Tú Bà mà lắng lại trong dòng mạch thâm trầm của ký ức. Cặp tiểu đối “dẫu lìa ngó ý”, “còn vƣơng tơ lòng” với chữ “còn” phủ định

chữ “dẫu” cho thấy mặc dù trong cuộc đời Kiều có sự giằng xé, mâu thuẫn

giữa cõi thực “lìa ngó ý” và cõi mộng “vƣơng tơ lòng”, cõi thực buộc Kiều phải dứt tình với Kim Trọng, nhưng sức bền của mối tình chứng tỏ tình cảm đã “lội ngược dòng” để cho cõi mộng “phủ định” trở lại đối với cõi thực, đối với định mệnh nghiệt ngã, đối với tai ương chia rẽ mối tình Kim - Kiều.

Chữ “nghĩa” không thay thế được chữ “tình”, nhưng nàng Kiều nhắc đến

chữ “nghĩa”. Cho dẫu chữ “nghĩa dày” đã bị bụi trần thời gian vùi lấp

thành “chút nghĩa cũ càng”, trước sau, đấy vẫn là một chữ “nghĩa” kiên trinh và chính chữ “nghĩa” này của Kiều đã băng bó cho những đau thương nhân

tình của Kim Trọng trong cõi thực phũ phàng. Thời gian không làm phai nổi

chữ “tình”, thời gian cũng không thể làm giảm đi sức bền của chữ “nghĩa”.

Thế nên, thay cho câu hỏi thảng thốt trong lần trước: “Hoa kia đã chắp cành

này cho chƣa?”, lần này, nàng Kiều cảm thấy tự tin, yên lòng hơn ở chữ

“nghĩa” mà nàng đã cậy nhờ Thuý Vân vun đắp: một chữ “nghĩa” có hậu,

một chữ “nghĩa” đầy hứa hẹn “may ra” cho Kim Trọng về đường gia thất con cái:

Duyên em dù nối chỉ hồng May ra khi đã tay bồng tay mang…

Vì nàng đã được che chở bởi Từ Hải, đang mong ngóng Từ Hải về thực hiện lời hứa với mình, nên dường như trong lòng nàng có chút gì đó tin yêu, hi vọng. Bởi vậy dù có nhớ, có buồn về mối tình xưa thì nàng cũng gửi thêm chút niềm tin, chút lạc quan hơn. Rõ ràng, đoạn độc thoại nội tâm này đã cho thấy tâm tư sâu lắng của Thúy Kiều. Nàng đã và đang phải phiêu bạt nhưng Kiều không chưa bao giờ thôi nhớ về mối tình ấy. Chỉ là ở mỗi hoàn cảnh chi phối, buộc nàng phải lựa chọn, phải nghĩ theo một cách khác mà thôi.

Khi phải ra đi cùng Mã Giám Sinh, Thúy Kiều thấy cuộc đời mình từ đây sẽ trải qua muôn vàn cay đắng. Kiều đã nghĩ đến cái chết “cho xong một đời” như sự giải thoát cho kiếp sống tủi nhục mà nàng lo sợ diễn ra. Suy nghĩ đến cha mẹ sợ liên lụy, nàng lại chấp nhận sống tiếp:

Nghĩ đi nghĩ lại một lần, Một mình thì chớ hai mình thì sao?

Sau dầu sinh sự thế nào,

Truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân. Nỗi mình âu cũng giãn dần,

Kíp chầy thôi cũng một lần mà thôi!

Trong hoàn cảnh nào Thúy Kiều cũng khôn nguôi nỗi nhớ về cha mẹ. Nàng nghĩ về cha mẹ, tuổi già, nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng chưa báo đáp.

Ngay cả khi được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh của Tú Bà lần thứ nhất, khi cô đơn Thúy Kiều vẫn hướng trái tim nghĩ về cha mẹ ở quê nhà:

Bóng dâu đã xế ngang đầu, Biết đâu ấm lạnh, biết đâu ngọt bùi.

Ở mỗi hoàn cảnh, nỗi nhớ về cha mẹ lại có sự khác nhau, những dòng tâm trạng khác nhau, nhưng chưa bao giờ là nguôi ngoai đi trong lòng nàng.

Với tình yêu, tình cảm của nàng cũng được thể hiện đa dạng. Với Kim Trọng là nỗi nhớ song hành với nỗi nhớ về cha mẹ. Khoảng cách không gian đủ lớn, thời gian đủ dài để từ đắm say trong tình yêu, nàng chỉ còn biết nhớ nhung, tiếc nuối về một mối tình trong quá khứ. Nếu như trước đây khi nghĩ về Kim Trọng, Kiều thương nhớ về lời thề đôi lứa, ước mong được trùng phùng, giờ đây khi gia đình gặp gia biến nàng lại nghĩ về phần “nghĩa” nhiều hơn. Nàng không quên Kim Trọng, nhưng tấm thân đã nếm đủ ê chề “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” khiến tình yêu không còn trọn vẹn như xưa. Thúy Kiều không nghĩ về tình yêu của riêng mình mà nàng chỉ mong ước Thúy Vân có thể trả nghĩa cho chàng Kim thay mình. Dù hoàn cảnh có vùi dập tấm thân nàng đến đâu thì trái tim Kiều vẫn không thôi yêu thương và luôn mong ước cho người thân của nàng được hạnh phúc.

Đối với Thúc Sinh, tình cảm của Thúy Kiều là ơn nghĩa đối với một người đã từng cứu vớt nàng. Với Từ Hải, nàng yêu bằng lòng trân trọng và ngưỡng mộ tài năng chứ không đơn thuần là một tình yêu đôi lứa khởi đầu bằng những rung động của trái tim như tình yêu với Kim Trọng. Nhớ về Thúc Sinh, Thúy Kiều luôn thường trực nỗi lo lắng về người vợ cả Hoạn Thư, nàng phân vân:

Sắn bìm chút phận con con,

Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?

Với ai, trong mối quan hệ nào nàng cũng đắn đo, nghĩ xa và dự cảm đến mọi điều. Khi xưa với Kim Trọng:

Ngƣời đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Còn bây giờ nàng lại băn khoăn khi gặp Thúc Sinh. Là bởi sự trùng hợp hay tại nàng quá sắc sảo, mặn mà để đoán được tương lai. Nàng đã về với Thúc Sinh nhưng vẫn phân vân “khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng”. Hoàn cảnh hiện thời của nàng không giống như khi gặp Kim Trọng nên dự cảm về tương lai dường như rõ ràng hơn, nói mà như để tự mình khẳng định rằng cuộc lương duyên này chắc hẳn không “vuông tròn” được.

Đối với Từ Hải, nỗi nhớ của Thúy Kiều khi phải chia xa là nỗi nhớ dành cho người anh hùng, nàng nhớ về chí hướng “cánh hồng bay bổng” khắp bốn phương:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phƣơng trời đăm đăm.

Trong hoàn cảnh chờ chồng – Từ Hải xông pha lập công danh, Kiều nhớ về cha mẹ, nhớ Kim Trọng rồi mới nhớ đến Từ Hải. Tại sao Thúy Kiều không day dứt nhớ riêng Từ Hải? Bởi trong hoàn cảnh này, nỗi nhớ của nàng quá lớn, nỗi nhớ ấy dành cho tất cả người thân, trong đó có Từ Hải – người gieo mầm hi vọng cho nàng một cuộc sống hạnh phúc.

Như vậy, ở mỗi hoàn cảnh, gặp những người khác nhau, Thúy Kiều lại phải lựa chọn cho mình một tình cảm, một cách thể hiện sao cho phù hợp với hoàn cảnh của nàng. Đó là cách duy nhất để Kiều giữ được phẩm giá, để nàng nuôi khát khao sống và vượt qua những thăng trầm, chìm nổi. Điều này càng thể hiện nàng là người vô cùng thông minh, nhạy bén, sắc sảo mà cũng rất khéo léo.

Khi rơi vào lầu xanh, mỗi lần nàng lại có một cách phản ứng khác nhau. Lần đầu tiên, nàng quyết tự tử, tìm mọi cách thoát ra khỏi lầu xanh nhưng không được. Lần thứ hai nàng buồn tủi vô cùng, nhưng dường như không còn nghĩ đến cái chết, mà thay vào đó là sự chấp nhận, sự đương đầu

Nghĩ đời mà chán cho đời, Tài tình chi lắm, cho trời đất ghen!

Tiếc thay nƣớc đã đánh phèn, Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần! Hồng quân với khách hồng quần, Đã xoay đến thế, còn vần chửa tha.

Lỡ từ lạc bƣớc bƣớc ra, Cái thân liệu những từ nhà liệu đi.

Đầu xanh đã tội tình chi? Má hồng đến quá nửa thì chƣa thôi.

Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

Trong hoàn cảnh bị giam lỏng và bị bắt làm con hầu ở nhà mẹ Hoạn Thư – lần thanh y thứ nhất, Kiều đã có những cách ứng xử riêng cho tình cảnh của mình lúc bấy giờ. Nàng biết đây là hoàn cảnh vô cùng éo le với nàng, dường như nàng rơi vào hoàn cảnh không lối thoát. Nàng ý thức được hoàn cảnh đó, và chỉ còn biết liều mình lao vào sống với hoàn cảnh trớ trêu ấy, và tự trách thân mình:

Phong trần kiếp chịu đã đầy, Lầm than lại có thứ này bằng hai.

Phận sao phận bạc vừa thôi,

Khăng khăng buộc mãi lấy ngƣời hồng nhan.

Lần thanh y thứ hai – khi chuyển từ tay mẹ Hoạn Thư sang làm hầu gái cho Hoạn Thư, Kiều giật mình biết được sự thật, và lúc này nàng nhỏ bé vô cùng trước cái uy của Hoạn Thư. Nàng tiếp tục chọn cách chấp nhận, lo sợ và tủi nhục:

Phải chăng nắng quáng đèn lòa, Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?

Bây giờ tình mới rõ tình,

Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai. Chƣớc đâu có chƣớc lạ đời? Ngƣời đâu mà lại có ngƣời tinh ma?

Rõ ràng thật lứa đôi ta, Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi.

Bề ngoài thơn thớt nói cƣời,

Mà trong nham hiểm giết ngƣời không dao. Bây giờ đất thấp trời cao,

Ăn làm sao nói làm sao bây giờ? Càng trông mặt càng ngẩn ngơ, Ruột tằm đòi đoạn nhƣ tơ rối bời.

Sợ uy dám chẳng vâng lời, Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.

Chỉ khi dùng lời độc thoại, Thúy Kiều mới thổ lộ ý kiến nhận xét về người khác – Hoạn Thư:

Bề ngoài thơn thớt nói cƣời,

Mà trong nham hiểm giết ngƣời không dao…

Trong cảnh này, nàng còn biết than thở, tâm sự với ai ngoài chính mình. Kiều tự nhận ra sự nham hiểm, con người nhiều mặt của Hoạn Thư. Kiều biết, mà đành phải chấp nhận, không còn cách nào khác.

Từ một người con gái nết na, xinh đẹp “tường đông ong bướm đi về mặc ai”, Thúy Kiều phải lựa chọn giữa tình - hiếu khi gia đình gặp cơn tai biến. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh, nàng lại tự thay đổi mình cho phù hợp với hoàn cảnh ấy. Có thể nói mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều là khoảng thời gian nàng đã phải đóng tất cả các vai diễn với những cung bậc cảm xúc khác nhau, và nàng phải tự chọn cách diễn cho mình, không thể không diễn và phải sống với đúng tâm trạng nhân vật, mà không ai khác nhân vật ấy chính là hóa

thân của nàng. Qua những lời độc thoại nội tâm của Thúy Kiều ở những hoàn cảnh khác nhau ta có thể thấy dù ở hoàn cảnh nào Kiều cũng tỏ ra là một người giàu tình cảm, không hề vô tình. Nhưng nàng có lúc rõ ràng trong chuyện tình cảm, lại có lúc không hiểu được hết nỗi tủi nhục của mình. Lúc nào nàng cũng cố gắng sống cho trọn phẩm giá của mình, cố gắng tìm lối thoát cho bản thân. Và dầu ở hoàn cảnh nào, nàng cũng luôn đau đáu thường trực một nỗi nhớ về người yêu, về gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)