Độc thoại nội tâm chịu sự chi phối của quan điểm nhân văn thời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 67)

7. Bố cục của đề tài

3.1. Độc thoại nội tâm chịu sự chi phối của quan điểm nhân văn thời đại

3.1.1. Quan niệm sống hƣớng tới sự trong sạch, lƣơng thiện

Có lời nhận xét cho rằng Đoạn trƣờng tân thanh là quyển bách khoa toàn thư của một ngàn tâm trạng. Thật vậy, trong Đoạn trƣờng tân thanh, Nguyễn Du đã xây dựng một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng. Thành công nhất của Nguyễn Du là xây dựng nhân vật Thúy Kiều với nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, trong đó độc thoại nội tâm giữ một vai trò đặc biệt. Suốt quãng đời mười lăm năm lưu lạc, chưa bao giờ Thúy Kiều thôi nhớ về gia đình, về công ơn cha mẹ mà nàng chưa thể báo đáp trọn vẹn. Đồng thời, mười lăm năm chìm nổi với bao đắng cay, tủi nhục ấy đã khiến Kiều không biết bao nhiêu lần thổn thức với những suy ngẫm cay đắng về tương lai, số phận, cuộc đời. Ý thức về cuộc sống, ý thức làm người luôn hiện hữu dù trong bất kì hoàn cảnh nào là một nét tính cách đặc trưng, nổi bật trong tính cách của Thúy Kiều.

Bởi bản tính thông minh, nhạy cảm, nàng đã sớm nhận ra sợi dây tương liên giữa mình và Đạm Tiên trong khi mọi người bình thản, vô tư sống. Nàng linh cảm về cuộc sống, về đời mình sau này:

Một mình lƣỡng lự canh chầy, Đƣờng xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.

Hoa trôi bèo dạt đã đành,

Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi!

Từ cuộc đời nàng Đạm Tiên trong quá khứ, từ nấm mồ vô chủ của người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh kia, Kiều đã dự cảm được phần nào về tương lai của mình. Nỗi lo âu, lênh đênh vô định hiện hữu trong tâm hồn

nàng. Những giấc chiêm bao, sự đe dọa của định mệnh bắt đầu đeo bám Thúy Kiều. Những ám ảnh vô định ấy đã chi phối đến suy nghĩ, hành động của Kiều trong hiện thực:

Vả trong thần mộng mấy lời, Túc nhân âu hẳn có trời ở trong.

Kiếp này nợ trả chƣa xong, Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau.

Chính vì ý thức được cái “duyên nghiệp” với Đạm Tiên mà suốt mười lăm năm phiêu bạt, Thúy Kiều đã không ít lần nhớ lại, và hành động theo lời báo mộng năm nào: Khi Kiều bị Tú Bà bắt tiếp khách, nàng có thể cầm dao tự tử, nhưng nhớ về lời báo mộng của Đạm Tiên, nàng lại thuận theo Tú Bà ra ở lầu Ngưng Bích. Nhân duyên với Đạm Tiên đeo đẳng cả cuộc đời Kiều, nàng muốn dứt ra cũng không được, và cũng không thể dứt ra. Trong thâm tâm không ít lần nàng vừa muốn buông xuôi, lại muốn trỗi dậy mãnh liệt để sống, để tìm hạnh phúc. Nhưng có lẽ “Ngẫm hay muôn sự tại trời”, ý thức về cuộc sống của nàng có biết bao nhiêu dằn vặt, đến nàng cũng không thể làm chủ được hết. Hãy nhắc mối tình Kim – Kiều để thấy khát khao sống, khát khao hạnh phúc của nàng lớn đến nhường nào.

Cùng một “ngày xuân con én đƣa thoi” ấy, Kiều vừa gặp mộ Đạm Tiên, lại vừa gặp được mối tình mà như Nguyễn Du nói:

Ngƣời quốc sắc, kẻ thiên tài, Tình trong nhƣ đã mặt ngoài còn e.

Thúy Kiều đã tự vấn bản thân:

Ngƣời mà đến thế thì thôi, Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!

Ngƣời đâu gặp gỡ làm chi,

Hai câu đầu trong đoạn trên nàng nói về Đạm Tiên, rằng kiếp hồng nhan mà bạc mệnh, muôn đời chịu đắng cay. Hai câu sau, Kiều băn khoăn về cuộc gặp gỡ của nàng và Kim Trọng, có duyên không hay đang khởi nghiệp? Nghiệp duyên, duyên nghiệp, nàng phải làm sao?

Kiều đến với tình yêu bằng những rung động, những cảm xúc thơ mộng. Vừa gặp chàng Kim, trái tim Thúy Kiều đã cất lên tiếng nói của tình yêu, nhưng cũng chính từ giây phút đó, nàng lại cảm thấy lo lắng về tương lai của tình yêu mới chớm nở. Tại sao nàng lại có cảm giác bất an ngay từ thuở ban đầu bâng khuâng trong hạnh phúc ấy? Đó là những suy nghĩ nội tâm sâu kín mà Kiều chỉ cảm thấy chứ chưa thể lí giải. Tuy sâu thẳm trong lòng, nàng đã linh cảm điều không hay nhưng Kiều đã rất mạnh mẽ tìm đến với hạnh phúc của bản thân. Phải chăng đó là cách duy nhất để thể hiện mong muốn

xƣa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”! Bước chân chủ động của Kiều

đã thể hiện điều này:

Cửa ngoài vội rủ rèm thƣa,

Xăm xăm băng lối vƣờn khuya một mình.

Bên tình – bên hiếu, bên nào nặng hơn? Khi phải quyết định lựa chọn đền ơn công sinh thành, từ giã mối tình ngọt ngào, Kiều không những không mãn nguyện rằng đã lựa chọn đúng, mà luôn dằn vặt, nhớ nhung về gia đình, về công lao chưa báo đáp cho cha mẹ. Nàng khao khát trở về, khao khát đoàn tụ với gia đình, khao khát được báo hiếu:

Xót ngƣời tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mƣa, Có khi gốc tử đã vừa ngƣời ôm?

Khi ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ về cha mẹ, dằn vặt vì chưa báo đáp được công ơn, chưa phụng dưỡng cho cha mẹ. Nàng ý thức được sự trôi chảy của thời gian, tuổi già của cha mẹ. Nỗi niềm ấy canh cánh trong lòng

nàng, dường như thôi thúc sự trở về, sự đoàn viên. Có thể khẳng định, trong suốt mười lăm năm lưu lạc, tình yêu với Kim Trọng và gia đình là hai nỗi nhớ chiếm trọn kí ức của Thúy Kiều. Nỗi nhớ ấy cứ thường trực song hành trong nàng:

Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

Dặm ngàn, nƣớc thẳm, non xa, Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!

Sân hòe đôi chút thơ ngây, Trân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình?

Nhớ lời nguyện ƣớc ba sinh, Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?

Khi về hỏi liễu Chƣơng Đài, Cành xuân đã bẻ cho ngƣời chuyên tay.

Tình sâu mong trả nghĩa dày, Hoa kia đã chắp cành này cho chƣa?

Mối tình đòi đoạn vò tơ,

Giấc hƣơng quan luống lần mơ canh dài.

Sáu câu thơ, Kiều gửi nỗi nhớ về cha mẹ. Nguyễn Du để cho nàng độc thoại khi nỗi nhớ ấy cứ dâng trào và đau đáu trong Kiều. Nàng vẫn day dứt chưa đền ơn phụng dưỡng cho cha mẹ. Nhớ cũng là cách để nàng trỗi dậy khao khát trở về của mình. Những câu sau, nàng nhớ về Kim Trọng. Tuy đã trao duyên cho Thúy Vân nhưng Kiều vẫn nuôi hi vọng chàng vẫn nhớ về mình, không quên tình xưa nghĩa cũ. Thúy Kiều ý thức được cuộc đời của mình chìm nổi, quẩn quanh chốn “Nay hoàng hôn, đã lại mai hôn hoàng” là do số phận, do xã hội đưa đẩy. Chính vì thế, nàng không ít lần tự trách số phận, trách đời. Trước khi mắc mưu Sở Khanh, nàng tự thương mình và tự vấn về cuộc sống tương lai:

Nghĩ ngƣời thôi lại nghĩ mình, Cám lòng chua xót, nhạt tình chơ vơ.

Những là lần lữa nắng mƣa, Kiếp phong trần biết bao giờ mới thôi?

Nàng biết rõ tình cảnh của mình và phân vân đưa ra sự lựa chọn. Để cuối cùng nàng quyết định trong thâm tâm:

Cũng liều nhắm mắt đƣa chân, Mà xem con tạo xoay vần đến đâu!

Thúy Kiều hiểu rằng cuộc đời truân chuyên vẫn còn kéo dài, nên dường như nàng “nhắm mắt đưa chân”, thuận theo mệnh trời vậy. Cũng bởi nàng khao khát được sống trong sạch, được giải phóng mình nên tìm mọi cách để không phải rơi vào cảnh lầu xanh – nàng đành tin theo lời Sở Khanh với hi vọng mong manh sẽ thoát khỏi kiếp ô nhục. Biết là liều, nhưng nàng đâu còn cách nào khác. Ấy vậy mà “nhân tính không bằng trời tính”, nàng lại càng bị cuốn sâu vào vòng xoáy của kiếp bạc mệnh.

Thúy Kiều chấp nhận làm lẽ Thúc Sinh cũng là cái cớ để nàng mong sống một cuộc đời lương thiện, tự do, không phải ở chốn bùn nhơ. Thúy Kiều tự biết thân phận, nàng cố gắng níu giữ những ngày tháng bình yên bằng cách khuyên Thúc Sinh về nói với vợ cả mọi việc. Kiều không chỉ lo sợ họa chăng cơ sự sẽ bại lộ sau này mà nàng luôn hướng tới cuộc sống trong sáng, minh bạch. Khi bị đánh ghen, dù có bị đòn roi của nhà Thúc ông, nàng cũng cam lòng:

Đã đành túc trái tiền oan, Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi.

Tình cảnh của Kiều với Anna Karenina trong tiểu thuyết cùng tên của Lev Nikolayevich Tolstoy có những nét tương đồng. Anna Karenina lo sợ cho mối tình với Vronxki, luôn bị đe doạ có cái gì đáng sợ trong đó. Cô nghĩ đến cái chết, thấy chỉ có nó mới giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Nàng như sợi dây căng thẳng chỉ chờ đứt phựt. Cảm giác định mệnh có tính chất bi thảm và

việc đoán trước một tai họa không tránh khỏi luôn ám ảnh nàng. Nàng không hiểu nổi lực lượng gieo họa phúc đó nảy sinh từ đâu, nên không thể có cách nào chống chọi lại. Nàng đã mất chồng, mất con và mất cả chỗ đứng trong xã hội. Nàng không có lý tưởng sống nào khác ngoài tình yêu với Vronxki mà bây giờ, theo nàng, nó đã trở nên mong manh, nhạt nhẽo, hết hy vọng. Cuộc đời dang dở dẫn nàng đến ngõ cụt hết lối thoát, ngoài lối thoát cuối cùng là cái chết. Hơn nữa, nàng phải trả thù, phải vạch một vết nhơ lên cái trán đạo đức giả dối của nhà thờ và xã hội. Thúy Kiều cũng vậy, nàng dự cảm về mối quan hệ của mình và Thúc Sinh, Kiều không chấp chận một cuộc sống ê chề, tủi nhục. Nhưng khác với Anna, Kiều vẫn quyết tâm, khao khát được sống, được giải thoát mình mà chưa có ý định quyên sinh. Sau này dù nàng có tự vẫn đi nữa cũng là bởi nàng đã hết cách để có thể giải phóng mình ngoài cái chết nhưng trong thâm tâm nàng vẫn muốn được giải thoát, tìm kiếm một cuộc sống lương thiện, hạnh phúc.

Mỗi người đi qua cuộc đời Kiều đều để lại trong nàng những cảm nhận riêng. Kiều biết rõ ai là người tốt, kẻ xấu và chông chênh giữa sự đưa đẩy của cuộc đời.

Với Kim Trọng, nàng mới thực sống với đúng tiếng nói con tim, khao khát tình yêu đích thực; với gia đình, nàng luôn day dứt chưa báo hiếu cha mẹ. Kiều thấy ê chề, tủi nhục khi rơi vào tay những kẻ bán thịt, buôn người. Gặp Thúc Sinh là mối “Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?”, bị Hoạn Thư đánh ghen là nỗi “sởn gai rụng rời”.

Với Từ Hải, nàng đã được sống những ngày hạnh phúc ngắn ngủi, nàng đã có quyết định nhờ Từ Hải cho mình báo ân báo oán. Đó là cách để nàng chứng minh cho sự trong sạch, cho phẩm giá của nàng và để Kiều được sống với chính mình. Kiều có cơ hội lên án những kẻ chà đạp mình và đền ơn cho người giúp nàng. Khát khao sống trong sạch, lương thiện nên nàng suy tư về tương lai của Từ Hải, trong thâm tâm Kiều đã muốn Từ Hải ra hàng để tránh

Nghĩ mình mặt nƣớc cánh bèo, Đã nhiều lƣu lạc lại nhiều gian truân.

Bằng nay chịu tiếng vƣơng thần, Thênh thênh đƣờng cái thanh vân hẹp gì!

Công tƣ vẹn cả hai bề, Dần dà rồi sẽ liệu về cố hƣơng. Cũng ngôi mệnh phụ đƣờng đƣờng,

Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha. Trên vì nƣớc dƣới vì nhà, Một là đắc hiếu hai là đắc trung. Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng,

E dè sóng vỗ hãi hùng cỏ hoa.

Từ suy nghĩ đó Kiều đã thuyết phục Từ Hải, mong chàng chịu yên bề, ra hàng để khỏi vùng vẫy bốn phương khiến nàng phải xa cách mà gia quyến cũng không được như ý. Kiều đã thấu hiểu và thuyết phục được Từ Hải. Nhưng đâu ngờ rằng đó lại là một cái mưu. Thật là “nhân tính không bằng trời tính”.

Rồi khi bị gả cho tên thổ quan, “Nàng càng ủ liễu phai đào”, lại rơi vào cuộc sống tăm tối, tủi nhục. Nàng đã nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng không chết. Đó chính là cách chống đối bất lực của một con người bất lực trước xã hội đen bạc. Nàng còn khổ hơn gấp trăm ngàn lần so với nàng Anna Karenina, vì Anna đã chết, dẫu là cái chết thảm khốc nhưng dù sao nàng cũng được giải thoát khỏi những lo âu bao trùm nàng và khỏi xã hội, nhà thờ bất công, giam hãm con người. Còn Thúy Kiều, vẫn phải sống tiếp, sống cho trọn kiếp đọa đầy. Cuộc đời nàng chịu không biết bao nhiêu đắng cay nhưng trong con người nàng luôn tiềm tàng một khao khát mãnh liệt vươn tới cuộc sống đáng sống hơn. Cuộc đời càng vùi dập, Thúy Kiều càng khao khát vươn tới hạnh phúc nhưng càng vùng vẫy càng lún sâu vào vũng bùn nghiệt ngã của cuộc đời.

Kiều tự tử khi biết mình bị mắc lừa mã Giám Sinh. Bị đẩy đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều trốn đi cùng Sở Khanh. Chấp nhận lấy Thúc Sinh rồi vươn lên ca bản anh hùng ca với Từ Hải. Đây chính là những bằng chứng hùng hồn phản ánh khát vọng sống của Kiều. Nhưng tiếc thay mỗi lần vươn lên lại một lần nàng bị nhấn chìm sâu hơn. Kiều đã ý thức được là không có cách nào để nàng giải thoát khỏi gầm trời của xã hội phong kiến.

Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh…

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thúy Kiều thực sự đạt đến đỉnh cao trình độ nghệ thuật xuất sắc. Từ những lời độc thoại nội tâm của nàng ta thấy lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc và sự tự ý thức của Kiều là vô cùng mãnh liệt, dù hoàn cảnh éo le cũng không làm giảm đi ước nguyện lớn lao đó của Thúy Kiều. Đây được coi là thành công lớn của Nguyễn Du, xây dựng nhân vật vô cùng tinh tế, có hồn và qua đó gửi gắm được triết lí về con người và cuộc đời:

Ngẫm hay muôn sự tại trời, Trời kia đã bắt là ngƣời có thân. Bắt phong trần, phải phong trần, Cho thanh cao mới đƣợc phần thanh cao…

3.1.2. Quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh

Mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã phải trải qua những cảnh ngộ bi đát nhất của người phụ nữ: hai lần làm gái lầu xanh, hai lần làm con ở, một lần lấy làm vợ lẽ bị vợ cả đánh ghen phải trốn đi, ba lần tu hành bất đắc dĩ và nhiều lần có ý định từ giã cuộc đời và thực sự đã hai lần tự tử, sống góa bụa côi cút, sáu lần lấy chồng. Cuối cùng Kiều vẫn là người không chồng, không con giữa lúc tuổi đời còn đang độ chín đẹp. Trải qua bao nhiêu cảnh ngộ như vậy, chịu tác động của nhiều hoàn cảnh, nàng chỉ biết nói ít và nghĩ nhiều, nghĩ rồi tự vấn với mình. Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Kiều hiện lên là

một con người đa diện, phức tạp, tính cách vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, Kiều lại phải chọn cho mình cách nghĩ, cách ứng xử khác nhau. Hoàn cảnh sống, xã hội đồng tiền ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, hành xử của nàng.

Từ khi cơn gia biến ập xuống gia đình Kiều, nàng đã phải băn khoăn giữa “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”. Mặc dù cuối cùng Kiều chọn bán mình, hi sinh chữ tình làm trọn chữ hiếu nhưng đắn đo giữa tình và hiếu là nỗi dằn vặt, day dứt mà Kiều mang theo mình suốt mười lăm năm lưu lạc. Có thể nói mối tình Kim – Kiều là mối tình say đắm, mặn mà, đậm sâu. Mười lăm năm đọa đầy của kiếp người, không nỗi đau nào Kiều chưa từng nếm trải, không nỗi nhục nhã ê chề nào nàng chưa bước qua. Một trái tim với biết bao nhiêu giằng xé, nhưng Thúy Kiều vẫn giữ cho mình một phần kín đáo, riêng tư và trong sạch. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả lúc chờ đợi Từ Hải – cứu tinh của cuộc đời, nàng vẫn nhớ về hình bóng Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vƣơng tơ lòng.

Nỗi nhớ của Thuý Kiều không trào dâng bồng bột như sóng xô bờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)