7. Bố cục của đề tài
3.2.2. Hoàn cảnh chi phối độc thoại nội tâm
Những bất công trong xã hội phong kiến và thế lực đồng tiền là những thế lực chi phối, gây ra những bất công, tàn bạo trong xã hội. Những lời độc thoại nội tâm xuất hiện trước hết bởi tác động bên ngoài dẫn đến suy nghĩ trong nội tâm Thúy Kiều. Nhưng hơn hết, độc thoại nội tâm chịu sự chi phối rất lớn từ chính người bật ra nó. Thúy Kiều bị nhấn chìm trong cuộc đời dâu bể, không phải lúc nào nàng cũng có người để trút bầu tâm sự cũng như không phải lúc nào những suy nghĩ thầm kín đó cũng có thể sẻ chia. Chính vì thế mới có những đoạn độc thoại nội tâm, Kiều tự vấn, tự thương, tự trách về phận, về thân mình.
Trong Đoạn trƣờng tân thanh, Nguyễn Du không quan tâm nhiều đến lí lẽ sự việc mà chú ý đến nỗi lòng của nhân vật. Cuộc đời Kiều trải qua những hoàn cảnh phức tạp, chính vì vậy ở nàng có những tính cách không đơn nhất.
Kiều là người sắc sảo, mặn mà và cũng rất kín đáo, tế nhị. Chính tính cách nhân vật là một nhân tố dẫn đến nhũng dòng độc thoại nội tâm. Nhưng ở đây, chúng ta chú ý đến hoàn cảnh tác động làm xuất hiện lời độc thoại nội tâm của Kiều. Đây là thành công của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật luôn đấu tranh, tự vấn mình để tự quyết định số mệnh của mình. Là người tinh tế, nên khi gặp mộ Đạm Tiên - mồ vô chủ, Kiều không thể dừng suy tư về dự cảm không lành. Kiều gặp Kim Trọng, tiếng nói của con tim khiến nàng phải tương tư, phải nghĩ về mối tình này. Trước tình cảnh éo le phải lựa chọn hiếu
– tình, nàng phải tự đấu tranh với chính mình, bằng cách nào? Bằng cách nói với chính mình và tìm ra lựa chọn. Và với lựa chọn đó, Kiều đã đưa mình vào hoàn cảnh trớ trêu: phiêu bạt, chìm nổi suốt mười lăm năm.
Lo lắng, sợ hãi cũng là tình huống để con người độc thoại với chính mình. Kiều đã tự bộc bạch với chính mình trước nỗi sợ hãi khi nói về cách đánh ghen của Hoạn Thư:
Nghe thôi kinh hãi xiết đâu: Đàn bà thế ấy thấy âu một ngƣời!
Ấy mới gan ấy mới tài,
Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời…
Khi nỗi tủi nhục, uất ức lên đến đỉnh điểm mà không thể cất lên thành lời, Kiều lại dằn xuống và tự thương lấy mình:
Khi tỉnh rƣợu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thƣơng mình xót xa…
Đặc biệt, những lời độc thoại nội tâm nhiều nhất ở Thúy Kiều là lời nhớ nhung về cha mẹ, về Kim Trọng. Lại một lần nữa khẳng định, tâm trạng nhân vật là yếu tố quan trọng dẫn đến sự xuất hiện những câu thơ độc thoại. Mỗi một lần nhớ là một lần nàng thổn thức với bản thân. Nguyễn Du đã cho thấy sự tinh tế, thấu hiểu tâm trạng của nhân vật mình một cách sâu sắc để lời thơ phát ra tự nhiên, như chính những suy nghĩ trong tâm tư Kiều. Cũng chỉ bởi nàng đa cảm, tài tình và thiết tha khao khát một cuộc sống tươi đẹp, khát khao hạnh phúc giữa cảnh đời ô trọc.
Nguyễn Du đã quan niệm:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Ngƣời buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.
Xuyên suốt tác phẩm, có thể thấy Thúy Kiều thường độc thoại nội tâm khi một mình, cảm thấy cô đơn, thường là khi về khuya. Thiên nhiên luôn
Ngưng Bích khóa xuân”, Kiều không khỏi buồn và cất lên tiếng nói nhớ nhung trong trái tim mình.
Tóm lại, để xuất hiện độc thoại nội tâm ắt phải có những hoàn cảnh nhất định để con người có thể bộc lộ suy nghĩ của mình. Nguyễn Du để Thúy Kiều trải qua rất nhiều hoàn cảnh. Và quan trọng hơn nữa, sau khi đẩy nàng vào những tình thế ấy, nàng có quyền lựa chọn: hoặc vùng lên trước sự nhấn chìm của xã hội đồng tiền, của phận tài mệnh tương đố, hoặc chấp nhận trong đau khổ, dằn vặt. Như vậy, độc thoại nội tâm ở Thúy Kiều chủ yếu do chính tính cách, con người nàng bật lên những tiếng tự vấn, tự thương, tự trách. Qua đó, Thúy Kiều sẽ có được cách giải quyết cho riêng mình, tính cách nhân vật càng nổi bật và hiểu thấu rõ hơn ý đồ của tác giả:
Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung…
3.2.3. Ƣu thế của độc thoại nội tâm trong việc thể hiện quan niệm sống mới mẻ của nhân vật Thúy Kiều
Khi đề cập đến người tài, Nguyễn Du đã thừa nhận luật “tài mệnh tương đố”. Với Nguyễn Du, người tài không chỉ là các văn nhân, trí thức Nho giáo, mà bao gồm cả phụ nữ; cái tài không chỉ thể hiện trong thơ phú, chính trị, cử nghiệp, mà cả trong các năng lực khác như đàn hát, hội hoạ. Theo ông, người có tài luôn là tinh hoa của trời đất, được đồng loại coi trọng, xót thương và ca ngợi, bởi chính họ đã làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn, nhân ái hơn:
Kiều rằng: “Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh”.
Từ lời đối thoại của Thúy Kiều ta có thể thấy ngay cách nhìn nhận của nàng về thân phận con người. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc đối thoại thì chắc hẳn không có nàng Kiều gây nhiều tranh cãi, nhiều công trình nghiên cứu cho đến ngày nay. Điều làm nên sự khác biệt, đa chiều trong tính cách
Thúy Kiều là ở những dòng tâm trạng độc thoại nội tâm. Nguyễn Du đã để nhân vật của mình tự đánh giá, nhìn nhận về cuộc đời đa chiều, mới mẻ hơn.
Ưu thế của việc độc thoại nội tâm là nhân vật được tự do thể hiện quan niệm sống cá nhân trong thâm tâm mình. So với Kim Vân Kiều truyện, hầu như rất ít thậm chí không có độc thoại, vì thế tính cách nhân vật có phần tẻ nhạt, một chiều và không nổi bật. Còn ở Đoạn trƣờng tân thanh, nếu Thúy Kiều không nói những lời như này:
Biết thân đến bƣớc lạc loài, Nhị đào thà bẻ cho ngƣời tình chung…
thì sao ta có thể khẳng định Kiều “rất đời, rất người” về sự còn – mất của tấm thân nàng. Rồi còn biết bao hoàn cảnh mà nàng phải đưa ra quyết định là sự liều mình, phó mặc cho đời:
Cũng liều nhắm mắt đƣa chân, Mà xem con tạo xoay vần đến đâu!
Nếu không có những lời độc thoại, sao ta biết Kiều có lúc đã chu đáo, đã bảo vệ mình như thế nào:
Phòng khi nƣớc đã đến chân, Dao này thì liệu với thân sau này…
Tính cách, con người Kiều còn đa dạng hơn nữa, khi nàng có những suy nghĩ rất đời thường:
Thân ta ta phải lo âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này. Ví chăng chắp cánh cao bay, Rào cây lâu cũng có ngày bẻ hoa!
Phận bèo bao quản nƣớc sa, Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Trước cửa Phật, những tưởng người ta sẽ không lo sợ (vô úy), rũ bỏ hết nợ trần duyên, không màng vật chất, ấy vậy mà Thúy Kiều vẫn tính toán cho cuộc đời mình như thế. Phải đâu là sự toan tính mà trong phút chốc nàng đã làm giảm đi phẩm chất vốn có của mình? Thúy Kiều cũng giống như bao người trong cuộc sống, có đủ cả “phần rắn rết lẫn rồng phượng”, nàng cao thượng nhưng cũng có cả những toan tính rất đời thường. Ở chốn cửa Phật nàng chưa bao giờ buông xuôi, tận thâm tâm nàng chưa bao giờ có sự thanh thản mà luôn có những dự định, suy nghĩ cho tương lai: lấy trộm chuông vàng khánh bạc của nhà Hoạn Thư, lo âu nghĩ về cảnh thân gái dặm trường không có phí lộ thân. Sau này khi tìm đến Chiêu Ẩn am của Giác duyên, nàng cũng tự mình nghĩ ra câu chuyện “Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh” để hợp lí hóa hoàn cảnh của mình. Chính những dòng nội tâm của Thúy Kiều đã giúp cho Nguyễn Du thành công khi xây dựng tính cách nhân vật không mang tính chất tuyệt đối, một chiều, chuẩn mực mà rất linh hoạt, đa chiều.
Những dòng độc thoại nội tâm xây dựng nên một Thúy Kiều sinh động, hiện thực như con người bằng xương bằng thịt trong cuộc đời. Kiều đã trở thành một nhân vật điển hình với tính cách đa diện mà thống nhất. Điều này khác hẳn với Vương Thúy Kiều luôn thuyết lí cho đạo đức phong kiến trong nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân.
*Tiểu kết chƣơng 3
Qua độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy một bức tranh tâm trạng sinh động mà qua đó, ta cảm nghiệm biết bao điều về sự đời, sự người. Kiều có trái tim đa cảm, đây là một đặc điểm nổi bật chi phối sâu sắc đến tâm lí, hành động của nhân vật. Chỉ có những người đa cảm, tinh tế, sắc sảo, khao khát sống mãnh liệt và phải rơi vào cảnh tài mệnh tương đố như nàng mới có thể bật ra biết bao nhiêu dòng độc thoại nội tâm. Nàng suy tư khi đối mặt với những hoàn cảnh éo le, tự vấn nhiều chiều trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng của cuộc đời, tự thương mình trước sự tủi
nhục chốn lầu xanh. Điều đáng trân trọng ở Thúy Kiều khi tìm hiểu những lời độc thoại nội tâm của nàng là dù trong hoàn cảnh nào Kiều cũng không thôi ý thức về nhân phẩm, đạo đức làm người, không thôi yêu thương những kiếp người bạc mệnh và khao khát hướng đến hạnh phúc. Ý thức về cuộc sống, ý thức làm người luôn hiện hữu dù trong mọi hoàn cảnh là một nét tính cách đặc trưng, nổi bật trong tính cách của Kiều. Để làm nổi bật điều đó, việc đưa vào số lượng lớn các câu độc thoại nội tâm trong Đoạn trƣờng tân thanh là điều dễ hiểu và đây cũng là đặc trưng của thể loại truyện Nôm mà đến Đoạn
trƣờng tân thanh nó đã được nâng lên một tầm cao mới. Đến đây, không thể
phủ nhận vai trò to lớn của Nguyễn Du trong việc làm đặc sắc thêm cho thể loại truyện Nôm bằng cách xây dựng nội tâm nhân vật rất tài tình, làm nổi bật “con người cảm nghĩ” mà trước đó trong văn học trung đại vẫn còn mờ nhạt. Từ cuộc đời, tính cách đa chiều của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã nêu lên biết bao những triết lí nhân sinh có ý nghĩa khái quát cho số phận của con người dưới chế độ phong kiến.
KẾT LUẬN
1. Diễn ngôn là một lĩnh vực khoa học cần được đẩy mạnh phát triển trong việc nghiên cứu những vấn đề thuộc ngành ngôn ngữ học. Đặc biệt trong lĩnh vực văn học – nơi chứa đựng ngôn ngữ dân tộc. Giới hạn trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu chuyên sâu về “lí thuyết diễn ngôn” trong tác phẩm truyện Nôm cụ thể là Đoạn trƣờng tân thanh. Đây là kiệt tác văn học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đánh giá. Nhưng nhìn nhận cụ thể nhân vật chính trong truyện là Thúy Kiều thông qua những quan niệm nhân sinh của nàng nhìn từ lí thuyết diễn ngôn thì chưa có công trình nào nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu vấn đề này. Nhận thấy diễn ngôn là một công cụ đắc lực để phản ánh, thể hiện quan niệm nhân sinh đa chiều ở nhiều tác phẩm, nhiều giai đoạn văn học, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã làm sáng tỏ diễn ngôn dưới sự chi phối của “mã hệ tư tưởng” và “mã thể loại”. Đồng thời, làm nổi bật quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều thông qua hai dạng phát ngôn là đối thoại và độc thoại.
2. Từ những lời đối thoại đa dạng và phong phú của nhân vật Thúy Kiều có thể khám phá hai quan niệm nhân sinh: quan niệm sống tròn đạo hiếu, quan niệm sống giữ gìn trinh tiết. Hai quan niệm tưởng chừng như rất quen thuộc và là chuẩn mực của lễ giáo phong kiến khi được thể hiện qua lời đối thoại của Thúy Kiều đã trở nên mềm dẻo, tự nhiên hơn chứ không hề áp đặt, giáo điều. Với mỗi hoàn cảnh, đối tượng, Nguyễn Du để cho nhân vật của mình sử dụng những lời thoại khác nhau: Đối với nhân vật chính diện, Kiều ứng xử một cách khéo léo, thông minh, mềm mỏng, chân tình. Đối với nhân vật phản diện, ngôn ngữ đối thoại của Thúy Kiều phong phú, biến tấu, đôi khi là những lời đáo để, cương quyết. Điều này vừa làm nổi bật tính cách nhân vật, vừa khẳng định sự tinh tế của tác giả.
3. Thông qua độc thoại nội tâm của Thúy Kiều, quan niệm về khao khát sống trong sạch, lương thiện và quan niệm ý thức về hoàn cảnh sống được hiện lên rõ ràng và đa chiều. Rất nhiều lần Thúy Kiều độc thoại nội tâm, điều
này khẳng định dù trong hoàn cảnh nào Kiều cũng không thôi ý thức về nhân phẩm, đạo đức làm người, không thôi yêu thương những kiếp người bạc mệnh và khao khát hướng đến hạnh phúc. Ý thức về cuộc sống, ý thức làm người luôn hiện hữu dù trong mọi hoàn cảnh là một nét tính cách đặc trưng, nổi bật trong tính cách của Kiều.
4. Từ việc phân tích tìm hiểu này giúp khẳng định nét đặc sắc trong truyện Nôm chính là bởi ở những lời đối thoại và độc thoại nội tâm. Hơn hết, kết quả nghiên cứu trong đề tài còn giúp cung cấp thêm những hiểu biết, cách nhìn nhận, đánh giá về Thúy Kiều – một hiện tượng trong văn học được đa chiều, đầy đủ hơn. Đến đây, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định tài năng kiệt xuất của Nguyễn Du với những trang văn vượt thời đại. Những quan niệm nhân sinh được phản ánh từ nhân vật Thúy Kiều cũng là một kênh tham khảo cho mỗi người có thêm những kinh nghiệm sống, cách nghĩ, cách cảm, cách ứng xử phù hợp với lịch sử - xã hội, hoàn cảnh khác nhau, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.
5. Vận dụng lí thuyết diễn ngôn hiện đại để nghiên cứu các tác phẩm văn học trung đại là việc làm cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học truyền thống. Thực hiện đề tài này, chúng tôi cho rằng lí thuyết diễn ngôn hiện đại là một trong những lí thuyết mang tính khả thi, có thể áp dụng cho nhiều tác phẩm khác nhau của các tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1993), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (2005), Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, (tái bản), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Bình (2012), Diễn ngôn trong giao tiếp văn học (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 28).
4. Nguyễn Tài Cẩn (2008), Tƣ liệu Truyện Kiều: Từ Bản Duy Minh Thị đến
bản Kiều Oánh Mậu, Trung tâm nghiên cứu Quốc học & Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội.
5. Lê Nguyên Cẩn (2011), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
6. Nguyễn Du (1973), Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
7. Xuân Diệu (1966), Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội 8. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn, giới thiệu (2007),
Nguyễn Du - về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Đoàn Lê Giang, Huỳnh Như Phương tuyển chọn, giới thiệu (2007), Đại thi
hào dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du, Nxb Đại học Quốc gia, TP
Hồ Chí Minh.
10. Lê Bá Hán (Chủ biên), (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, (tái bản), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Thích Nhất Hạnh (2001), Thả một bè lau – Truyện Kiều dƣới cái nhìn
thiền quán, Nxb Lá Bối, SanJose.
12. Vũ Hạnh (1993), Đọc lại Truyện Kiều, (tái bản), Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
13. Trần Phương Hồ (1996), Điển tích trong Truyện Kiều, Nxb Đồng Nai. 14. Nguyễn Thị Bích Hồng (2015), Truyện Kiều và mô hình tự sự Nguyễn Du,
15. Đinh Gia Khánh (1998), Văn học Việt Nam từ thế kỉ đến nửa đầu thế kỉ
XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Lâm Thị Thiên Lan (2013), Về diễn ngôn trong truyện ngắn của Trang
Thế Hy, Tạp chí khoa học, văn hóa và du lịch, số 12.