Vị thế phát ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 61 - 67)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3. Vị thế phát ngôn

Qua lời đối thoại của nhân vật Thúy Kiều, chúng tôi nhận thấy Thúy Kiều nằm trong ba vị thế phát ngôn: vị thế cao, vị thế thấp và vị thế ngang bằng.

Kiều được Từ Hải - người anh hùng cứu ra khỏi lầu xanh, giúp nàng báo ân, trả oán. Đưa nàng từ thân phận của một kỹ nữ chốn lầu xanh nhơ bẩn lên thân phận của một mệnh phụ phu nhân, bước lên địa vị một quan toà cầm cán cân công lý. Trong phiên toà nàng cho gọi những người đã từng có ân, có oán với nàng đến. Khi trả ân báo oán, Kiều đóng vai chủ tọa. Cho nên xét trên trục quyền uy thì nàng có vị thế giao tiếp cao. Nàng là người chủ động trong cuộc giao tiếp và là người nói nhiều nhất. Còn xét quan hệ giữa các nhân vật trên trục khoảng cách thì tất cả đã biết nhau. Khi Kiều đối thoại với Thúc Sinh:

"Nàng rằng: Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri ngƣời cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thƣơng chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?"

Thúc Sinh đã đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cuộc đời ô nhục. Cùng với chàng Thúc, Kiều có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình mà nàng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. Kiều nói về nghĩa, về chữ tòng, đề cao đạo lí thủy chung. Nàng khẳng định tình nghĩa của Thúc Sinh đối với mình khi xưa là vô cùng to lớn, sâu nặng: nghĩa nặng nghìn non... Kiều đã dùng một số từ ngữ như “nghĩa”, “nghìn non”, “Sâm Thương”, “chữ tòng”, “người cũ”, “cố nhân” cùng với giọng điệu ôn tồn, biểu lộ một tấm lòng trân trọng, biết ơn một người đàn ông đã từng yêu thương mình, cứu vớt mình. Trái tim của Kiều rất nhân hậu, cách ứng xử của nàng với Thúc Sinh là giàu ân nghĩa, thủy chung. Những lời nói đầy nghĩa tình của Kiều trong giao tiếp với Thúc Sinh càng khẳng định rằng Kiều là một người có quan niệm nhân sinh hợp lễ nghĩa.

Thuý Kiều muốn nói với Thúc Sinh rằng: Kẻ gây ra sự chia cách giữa hai người không phải do chàng mà là do vợ chàng. Kiều không sao nguôi được sự oán giận với những khổ đau mà Hoạn Thư đã gây ra cho nàng, vết thương đó còn đang quá xót xa trong lòng nàng:

"Vợ chàng quỷ quái tinh ma, Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Kiến bò miệng chén chƣa lâu,

Mƣu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa".

Nếu Kiều nói với Thúc Sinh bằng một ngôn ngữ trang trọng, thì nói về Hoạn Thư, lại bằng một ngôn ngữ hết sức nôm na bình dị, với những thành ngữ quen thuộc, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Qua ngôn ngữ đối thoại của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy tính cách của nàng đã bộc lộ khá rõ ràng, nàng xử đúng người đúng tội, nợ đền ơn trả. Đồng thời thấy được nàng là một người sống có tình có nghĩa, có trước có sau.

Đến màn báo oán, Thuý Kiều mở đầu cuộc gặp gỡ bằng một lời chào thách thức: "Tiểu thƣ cũng có bây giờ đến đây!"

hồi mình còn ở thân phận hoa nô để gọi Hoạn Thư. Tiếp theo lời chào mỉa mai là những lời gợi nhắc lại quá khứ, những điều mà Hoạn Thư đã gây ra cho Kiều. Ngôn ngữ bóng gió, nói xa nói gần để Hoạn Thư tự vận vào bản thân là ngôn ngữ chủ đạo trong đoạn thoại này:

"Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xƣa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".

Giọng điệu dằn xuống của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm “mƣu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”. Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều đã trở thành vị quan tòa cầm cán cân công lí. Trước lời cầu xin đúng mực, chân thành, Kiều đã phải thừa nhận cái thông minh, giảo hoạt của Hoạn Thư và ban một lời khen:

"Khen cho: Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời".

Trong Kim Vân Kiều truyện, Thúy Kiều đã trả đũa Hoạn Thư bằng những lời nói đầy đay nghiến:

Vương phu nhân rằng: “Hoạn Thƣ nhà ngƣời có nhiều mƣu chƣớc hay cũng có gan nhẫn nại nhƣ bất cứ chuyện gì cũng để lại chút tình thì sau này gặp khỏi ngƣợng. Vậy nay ngƣơi gặp ta nhất định không thể sống đƣợc”.

Vương phu nhân tỏ vẻ nghĩ ngợi nói tiếp: “Ta đây chỉ muốn ăn thịt lột da ngƣơi để tiêu mối hận ngày trƣớc. Nhƣng giờ đây sở dĩ ngƣơi đƣợc thoát chết vì lúc đi ngƣơi chẳng đuổi theo, có ý mở hé cửa lồng cho chim bay bổng. Nhƣng còn tội sống thì ngƣơi không thể cãi đƣợc đâu, vậy ta hỏi bọn Lâm Tri bắt ta là

nhƣng tên nào? Cứ khai đúng thật để chúng gánh tội cho ngƣơi.” [26, tr.87].

Qua hàng loạt lời đối thoại của Kiều trong buổi báo ân, báo oán, Thanh Tâm Tài Nhân tuy thể hiện được triết lý của nhân dân "ác giả ác báo", nhưng lại để nhân vật của mình rơi vào sự say sưa với ý tưởng trả thù và những hình

phạt man rợ theo kiểu phong kiến trung cổ phương Đông. Khác Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã thể hiện theo một cách khác để nâng tính cách nhân vật và nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của hình tượng văn học. Thúy Kiều của ông trừng phạt nghiêm khắc đối với tội nhân, nhưng không phải là con người tàn nhẫn, man rợ. Vì hơn ai hết, nàng cũng là phận nữ, nàng thấu hiểu Hoạn Thư vừa là tội nhân mà cũng là nạn nhân. Phiên tòa và sự phán xử của nàng phù hợp với khát vọng công lý của nhân dân, đồng thời thể hiện được khát vọng sống trong sạch hết sức mãnh liệt của một Thúy Kiều quật khởi. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Thúy Kiều ở trên cho thấy đây là một hình thức của lối “kết thúc có hậu”, đó là sự trừng phạt những kẻ độc ác và ban thưởng cho những người tốt bụng. Đây là một hình thức của lối kết thúc có hậu thường gặp ở truyện cổ tích và truyện Nôm.

Cuộc thoại Kiều trao duyên cho em (từ câu 713 đến câu 756) cũng đã bộc lộ rõ tính cách của Kiều thể hiện ở các lượt lời. Trong một lượt lời dài, Kiều kể lại những tháng ngày mặn nồng thề nguyền giữa Kim – Kiều để mong em thấu hiểu chấp nhận nối duyên cùng chàng Kim thay chị. Hai chị em có hai vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau nhưng với mục đích thuyết phục Vân nhận lời mình, Kiều đã đưa em lên vị thế giao tiếp cao hơn mình.

“Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thƣa”.

Thúy Kiều thuyết phục em bằng giọng điệu trang trọng, khẩn thiết. Kiều đã tạo ra tư thế lụy phiền bằng cách hạ mình rất thấp để Vân có thể động lòng mà chấp nhận lời thỉnh cầu. Hơn ai hết Kiều thấu hiểu sự thiệt thòi của em gái mình trong tình thế phải nhận lời trao duyên. Hành động tôn kính của Thúy Kiều “lạy”, “thƣa” là sự tỏ lòng biết ơn, chịu ơn trước sự hy sinh của em mình. Lời thoại thể hiện sự xúc động lớn trong tâm hồn Kiều, thể hiện được quan niệm sống vô cùng đẹp đẽ trong nàng đó là nghĩa đền, ơn trả. Qua những lí lẽ thuyết phục Thúy Vân: “ngày xuân”, “xót tình máu mủ”, “ngậm

cười chín suối”, Kiều thể hiện mình vừa là một người khéo léo, lại sắc sảo và hiểu thấu ngọn ngành. Nàng luôn có trách nhiệm với người yêu. Mặc dù việc trao duyên không phù hợp với tâm lí tình yêu nhưng hợp logic với nhân cách và quan niệm sống của Thúy Kiều.

Trong những cuộc trò chuyện với người tâm giao, Kiều sử dụng ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, thiện tình, ý nhị. Giữa Kiều và người đối thoại cùng không phân thứ bậc, khoảng cách, chủ động bày tỏ tâm tư, tình cảm. Trước lời nói bay bướm của Kim Trọng, Kiều đã khéo léo khuyên chàng:

Nàng rằng: “Hồng diệp xích thằng Một lời cũng đã tiếc rằng tƣơng tri.

Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”.

Cuộc đối thoại này hai người đều chủ động tâm thế và tự do trong các phát ngôn của mình. Kiều hay Kim Trọng đều có thể tán thành hoặc bày tỏ quan điểm của riêng mình mà không sợ lỡ lời phạm tới uy nghiêm của người đối diện. Hay như trong cuộc tiễn Từ Hải ra đi thỏa chí anh hùng, Kiều và Từ Hải có cuộc trò chuyện cởi mở, tình cảm:

“Nàng rằng phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Từ Hải đã đáp lại rằng:

“Từ rằng tâm phúc tƣơng tri Sao chƣa thoát khỏi nữ nhi thƣờng tình”

Đây là cuộc đối thoại của những người tri kỷ, tôn trọng, đề cao vị thế của đối phương. Cuộc đối thoại chân phương, thường nhật, ngôn ngữ mà hai người dùng đều không cần quá trau chuốt mà ngắn ngọn, dễ hiểu. Ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ ước lệ, sử dụng lối nói hoa mỹ khi Kiều dùng để độc thoại hay với những cuộc đối thoại cần thể hiện sự sắc sảo. Vì đây là những người quá quen thuộc, gần gũi và đặc biệt đã cùng trút bầu tâm sự với nhau,

nên Kiều không cần quá phô trương câu chữ để tạo cuộc trò chuyện cởi mở, nhẹ nhàng, thoải mái. Có thể nói rằng ngôn ngữ mà Kiều vận dụng vào cuộc đối thoại rất linh hoạt và hợp tình hợp lý. Kiều xác định được tính chất cuộc đối thoại cũng như đối tượng hướng đến mà dùng ngôn ngữ khác nhau, xây dựng lên cuộc thoại đạt hiệu quả tối ưu. Thúy Kiều quả thực là người con gái thông minh, sắc sảo khiến “mây ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

*Tiểu kết chƣơng 2:

Qua những lời đối thoại đa dạng và phong phú của nhân vật Thúy Kiều, người đọc có thể nhận thấy quan niệm nhân sinh của Kiều chịu ảnh hưởng lễ giáo phong kiến chính thống trên hai phương diện: quan niệm sống tròn đạo hiếu, quan niệm sống giữ gìn trinh tiết. Ngôn ngữ đối thoại của Thúy Kiều là ngôn ngữ tâm hồn, của tâm trạng một nhân vật tính cách luôn biến đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh, với từng đối tượng. Đối với nhân vật chính diện trong mọi hoàn cảnh khác nhau nàng đều ứng xử một cách khéo léo, thông minh, mềm mỏng, chân tình. Đối với nhân vật phản diện, ngôn ngữ đối thoại của Thúy Kiều phong phú, nhất là khi nàng rơi vào chỗ bùn nhơ, bị hành hạ thì ngôn ngữ nàng chua chát đau đớn, uất nghẹn nhưng có lúc là sự đáo để vạch rõ bản chất kẻ lừa đảo, tráo trở.

Qua việc tìm hiểu các đối thoại, có thể nhận ra nhân vật Thúy Kiều với đầy đủ nét tính cách vừa đa dạng vừa thống nhất trong một quan niệm nhân sinh nhất quán. Tuy nhiên, quan niệm nhân sinh đó còn được thể hiện rõ nét trong các độc thoại nội tâm – một phương diện khác của ngôn ngữ nhân vật mà chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu ở chương 3 của đề tài.

Chƣơng 3: QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU QUA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)