Đặc điểm độc thoại nội tâm trong sự chi phối của thể loại truyện Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 81 - 83)

7. Bố cục của đề tài

3.2. Đặc điểm độc thoại nội tâm trong sự chi phối của thể loại truyện Nôm

3.2.1. Số lƣợng

Trong Đoạn trƣờng tân thanh, độc thoại nội tâm được sử dụng với mật độ dày đặc chưa từng có trong lịch sử truyện Nôm bác học, cả trước và sau cũng không có tác phẩm nào vượt qua. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thúy Kiều được thống kê ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Bảng thống kê độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du

STT Nội dung phản ánh của độc

thoại nội tâm Số lƣợng câu thơ Tỷ lệ (%)

1 Tình yêu 60 25

2 Tình cảm gia đình 52 22 3 Số phận, tương lai 126 53

4 Tổng 238 100%

Như vậy, có thể khẳng định lại một lần nữa: Độc thoại nội tâm trong

Đoạn trƣờng tân thanh là đặc sản của truyện Nôm mà dường như ở tiểu

thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện không hề có. So với Kim Vân Kiều

truyện, Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh nói ít hơn sáu lần. Ví dụ,

đoạn miêu tả cảnh đắn đo Kiều quyết định bán mình: Trong Kim Vân Kiều

Thúy Kiều rƣng rƣng nƣớc mắt, nói:

- Thƣa mẹ! Cha con dạy là lời của bậc từ phụ, song mắt con thấy cha bị vạ gió tai bay, dù có phải chết để gỡ tội cho cha, con cũng không tiếc. Huống chi bán mình, vị tất đến nỗi phải chết. Con nghĩ, nếu không liều một thân này, thế tất cha và em phải chết ở trong tù. Chừng ấy mẹ góa con côi, tứ cố vô thân, tiền không lƣơng cạn, e lại chẳng lƣu lạc đi làm tì thiếp cho ngƣời ta ƣ? Để đến khi nhà tan ngƣời hết rồi thì đi làm tì thiếp, chi bằng nay liều mình cứu lấy mạng cha, lại đƣợc nơi tử tế yên thân cũng chƣa biết chừng! Xin cha mẹ chớ lo lắng quá vì con.

Thì trong Đoạn trƣờng tân thanh, Nguyễn Du để Thúy Kiều độc thoại nội tâm như sau:

Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,

Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao? Duyên hội ngộ, đức cù lao,

Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn? Đệ lời thệ hải minh sơn,

Làm con trƣớc phải đền ơn sinh thành.

Nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân không chút giấu giếm suy nghĩ, tính toán lo liệu của mình cho cha mẹ nghe. Nàng rằng bán mình là cách giải quyết tốt nhất, nàng còn nghĩ đến một viễn cảnh có thể tốt đẹp cho phận mình. Dường như trong tình thế này, Kiều không hề đắn đo và khó khăn khi đưa ra quyết định của mình. Còn Thúy Kiều của Nguyễn Du, nàng tự đấu tranh với mình, nàng băn khoăn giữa hiếu và tình; biết bao đau khổ, dằn vặt trong thâm tâm nàng để rồi Kiều buộc lòng đưa ra quyết định “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”.

Trong hai tác phẩm, có khá nhiều sự khác biệt tương tự như vậy, Kim

Vân Kiều truyện chủ yếu là đối thoại, Đoạn trƣờng tân thanh lại có mật độ

Mã Giám Sinh, đoạn Kiều trao duyên cho Thúy Vân, Kiều tự tử khi biết bị gạt vào lầu xanh của Tú Bà… Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại để nàng Kiều độc thoại nội tâm nhiều như vậy. Đây là cách để tác giả làm đòn bẩy để đề cao, trân trọng con người cá nhân trong từng hoàn cảnh mà Kiều phải trải qua. Đoạn trƣờng tân thanh mang đậm tính chất của một tác phẩm về cả chất trữ tình và tự sự. Nên độc thoại nội tâm cũng đóng góp không nhỏ vào việc làm thể loại truyện Nôm trở nên riêng biệt, giàu cảm xúc mà vẫn đủ dung lượng của một câu chuyện dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)