Đôi nét về Nguyễn Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 34)

7. Bố cục của đề tài

1.3.1. Đôi nét về Nguyễn Du

Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, còn có biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (1765). Nguyễn Du vốn quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, làm quan đến chức Tể tướng đương triều. Mẹ ông là bà Trần Thị Tấn, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, quê ở xứ Kinh Bắc nổi tiếng là một người phụ nữ xinh đẹp, lại thuộc dòng quyền quý cao sang, mang trong

mình tâm hồn của con gái quan họ nên bà đã có ảnh hưởng khá lớn đến hồn thơ Nguyễn Du.

Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng mới mười tuổi đã mồ côi cha, hai năm sau mồ côi mẹ. Nguyễn Du phải đến ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản từng làm quan tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng. Trong thời gian này Nguyễn Du có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến – những điều đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác văn học của ông sau này. Sự xuất hiện khá đậm nét hình tượng những người ca nhi, kĩ nữ với tiếng đàn giọng hát và thân phận đau khổ của họ trong sáng tác của Nguyễn Du có thể là sự ám ảnh từ những gì ông đã chứng kiến trong gia đình người anh.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên.

Nhưng cuộc đời yên ả không kéo dài được bao lâu. Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ hơn chục năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đem lại cho Nguyễn Du một vốn sống thực tế phong phú đã thôi thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, về thân phận con người, tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo `văn chương. Hơn mười năm lăn lộn chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau cũng là dịp để Nguyễn Du học hỏi, nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian.

Sau nhiều năm sống hết sức khó khăn chật vật ở các vùng quê khác nhau, đến năm 1802, Nguyễn Du được triều đình vua Gia Long bổ làm tri

huyện Phù Dung (nay là tỉnh Hưng Yên). Tháng 11 năm ấy, thăng Tri phủ Thường Tín (Hà Tây). Năm 1805, Nguyễn Du được thăng Đông các Điện học sĩ. Năm 1809, ông được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Chuyến đi sứ để lại những dấu ấn sâu đậm trong thơ văn, đặc biệt góp phần nâng tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác của ông. Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc nhưng lần này chưa kịp lên đường thì ông đã mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1820 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn).

Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Với những cống hiến to lớn của ông cho nền văn học Việt Nam cũng như sự phát triển văn hóa của nhân loại, ngày 25/10/2013, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chính thức ban hành Nghị quyết số 37C/15 vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

Có thể nói, cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dưới triều Nguyễn không có trở ngại gì, thậm chí được thăng chức rất nhanh. Thế nhưng, nhà thơ không lấy đó làm vui mà luôn có những tâm sự u uẩn. Những tâm sự đó được Nguyễn Du gửi gắm vào thi ca, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Đoạn trƣờng tân thanh.

Đoạn trƣờng tân thanh được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu

thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải nhân

Kiều truyện là tác phẩm tự sự văn xuôi. Trên một nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam.

1.3.2. Thống kê phát ngôn của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh

Thúy Kiều là nhân vật được Nguyễn Du thể hiện thông qua đối thoại nhiều nhất và nhiều lượt lời nhất so với tất cả các nhân vật còn lại trong Đoạn

trƣờng tân thanh. Theo như thống kê thì Thúy Kiều đối thoại tới 71 lượt lời

với các nhân vật khác nhau, tổng số 512 câu thơ (Phụ lục 1). Khi đối thoại có những lượt lời ngắn, lượt lời dài. Trong từng cuộc đối thoại cụ thể Thúy Kiều luôn có những cách đối thoại khác nhau. Khi đối thoại với người yêu, với những người ruột thịt Kiều biểu hiện mình là con người tình cảm, trong quan hệ với “lũ đầu trâu mặt ngựa”, “buôn thịt bán ngƣời” Kiều biểu hiện là một con người nạn nhân. Nhân vật được Thúy Kiều đối thoại nhiều nhất là Kim Trọng. Đối thoại giữa Kim Trọng và Thúy Kiều là những lượt lời có ý nghĩa đặc biệt đối với tình yêu nồng nàn mà e ấp của đôi trai tài gái sắc.

Nguyễn Du đã để cho nhân vật Thúy Kiều độc thoại nội tâm để thể hiện những phương diện rộng lớn, bao quát trong cảm xúc của mình. Với 31 lần độc thoại nội tâm chiếm tổng số 238 câu thơ (Phụ lục 2). Trong tiếng nói về tình yêu, Thúy Kiều độc thoại nội tâm khi nhớ về người yêu, từ Kim Trọng, Thúc Sinh đến Từ Hải nhưng sâu sắc nhất vẫn là tình cảm nàng dành cho Kim Trọng. Suốt quãng đời lưu lạc mười lăm năm, chưa bao giờ Thúy Kiều thôi nhớ về gia đình. Những đoạn độc thoại nội tâm như nhắc nhở chính mình nhớ về công ơn cha mẹ mà nàng chưa thể báo hiếu cho trọn vẹn. Đồng thời, mười lăm năm chìm nổi với bao đắng cay, tủi nhục đã khiến Kiều không biết bao

nhiêu lần thổn thức với những suy ngẫm nội tâm cay đắng về tương lai, số phận, cuộc đời.

*Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu những nét cơ bản về lí thuyết diễn ngôn, mã hệ tư tưởng và mã thể loại. Diễn ngôn được hiểu theo nghĩa là lời nói trong giao tiếp, cụ thể trong đề tài này là những lời đối thoại, độc thoại của nhân vật Thúy Kiều. Trong đó có hai mã cơ bản chi phối các diễn ngôn này là mã hệ tư tưởng và mã thể loại truyện Nôm.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu các quan niệm nhân sinh. Cụ thể chúng tôi tiến hành tìm hiểu quan niệm nhân sinh trong hai giai đoạn văn học: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII và văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX. Mỗi giai đoạn văn học đều có những quan niệm về con người khác nhau.

Chúng tôi đã trình bày những nét khái quát nhất về tác giả làm cơ sở nghiên cứu quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều nhìn từ lí thuyết diễn ngôn ở những chương sau. Đặc biệt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê phát ngôn của nhân vật Thúy Kiều đó là những lời đối thoại trực tiếp với tổng 512 câu thơ trong 71 lần đối thoại và độc thoại nội tâm với 238 câu thơ trong 31 lần độc thoại. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu chương 2, chương 3 của đề tài.

Chƣơng 2: QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU QUA CÁC ĐỐI THOẠI

2.1. Đối thoại chịu sự chi phối của tƣ tƣởng phong kiến chính thống 2.1.1. Quan niệm sống tròn chữ hiếu

Theo Nho giáo, hiếu là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức, là nền tảng cốt lõi xây dựng lên nhân cách con người. Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “Hiếu” làm chuẩn mực, đó là “nết đầu trong trăm nết”. Trong tác phẩm “Hiếu kinh”, nói về đạo hiếu mở đầu rằng: “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo… thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thƣơng đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dƣơng danh với hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của hiếu. Xét về hiếu, khởi đầu là lo việc song

thân, kế đến là việc vua tôi, sau cùng mới đến việc lập thân” [50]. Bản kinh

này cũng dẫn lời của đức Khổng Tử về đạo hiếu rằng: “Ngƣời con hiếu phụng dƣỡng cha mẹ, ăn ở phải hết sức cung kính, cung dƣỡng cha mẹ phải hết mực vui vẻ, khi mới lo cho mình. Đối với cha mẹ, lòng hiếu thảo của ngƣời con phải đƣợc thể hiện trên cả hai phƣơng diện vật chất lẫn tinh thần. Về phƣơng diện đầu, ngƣời con phải thực hiện ba điều căn bản: chăm sóc cha mẹ chu đáo, luôn ý thức rằng thân thể mình đƣợc tạo thành từ máu thịt cha mẹ nên phải biết quí trọng, cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc tang lễ

phải cực kỳ thƣơng xót, khi cúng tế cha mẹ phải vô cùng trang nghiêm" [50].

Như vậy, có thể nói trong xã hội phong kiến, chữ hiếu là tôn chỉ đánh giá một con người đức hạnh.

Có nhà nghiên cứu về Đoạn trƣờng tân thanh đã viết: “Truyện Kiều

truyện của nàng hiếu nữ họ Vƣơng”. Quả không sai, chữ hiếu với Thúy Kiều

là điều thiêng liêng theo nàng cả cuộc đời. Ngay từ khi mối tình Kim – Kiều chớm nở, nàng cũng đã thể hiện rõ sự coi trọng chữ hiếu của mình, theo nếp gia giáo, không buông thả:

“Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong, Dù khi lá thắm, chỉ hồng,

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha. Nặng lòng xót liễu vì hoa, Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thƣa…”

Trong đối thoại trực tiếp với Kim Trọng, Kiều từ chối chuyện tình cảm vì mình còn nhỏ và phải theo đạo lí gia đình cũng là một biểu hiện cho việc đặt chữ hiếu, chữ đạo lên hàng đầu. Nhưng có thể đó cũng là một cách mượn cớ lại vẹn cả đôi đường để nàng e thẹn từ chối. Phải đến khi gia đình có tai biến, chữ hiếu mới thực được nàng thể hiện. Dù đã lựa chọn hi sinh cả tấm thân mình cứu cha và em nhưng suốt quãng đời lưu lạc, nàng vẫn không nguôi nỗi nhớ và dằn vặt vì chưa đền đáp, chưa báo hiếu được cho cha mẹ.

Kiều là một người con gái đa cảm, sắc sảo và tinh tế, vì thế những phát ngôn thể hiện chữ hiếu của nàng cũng có những nét riêng. Trước cảnh cha và em bị bọn quan lại sai nha đánh đập hành hạ, Kiều đã phải đưa ra quyết định bán mình chuộc cha. Mối tình sâu nặng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn nặng lời hẹn biển thề non, Kiều biết bán mình chuộc cha ắt phải lỗi hẹn với tình yêu, trọn đời phụ tình với Kim Trọng. Trước cảnh gia biến của gia đình, nàng phải đối mặt trước một sự chọn lựa quá khắc nghiệt giữa chữ Tình và chữ Hiếu để rồi phải quyết định:

“Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.”

Một người con gái vừa đến tuổi “cập kê”, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, lại vừa ước hẹn một mối tình đầu nồng nàn tươi đẹp trong niềm tin trao thân gửi phận sau này, bỗng dưng phải có một quyết định táo bạo và đau lòng, để thấy lòng hiếu của Kiều lớn biết dường nào. Khi đã nói đến hai chữ “bán mình”, hẳn Kiều đã đoán trước được con đường phía trước của cuộc đời nàng sẽ ra sao! Trong tình cảnh bi đát của gia đình, Kiều không còn nghĩ đến thân mình nữa, chỉ mong cứu được cha. Nàng đã can

“Vẻ chi một mảnh hồng nhan, Tóc tơ chƣa chút đền ơn sinh thành.

Dâng thƣ đã thẹn nàng Oanh, Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

Cỗi xuân tuổi hạc càng cao, Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành.

Lòng tơ dù chẳng dứt tình, Gió mƣa âu hẳn tan tành nƣớc non.

Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.

Phận sao đành vậy cũng vầy,

Cầm nhƣ chẳng đậu những ngày còn xanh. Cũng đừng tính quẩn lo quanh, Tan nhà là một, thiệt mình là hai”…

Với những lời nói khiêm tốn, Kiều so sánh mình với nàng Oanh, tự thấy mình không bằng nàng Oanh, không làm được như nàng Oanh – người đời Hán, là người con gái thương cha, khóc lóc theo cha đến Trường An. Nàng Oanh đã dâng thư đến nhà vua, kêu oan cho cha: "Cha tôi làm quan, cả miền Tề trung ai cũng ca tụng là thanh liêm chính trực, nay bất hạnh phải tội rất oan ức. Vả, tôi trộm nghĩ ngƣời đã chết thì không sống lại đƣợc, đã chém thì không liền lại đƣợc. Vậy, dầu có muốn sửa lỗi, theo điều phải trở nên hay, tốt cũng không còn cách nào nữa, thế là lỡ mất hết rồi. Nay tôi xin bán mình làm tên nô lệ chỗ quan phủ, mong chuộc tội cha, để cha đƣợc sống..."

[13, tr.192]. Vậy là gương nàng Oanh dâng thư cứu cha, Kiều không làm được, mà chỉ bán mình như ả Lý - thấy mình không nuôi sống nổi cha mẹ lấy làm buồn khổ. Nàng thấy cần có một số tiền để cho cha mẹ an dƣỡng lúc tuổi

già, nên nàng lén cha mẹ, bằng lòng xin bán mình làm vật hy sinh [13, tr.193].

Cũng trong tình tiết này, lời Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân khuyên cha đừng tự tử khác hẳn Kiều của Nguyễn Du.

Kiều đã lên lớp cha bằng một bài lí thuyết dài dòng, thô thiển:“Việc đã đến nƣớc này, không còn cách gì để giải nguy, cha là bậc đàn ông cƣơng thƣờng, tƣởng nên bỏ những điều bất nhẫn nhỏ nhặt, cho vẹn việc lớn, chớ đâu lại bắt chƣớc thói tình nhi nữ mà mất cả khí khái anh hùng. Con đã can tâm tình nguyện làm một đứa con dám giết mình để thành nhân há cha không thể làm một bậc trƣợng phu sáng suốt để giữ mình à?. Ngƣời xƣa có câu:“Nuôi con

phòng lúc về già”, lại có câu:“Nhà nghèo thấy con có hiếu” [26, tr.66,67].

Với giọng điệu lạnh lùng, cứng nhắc, coi việc bán cha là cơ hội để sát thân thành nhân, nhằm được lưu danh kim cổ trong “bảng vàng danh dự” của đạo Nho: Con nay gặp cảnh nƣớc vỗ đầu ghềnh này, cần đứng cho vững để làm một việc bất hủ, lƣu lại để cho đời sau truyền tụng, tuy là không may mà thực rất may... Nay không may cha gặp nạn, nhà gặp tai ƣơng, thế là lại làm cho con

đƣợc cái danh thơm hiếu nữ, há phải việc rất hay rất đẹp đó ƣ”... [26, tr. 67].

Kiều của Nguyễn Du dù trong hoàn cảnh éo le vẫn luôn nghĩ đến tình thân, quên đi chính mình. Bởi hơn bao giờ hết, làm tròn chữ hiếu bây giờ quan trọng hơn cả tính mạng, tấm thân nàng. Nếu như ở hiện đại, hoặc đặt Kiều ở một hoàn cảnh khác, thì có lẽ sẽ không có chuyện phải bán mình. Nhưng ở xã hội đồng tiền kia, nàng đâu còn cách nào khác.

So sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đoạn này chỉ là lời hội thoại như sau:

Thúy Kiều rƣng rƣng nƣớc mắt, nói:

- Thƣa mẹ! Cha con dạy là lời của bậc từ phụ, song mắt con thấy cha bị vạ gió tai bay, dù có phải chết để gỡ tội cho cha, con cũng không tiếc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)