Đặc điểm của các đối thoại chịu sự chi phối của thể loại truyện Nôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 47)

7. Bố cục của đề tài

2.2. Đặc điểm của các đối thoại chịu sự chi phối của thể loại truyện Nôm

Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du được vi

[10,tr.173]. Truyện Nôm là thể loại có số lượng lớn tác phẩm và được hình thành phát triển trong

một khoảng thời gian dài, bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Dù có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau nhưng nổi lên ta có thể thấy rõ là dòng truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du là truyện Nôm bác học. Khác với những truyện Nôm bình dân mộc mạc, nôm na, ít có sự trau chuốt về nghệ thuật, thì truyện Nôm bác học được trau chuốt điêu luyện cả về nội dung và nghệ thuật, hơn hết nó có giá trị nhân sinh sâu sắc. Và Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du lại là kiệt tác trong số những tác phẩm thuộc thể loại này. Đặc biệt là ngôn ngữ tự sự: ngôn ngữ gián tiếp (lời tác giả), ngôn ngữ trực tiếp (các nhân vật trong tác phẩm) và ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng thể hiện cảm xúc suy tư, giọng điệu nhân vật và lời nhân vật đan xen vào nhau). Chúng tôi đi sâu phân tích ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật ở cả hai dạng là đối thoại và độc thoại dưới góc nhìn của lí thuyết diễn ngôn.

2.2.1. Số lƣợng

Đặng Thanh Lê trong chuyên luận Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm

cho rằng: "Đặc điểm lớn nhất của ngôn ngữ đối thoại Truyện Kiều là sự nhất quán sâu sắc giữa nội dung tƣ duy cảm xúc với hình thức ngôn ngữ. Đây là một yếu tố cơ bản quyết định tính chất, giá trị ngôn ngữ đối thoại Truyện Kiều, ngôn ngữ quý tộc hay ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ nhân vật chính diện và ngôn ngữ nhân vật phản diện, ngôn ngữ ƣớc lệ công thức hay ngôn

ngữ có màu sắc hiện thực chủ nghĩa ..." [18, tr.236 - 237].

Thúy Kiều đối thoại với rất nhiều nhân vật trong truyện. Lời đối thoại của nhân vật Thúy Kiều có lúc là câu hỏi cho người khác trả lời, có lúc là câu trả lời. Có lúc là lời đối thoại rất dài, nhưng lại có lúc chỉ có một câu chứng tỏ lời đối thoại của nhân vật rất phong phú, đa dạng.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lƣợng câu thơ đối thoại trực tiếp của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh.

STT Đối tƣợng đối thoại Số lƣợng câu thơ Tỉ lệ (%)

1 Tuyến nhân vật chính diện 400 78 2 Tuyến nhân vật phản diện 112 22

3 Tổng 512 100%

Bảng thống kê trên cho thấy số lượng lời đối thoại của nhân vật Thúy Kiều với tuyến nhân vật chính diện rất cao 400 câu chiếm 78%. Tuyến nhân vật phản diện là 112 câu chiếm 22%.

2.2.2. Đối tƣợng, hoàn cảnh thoại

Đối tượng thoại và hoàn cảnh thoại là hai yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến tính chất của cuộc đối thoại. Nó quyết định đến thái độ và ngôn ngữ được sử dụng của những người tham gia cuộc đối thoại đó. Ở đây, chúng ta nghiên cứu sự khác biệt, phong phú của ngôn ngữ Thúy Kiều sử dụng để tạo nên cuộc đối thoại với từng nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Từ đó thấy được vẻ đẹp trí tuệ cũng như những phẩm chất sáng như ngọc tỏa ra từ con người nàng.

Trước hết, thông qua việc khảo sát ở trên, chúng tôi chia đối tượng mà Kiều đối thoại thành hai tuyến nhân vật chính, đó là tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện. Tuyến nhân vật chính diện tham gia đối thoại cùng Kiều gồm có: những người thân của nàng (cha, mẹ, em gái Thúy Vân, em trai Vương Quan), người nàng yêu (Kim Trọng, Từ Hải). Tuyến nhân vật phản diện Kiều đối thoại kể đến: Tú bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến. Tuy nhiên có một nhân vật Kiều đối thoại khá nhiều là Thúc Sinh lại là người chênh vênh giữa hai tuyến nhân vật trên. Chúng tôi gọi nhân vật này là nhân vật đối thoại lưỡng tuyến. Đây là sự phân chia chủ quan của người viết nhằm

mục đích làm sáng tỏ việc vận dụng ngôn ngữ một cách tài tình, thấu đáo của Thúy Kiều vào những cuộc đối thoại với những người đi qua cuộc đời nàng.

Đầu tiên, xét đến những cuộc đối thoại của Kiều với tuyến nhân vật chính diện. Vì đây đều là những người quan trọng với cuộc đời nàng, được nàng dành tình cảm yêu thương, trân trọng, cho nên về cơ bản ngôn ngữ được nàng sử dụng là ngôn ngữ ước lệ, chứa đựng sự ý nhị, tôn trọng, khiêm nhường. Ngôn ngữ ấy không đơn điệu mà được nàng thể hiện đa sắc màu qua hoàn cảnh của từng cuộc đối thoại. Và với cùng một nhân vật, ngôn ngữ nàng vận dụng cũng có sự đổi khác.

Đối thoại với Kim Trọng: Trong tình yêu với Kim Trọng nàng đối thoại

một cách hồn nhiên trong sáng nhưng không mất đi vẻ kín đáo của một tiểu thư khuê các. Kim Trọng và Thúy Kiều đã gặp nhau một lần trước khi có cuộc giao tiếp ở vườn Thúy. Đó là lần “Thanh minh trong tiết tháng ba; Lễ là

tảo mộ, hội là đạp thanh”. Xuất thân là một cô gái sống trong gia đình phong

lưu, gia giáo “Êm đềm trƣớng rủ màn che; Tƣờng đông ong bƣớm đi về mặc

ai”, Kiều hiện lên đúng chuẩn một cô gái bẽn lẽn, e dè, chừng mực và chứa

đựng cái tình của một cô gái độ xuân thì. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, Kim Trọng đã tỏ tình cùng Thúy Kiều. Nàng đã từ chối nhưng đó không phải là lời từ chối thẳng thừng, thô kệch mà nó đậm chất ước lệ, mang nhiều ẩn ý.

“Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong Dù khi lá thắm, chỉ hồng

...

Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thƣa.”

Ngay câu mở đầu trả lời màn tỏ tình của Kim Trọng, Kiều sử dụng từ

phỉ phong” để nói về sự khiêm tốn nhận mình vốn quê mùa, mộc mạc.

Chuyện vợ chồng phải do cha mẹ sắp đặt và định liệu, chàng có yêu thì thiếp còn nhỏ chưa biết trả lời ra sao. Chỉ vài câu khiêm nhường, tế nhị đã thể hiện nàng rất khôn ngoan, vừa không phụ lòng người cũng lại đúng lối sống của

Từ những phút dè dặt, nhút nhát, Thúy Kiều đã chủ động tìm đến với tình yêu nhanh chóng, quyết liệt hơn. Bước chân chủ động tìm đến người mình yêu đi theo tiếng gọi của trái tim, bởi chính nàng hiểu được trái tim khao khát của mình. Bước chân nàng đã chắp cánh cho giấc mộng đẹp của chàng Kim. Hành động của nàng dứt khoát, tự tin, lời thoại lúc này nàng đưa ra để giải thích hành động đó rất thú vị:

Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trƣờng, Vì hoa nên phải đánh đƣờng tìm hoa.

Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”

Nàng biết rõ đây là khoảng không gian nàng không nên “bén gót” vì lúc này đã thuộc vào khoảng thời gian “giới nghiêm” nhưng nàng phải vượt qua khoảng vắng lặng, đêm tối đó để tìm đến tình yêu trong sáng, để vì hoa, vì chàng Kim và vì hạnh phúc. Lời nàng giải thích cho hành động bất thường của người con gái rất hợp tình, hợp lí. Đó là nàng sợ - sợ sợi tơ tình này chỉ thoáng như giấc mộng, động mạnh sẽ đứt, cựa mình tỉnh dậy sẽ tan biến.

Ngôn ngữ nàng dùng khúc triết và logic lại thêm cái tình dạt dào đã thuyết phục được chàng Kim. Chàng đã cảm động và tình yêu của họ đi đến thề nguyền hẹn ước trăm năm. Vậy là Kiều đã thành công trong việc xây dựng cuộc đối thoại quan trọng của cuộc đời mình. Khi chàng Kim có xu thế đi quá đà, Kiều từ chối một cách khéo léo làm cho người yêu phải nể phục:

Thƣa rằng: “Đừng lấy làm chơi, Dẽ cho thƣa hết một lời đã nao!

Vẻ chi một đóa yêu đào,

Vƣờn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đã cho vào bậc bố kinh

Lời nói trên cho thấy nàng rất bình tĩnh xử lý vấn đề, đặc biệt lại là vấn đề hết sức tế nhị. Với những người khác có thể họ sẽ lúng túng và có khi yếu lòng lại liều thân mình vì tình yêu. Nhưng Kiều thì khác, nàng đã thể hiện mình là một người con gái thấu hiểu đạo lí và lòng người. Nàng bày tỏ được tâm tư của mình để người yêu hiểu rằng nàng yêu hết mình nhưng không cuồng si bất chấp, phải có khuôn lễ giáo. Có như thế nàng cũng mới xứng với tình yêu của chàng. Suy cho cùng nàng giữ gìn bản thân cũng là nghĩ cho người yêu. Kim Trọng là một chàng thư sinh hiểu đạo vì thế chẳng có lí nào trước lời người yêu như vậy lại không cảm động, nể phục. Vậy là chẳng những Kiều không làm mất lòng người yêu mà hơn thế lời từ chối của nàng càng làm tăng lên sự tin yêu trong Kim Trọng.

Tình yêu của họ gặp phải trở ngại, nàng bán mình chuộc cha và cuộc đời xa xôi cách trở suốt mười lăm năm lưu lạc. Sau mười lăm năm gặp lại nhau, Kiều đã từ chối bằng những lời nói đầy buồn bã, tủi nhục:

Nàng rằng: “Gia thất duyên hài, Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng.

Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,

Hoa thơm phong nhị trăng vòng tròn gƣơng. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,

Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xƣa. Thiếp từ ngộ biến đến giờ.

Ong qua bƣớm lại đã thừa xấu xa”.

Kiều nhận mình không còn xứng với chàng Kim, tự cho mình là kẻ xấu xa bội tình. Nàng đưa ra những luận đề để đi đến kết luận xót xa của mình. Những luận đề ấy cho thấy, Kiều có ý thức tôn trọng phẩm giá của người phụ nữ trong đạo vợ chồng. Đó là sự “một lòng một dạ” thủy chung, nàng đã không giữ được vẹn nguyên thì “thẹn”, sao có lòng dám mơ nối lại tơ tình.

“trinh”. Nàng luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn sự trong trắng của mình. Khi có thể nắm giữ sự quyết định trong tay, nàng chủ động và không để cho bất kỳ điều gì làm tổn hại đến danh giá của bản thân. Sự tủi hổ sau tháng năm giông bão, việc dám nhìn nhận vào sự thật và đánh giá bản thân của nàng cho thấy nàng luôn canh cánh trong lòng nỗi sầu muộn vì để đánh mất “thứ ngàn vàng”. Nàng cho rằng mình không còn xứng đáng đón nhận tình cảm nơi chàng Kim một lần nữa. Điều đó khẳng định, nàng là người có phẩm giá và tôn trọng người thương. Tất cả sự bộc bạch ấy được nàng thể hiện bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, đầy ẩn ý và giàu sức biểu cảm.

Đối thoại với Từ Hải: Không có cái phân vân “một dày một mỏng biết

là có nên” như đối với Kim Trọng, hoặc nỗi băn khoăn dài như đối với Thúc Sinh, ngay từ giây phút đầu tiên gặp Từ Hải, Kiều đã hiểu được khát vọng, tài năng, tiềm năng, sức mạnh của Từ. Lập tức, nàng gửi gắm thân phận mình cho Từ qua đoạn đối thoại:

Thƣa rằng:“Lƣợng cả bao dong, Tấn Dƣơng đƣợc thấy mây rồng có phen.

Rộng thƣơng nội cỏ hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.”

Kiều tin tưởng vào bản thân mình, tin rằng mình xứng đáng nhận được sự bao dung che chở của bậc anh hùng. Như vậy ở Kiều vẫn còn khát vọng sống, khát vọng tự do và niềm tin vào hạnh phúc trong tình yêu. Qua lời Kiều nói với Từ Hải thấy rằng, Kiều cũng rất mạnh mẽ, biết mình biết người. Ký thác thân phận của một kỹ nữ cho một người mà Kiều tin chắc rằng sẽ trở thành một đấng quân vương và dám nói điều đó thành lời. Phải tin ở sự phóng khoáng, độ lượng, bao dung của Từ và phải tự tin ở phẩm chất, tài năng của mình đến bậc nào, Kiều mới dám có sự gửi gắm thẳng thắn, táo bạo đến như vậy. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã tạo nên được sự đột biến trong thể hiện tính cách, Kiều đã chứng tỏ mình là người có bản lĩnh và biết nắm bắt cơ hội, tự có ý chí, khát vọng thay đổi cuộc đời.

Khi Từ Hải giúp nàng “báo ân báo oán”, Kiều đã cảm động và biết ơn sâu sắc:

“Khắc xƣơng ghi dạ, xiết chi Dễ đem gan óc đền ghì trời mây!”

Lời Kiều lúc này dành cho Từ Hải vẫn là những lời nói trang trọng, chỉnh chu, có chiều sâu. Và trong lời nói của Kiều, Từ Hải hiện lên thật lớn lao. Kiều đã nghiêng mình trước tấm lòng trượng nghĩa của chàng. Cho đến lúc nàng mắc lừa Hồ Tôn Hiến, khiến Từ Hải phải oan ức mà chết đứng giữa trời, nàng đã khóc, ân hận vô cùng, lời nàng thốt lên thật xót xa:

Khóc rằng: “Trí dũng có thừa, Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!

Mặt nào trông thấy nhau đây? Thà liều sống thác một ngày vơi nhau!”

Kiều đã thực sự chết nghẹn trong lòng trước cái chết của Từ Hải. Dù không phải là người trực tiếp gây ra cái chết cho chồng, nhưng đã là nguồn cơn tạo điều kiện cho Hồ Tôn Hiến có cơ hội làm điều đó. Vì thế nàng đau và nỗi đau cho sự mất mát to lớn không bằng nỗi đau của sự dằn vặt tội lỗi. Lời của nàng trước cái xác “đứng trơ trơ giữa trời” của chồng đầy tủi hờn, đau đớn. Lúc này trước Từ Hải không còn là một nàng Kiều tự tin vào bản thân nữa mà hiện lên là một người vợ mang trong mình sự xấu hổ, ân hận tột độ. Từng câu chữ Kiều thốt ra là từ tâm can, lời bộc bạch của một người con gái yếu đuối mang sắc màu u ám, tiêu cực chứ không còn thấy tương lai hay khát khao hạnh phúc. Kiều trong tình cảnh này vừa đáng giận lại vô cùng đáng thương. Có lẽ nếu Từ Hải nghe được những lời này cũng hiểu cho nàng – một người luôn bị rình rập, xô đẩy của những thế lực “bàn tay nhúng chàm”. Như vậy cũng là đối thoại với Từ Hải, song vào tình thế khác nhau thì tâm thế đối thoại và những phát ngôn của Kiều có sự khác biệt.

ngoặt cuộc đời khiến Kiều đành lỗi hẹn với tình yêu để vẹn tròn đạo hiếu. Kiều đã giãi bày lòng mình với cha mẹ bằng lời nói chân thành, sâu sắc và xúc động.

Thà rằng: “Liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.”

Đứng trước tình duyên phải chia lìa đôi ngả, nàng vô cùng đau khổ và quyết định nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim.

“Hở môi ra, cũng thẹn thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”

Nàng dốc lòng nhờ cậy Thúy Vân:

“Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thƣa.”

Kiều là chị, hơn nữa nàng đã hi sinh cả thân mình rồi, nàng hoàn toàn có thể yêu cầu em làm giúp mình bằng những lời lẽ khác. Nhưng không, Thúy Kiều đã dùng lời nói hết sức khẩn khoản, hạ thấp mình trước em, tạo không khí trang nghiêm cho cuộc đối thoại. Từng chữ, từng lời nàng dùng đều tha thiết, có trước có sau. Nàng cho Vân hiểu tầm quan trọng của vấn đề mà nàng đang cậy em, cho Vân thấy sự thiệt thòi khi thay mình gánh nỗi “tương tư’. Nàng dốc lòng muốn nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều đặt nhiều hi vọng vào sự thông cảm của Thúy Vân. Đoạn “trao duyên” Thúy Kiều đối thoại với Thúy Vân đúng như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã từng nhận xét: “Kiều đã nói hết lời với em. Lời trao duyên nhƣ một lời trăng trối, lời vĩnh biệt. Trƣớc lời trao là tình của mình, sau lời trao mình đã trắng tay. Trƣớc lời trao mình là ngƣời sống, sau khi trao mình nhƣ ngƣời đã chết, chỉ còn hồn oan, suối chín, dạ đài, ngọn gió. Trƣớc khi trao Kiều sống với hiện tại, khi trao Kiều sống với quá khứ và hiện tại. Nhƣng khi trao xong Kiều chỉ sống với tƣơng lai hƣ vô. Phải trở về hiện tại lúc là đau đớn, tan nát đến chết ngất – Nguyễn Du đã hình dung trạng thái tâm lí của

Kiều. Lời của nàng Kiều là lời nói của trạng thái ấy, không gian ấy. Cho nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)