7. Bố cục của đề tài
1.2.3. Quan niệm nhân sinh trong văn học cuối thế kỉ XVIII đến hết thế
kỉ XIX
Văn học cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là thời kỳ trải qua nhiều biến động. Đất nước rối ren và đi vào bế tắc, kéo theo đó là sự tranh giành quyền lực của nhà nước phong kiến, dẫn đến cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ. Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt làm cho nhà nước phong kiến không còn khả năng tạo ra sự thống nhất trong nội bộ, quần chúng bị áp bức ngày càng đối lập sâu sắc với nhà nước phong kiến.
Chính vì thế, nhiều tác giả trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến trong quan niệm sáng tác, đặc biệt là Nguyễn Du. Tấn bi kịch đã dội mạnh vào trái tim nhạy cảm của Nguyễn Du. Ông là người chứng kiến đầy đủ “một cuộc bể dâu” của xã hội, mang trong mình những suy nghĩ về những đổi thay
ấy. Sự thất bại của những người khởi nghĩa ấy đã gieo vào Nguyễn Du một triết lí bi quan nhất là khi giai cấp phong kiến lại thiết lập một ách cai trị tàn bạo, đen tối nhất trong lịch sử dân tộc. Bi kịch nảy sinh khi không biến đổi được hoàn cảnh, con người cũng không thể hòa giải hoàn cảnh nếu không biến đổi chính bản thân mình và không phủ nhận chính mình. Từ những suy nghĩ về thời đại như vậy Nguyễn Du đã rung động sâu sắc trước cuộc đời cô Kiều cũng đang bị chèn ép trong đau khổ. Nguyễn Du dường như thấy hình ảnh mình trong Kim vân Kiều truyện, ông đã đưa vào tác phẩm Đoạn trƣờng
tân thanh của mình một chủ đề khá nổi bật – tài mệnh tương đố.
Nhiều tác phẩm đã phản ánh sức mạnh quật khởi của con người, của thời đại, của dân tộc, phơi bày những mặt trái của xã hội, phản ánh số phận “đoạn trường” của những kiếp người thấp cổ bé họng, của những thân phận nhỏ nhoi không bằng “con ong cái kiến”, phá bỏ những hủ tục lạc hậu, bất công để vươn tới giải thoát con người về tình cảm, hạnh phúc, tự do, công lí... Trong giai đoạn này quan niệm nhân sinh được đề cập sâu và đặc biệt có giá trị to lớn phản ánh những khát vọng về quyền sống, khát khao hạnh phúc không chỉ của những bậc chính nhân quân tử mà còn là của những phận “hồng nhan”. Người phụ nữ đã được khắc họa sâu sắc và đi vào văn chương với những tiếng lòng, góp phần tạo nên sự thành công rực rỡ cho văn học giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ một mặt là đau khổ, nhưng mặt khác lại là những người có tài, có tình, có ý chí và có nghị lực. Các tác giả đã nói hộ tâm tình người phụ nữ - những con người không những đẹp mà còn tài năng và mang nhiều khát khao hạnh phúc ái ân. Hơn thế các tác giả thể hiện lòng thương cảm và đặc biệt ca ngợi phẩm chất con người của họ, những con người chưa bao giờ có cuộc sống bình yên trọn vẹn.
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là minh chứng điển hình. Tác
chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Tác giả đã hư cấu giọng nữ của người chinh phụ để dễ phát biểu quan niệm có tính chất đổi mới về tình yêu, tình vợ chồng. Dưới dạng các diễn ngôn tâm sự của người chinh phụ, ông có toàn quyền trình bày mối tình vợ chồng không những tràn đầy những cảm xúc thiết tha, sôi nổi mà còn tràn trề khát vọng ân ái, không bị dư luận đạo đức phong kiến nam quyền lên án. Ở đó tác giả một nho gia – một người đàn ông nhưng đã đứng trên điểm nhìn của người phụ nữ đã giãi bày tâm tư nguyện vọng, nỗi niềm sâu kín của người phụ nữ xa chồng, khao khát chung sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, kể cả niềm hạnh phúc có màu sắc thân xác rõ nét:
Duy còn hồn mộng đƣợc gần
Đêm đêm thƣờng đến giang tân tìm ngƣời Tìm chàng thuở Dƣơng Đài lối cũ
Gặp chàng nơi Tƣơng Phố bến xƣa Sum vầy mấy lúc tình cờ
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân Đƣợc gần chàng bến Lũng, thành Quan Khi mơ những tiếc khi tàn
Tình trong giấc mộng, muôn vàn cũng không!
Tác giả sử dụng mô típ gặp chồng trong giấc mộng càng đượm ý nhục thể. Đó là giấc mộng ân ái – một sự giải thoát duy nhất cho nỗi nhớ của người vợ. Sự hòa quyện tình cảm thương nhớ với dục tính thân xác, hai phần không thể chia cắt tình cảm vợ chồng. Quan niệm nhân sinh trong tác phẩm đã khẳng định được quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của con người.
Có thể thấy, đây là giai đoạn văn học Việt Nam phát triển rực rỡ nhất, là giai đoạn thuần thục của nền văn học viết dưới chế độ phong kiến. Quan niệm nhân sinh rõ nét nhất trong giai đoạn này đó là văn học đặt ra vấn đề con người và hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ với một quan niệm mới mẻ mà các thế kỉ trước chưa thấy có. Con người giờ đây được quan niệm như một thực thể xã hội riêng biệt và yêu cầu tự do giải phóng cá tính trở nên
cấp bách. Tiếng nói trong văn học của họ đã “vƣợt ra ngoài quy phạm thi
pháp văn học trung đại, xích gần tới chủ nghĩa hiện thực” [29,tr. 18].
Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội bắt đầu bằng sự kiện thực dân Pháp xâm lược nước ta và nhân dân ta tiến hành cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống xâm lược tạm thời bị thất bại, thực dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa của chúng. Cho nên văn học giai đoạn này gắn với chính trị và phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Với yêu cầu cấp thiết đó văn học đã phản ánh những vấn đề rất thời sự và tập trung, đó là chủ đề yêu nước chống Pháp và phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến. Về cơ bản, quan niệm nhân sinh quay về với giai đoạn 1: đề cao lối sống vì nước, vì dân, vì đạo nghĩa.
Từ những giá trị truyền thống của dân tộc, văn học thời kì này đã đặt ra các quan niệm nhân sinh mới mẻ, gắn với đời sống xã hội. Nói đến nhân sinh quan là quan tâm đến việc con người tồn tại để làm gì và cần phải sống như thế nào, thái độ của con người trước sự sống và cái chết. Qua đó khẳng định rằng, thời kì văn học này là thời kì mà quan niệm nhân sinh đi vào những khúc quanh của đời sống con người một cách tự nhiên mà sâu sắc. Từ đó chúng ta có thể hình dung ra hình thái xã hội, cuộc sống của con người, đặc biệt cách con người đối mặt và vượt qua “thiên mệnh” thời kì đó.