Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về nhu cầu vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 38 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về nhu cầu vật chất

Nho giáo vốn có cái nhìn khắt khe với người phụ nữ, đặc biệt là về đạo đức của họ. Những người phụ nữ chuẩn mực theo quan điểm đạo đức Nho giáo phải là những người hội tụ đủ “tứ đức”công, dung, ngôn, hạnh và tuân thủ đạo “tam tòng” bao gồm: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Điều này đã cho thấy rõ quan niệm trọng nam khinh nữ trong tư tưởng Nho giáo - tư tưởng rường cột của xã hội phong kiến. Chính vì vậy, những nhân vật phụ nữ được Nho giáo ca ngợi thường là điển hình cho mẫu vợ hiền, dâu đảm, mẹ phúc đức. Trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có hai nhân vật tiêu biểu cho mẫu hình này là Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương)

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu là thiên truyện thứ 2 trong

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, cũng là một trong những truyện gây nhức lòng người đọc về số phận đau xót, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ngay từ nhan đề, hai chữ “nghĩa phụ” đã cho ta thấy phần nào cốt cách hiền thảo, tấm lòng ân tình của nhân vật nữ chính Nhị Khanh trong vai trò một người vợ.

Theo quan niệm Nho giáo, hôn nhân là việc đại sự của đời người do cha mẹ xếp đặt: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Chính vì vậy, trong xã hội phong kiến xưa, có những người cả đời phải ôm nỗi đau đớn vì kết duyên với người mình không yêu thương theo ý cha mẹ, thậm chí là rơi vào hoàn cảnh trái ngang. Nhiều cô gái trong xã hội xưa đã phải sống một đời đau khổ vì bị

gả bán vào cửa nhà giàu do lòng tham của cha mẹ, khiến họ cả đời không có được hạnh phúc riêng tư:

“Mẹ em tham thúng xôi dền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”

May mắn hơn rất nhiều người khác, Nhị Khanh và Trọng Quỳ đến với nhau bằng sự chân tình, rung động thực sự và được hai bên gia đình tác thành:

“Phùng có người con giai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cùng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi”[5.22]. Như vậy, Nhị Khanh và Trọng Quỳ kết duyên bằng sự tự nguyện, hơn thế lại là một mối nhân duyên đẹp vì hai nhà rất “môn đăng hộ đối”, đôi trai gái cũng tương xứng sắc tài. Sau khi về nhà chồng, Nhị Khanh càng chứng tỏ là người con dâu hiền thảo, nết na: “Nhị Khanh tuy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền”[5.22]. Như vậy, nàng Nhị Khanh là một điển hình cho mẫu phụ nữ theo quan điểm đạo đức Nho giáo, hội tụ đủ tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Là người phụ nữ được giáo dục theo những chuẩn mực hà khắc của xã hội phong kiến, như một lẽ đương nhiên, Nhị Khanh cũng bộc lộ sự coi nhẹ những nhu cầu vật chất, tiền tài, danh vọng tầm thường.

Lần đầu tiên Nhị Khanh bày tỏ quan niệm về nhu cầu vật chất là khi nàng lấy lời ngăn bảo chồng về đạo phụ - tử. Vì Lập Ngôn tính hay nói thẳng nên trong triều đình nhiều kẻ ghen ghét, muốn làm hại, hùa nhau tiến cử vào vùng Nghệ An có giặc. Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh ở lại quê nhà không thể đi

theo mình và cha thì “có ý quyến luyến không dứt”. Thấu được tâm tư của chồng nhưng đồng thời cũng hiểu rõ đạo phụ - tử sâu nặng, Nhị Khanh đã hết lòng giải thích cho chồng về tình thế gian nguy của cha hiện tại: “Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bề trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo…” [5.23]. Chỉ với vài câu nói ngắn gọn, khúc chiết, hợp tình hợp lẽ mà Nhị Khanh đã bộc lộ được đức hi sinh cao cả, tấm lòng tôn kính cha chồng của người con dâu và sự tinh tế, sâu sắc của một người vợ biết đạo lí. Biết chồng quyến luyến mình không nỡ rời xa, nàng đã ngay lập tức ngăn bảo, không để chồng bị phân vân nhụt chí và cha chồng phải nặng lòng suy nghĩ. Tâm ý của nàng cũng trong sáng vô cùng. Mục đích duy nhất trong lời khuyên chồng đi theo cha là để “sớm hôm săn sóc” [5.23], giúp cha vượt qua khó khăn, gian khổ. Nàng không hề nhắc tới tiền tài, công danh hay những chiến tích hào hoáng khi trở về. Có lẽ trong lòng Nhị Khanh khi ấy, sự bình an của cha và chồng nàng mới là trên hết. Không màng danh vọng cho chồng, Nhị Khanh dường như cũng quên đi những nhu cầu bản năng của một người vợ trong lời khuyên ấy. Những người phụ nữ yêu thương chồng chẳng có ao ước nào lớn hơn là được chăm sóc, gần gũi cạnh chồng sớm tối. Có người phụ nữ nào lại nỡ đẩy chồng mình vào nơi tử địa? Có người phụ nữ nào muốn rơi vào cảnh vợ chồng biệt ly, đêm đêm lạnh lẽo “giường không gối chiếc”? Nhưng, nàng Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu đã vượt lên trên “thói nữ nhi thường tình” và chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng tư của cá nhân mình cho người mà nàng kính trọng: “Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng thắc mắc bận lòng đến chốn hương khuê” [5.23]. Trong câu nói này, nàng nhắc nhở chồng về đạo lí làm con, trách nhiệm và gánh nặng của chữ Hiếu to lớn đến nhường

nào. Nhị Khanh hiểu“chốn hương khuê” trên bàn cân so với “bề hiếu đạo”

chỉ là một tình cảm nhỏ nhoi, không đáng để đấng nam nhi phải bận lòng. Dù cho nàng có phải chờ đợi mòn mỏi, nhan sắc tàn phai, nàng cũng cam tâm tình nguyện, chỉ mong chồng làm tròn bổn phận đạo làm con. Nàng nói lời thuyết phục chồng vào Nghệ An với cha cũng chính là đã làm tròn chữ hiếu

của một người con dâu với cha chồng. Một lời khuyên như thế thì chắc hẳn sẽ khiến Trọng Quỳ phải kính trọng. Chỉ một lời ấy thôi cũng đủ cho thấy nàng là người vừa thông minh, hiếu thảo vừa tinh tế, sâu sắc.

Sau khi Trọng Quỳ nghe lời vợ hiền theo cha vào Nghệ An thì tai họa liên tiếp đổ xuống Nhị Khanh. Cái hoạ đầu tiên của nàng là cha mẹ đẻ nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu chôn cất rồi đến ở chung với bà cô Lưu thị. Lúc này, Nhị Khanh rơi vào cảnh không nơi nương tựa, đến ở với bà cô mong sống bình yên qua ngày tháng đợi chồng trở về. Thế nhưng, bà cô Lưu thị đã ngấm ngầm nhận tiền của quan tướng quân họ Bạch để ép gả nàng cho hắn. Trọng Quỳ ra đi đã sáu năm trời, không một lá thư, không một tin về, huống chi nơi Trọng Quỳ dấn thân là chốn loạn lạc binh đao, lành ít dữ nhiều. Bà cô Lưu thị đã khéo léo dùng lời ngọt ngào khuyên nhủ nàng, đánh trúng vào tâm lí của những người phụ nữ mong muốn có chỗ dựa bình yên:

“Chi bằng bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe, lấp những lời giăng gió cợt trêu, nương dưới bóng tùng quân cao cả. Tội gì mà bơ vơ trơ trọi, sống cái đời sương phụ buồn tênh” [5.24]. Trong những năm tháng đằng đẵng xa chồng, Nhị Khanh đã phải một mình lặn lội bươn chải, lo toan việc nhà cả hai bên gia đình. Có lẽ trong bộn bề cuộc sống ấy, đã bao lần nàng mong ước thấy chồng trở về để có một chỗ dựa vững chắc, cùng chia ngọt sẻ bùi. Nỗi vất vả, đơn độc của nàng cũng chính là sự cô đơn của rất nhiều chinh phụ trong xã hội xưa. Nếu là một người phụ nữ ham quyền chức, danh vọng và mong muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhu cầu bản năng thì có lẽ đây là một dịp tốt của Nhị Khanh. Nàng sẽ vừa được làm vợ của một quan tướng quân đầy quyền lực, sống cuộc sống nhung lụa giàu sang vừa được hưởng trọn

những hoan lạc ái ân chồng vợ, không còn phải cô độc khi đêm về. Đồng thời, nàng cũng sẽ có nơi nương tựa vững chắc trong những ngày tháng sau này. Nhưng không! Với một người phụ nữ đoan trang, tiết hạnh, một lòng thờ chồng như Nhị Khanh thì những việc làm của bà cô Lưu thị chỉ khiến nàng

“sợ hãi, mất ngủ quên ăn đến hàng tháng”[5.24]. Chi tiết này càng làm ngời sáng phẩm chất đoan chính, trái tim trong sạch không màng vật chất, danh lợi của nàng.

Với quyết tâm “không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác” [5.25], Nhị Khanh đã nhờ người bõ già vào Nghệ An tìm lại Trọng Quỳ. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi, tưởng rằng từ đây hạnh phúc gia đình nàng sẽ vững bền, yên ấm. Thế nhưng, Trọng Quỳ lại là người “quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời” [5.28], đã nhẹ dạ kết giao với tên lái buôn Đỗ Tam. Người xưa vốn không coi trọng những người buôn bán vì đó là nghề giảo hoạt, lọc lừa, thường khinh miệt gọi họ là “con buôn”. Nhận định này hoàn toàn đúng với Đỗ Tam. Đỗ Tam bỏ ra rất nhiều tiền đánh bạc và luôn để Trọng Quỳ thắng vì mục đích của hắn không phải là tiền bạc, gia sản của Trọng Quỳ. Thứ hắn muốn có được chính là Nhị Khanh. Trọng Quỳ mông muội, ham vất chất, tiền bạc nên mới dễ dàng bị Đỗ Tam dẫn dụ nhưng Nhị Khanh thì không. Bằng giác quan nhạy bén và sự tỉnh táo trước những cám dỗ của đồng tiền, Nhị Khanh đã một mực khuyên can Trọng Quỳ:

“Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ: ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem” [5.28]. Trọng Quỳ thân là nam nhi, được sinh ra trong một gia đình quyền quý mà lại ham cái lợi nhỏ, không thể tỉnh táo bằng cả một người phụ nữ như Nhị Khanh. Vì sao vậy? Vì cái tâm của Trọng Quỳ đã bị nhuốm chàm vật chất, còn tâm của Nhị Khanh thì trong sạch, không màng danh lợi phù du. Chính vì vậy, Trọng Quỳ dễ bị cám dỗ bởi tiền bạc, còn Nhị Khanh thì luôn tỉnh táo, cảnh giác trước loại người lừa lọc như Đỗ Tam. Phát ngôn này của

Nhị Khanh lại một lần nữa khẳng định sự coi thường vật chất, tiền bạc của người nghĩa phụ này.

Cùng thuộc mẫu hình phụ nữ truyền thống theo quan điểm đạo đức Nho giáo như Nhị Khanh, nhân vật Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng có những phát ngôn coi nhẹ nhu cầu vật chất, tiền tài danh vọng. Mở đầu thiên truyện này, Nguyễn Dữ giới thiệu về quê quán, phẩm chất của Vũ Nương một cách ngắn gọn: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp” [5.182]. Cái tư dung tươi đẹp là thứ trời cho, còn cái thuỳ mị nết na hẳn phải là sản phẩm được tôi luyện từ lễ giáo Nho gia. Không chỉ là một thục nữ theo quan điểm Nho giáo, Vũ Thị Thiết còn có ngoại hình xinh đẹp, tươi tắn cân xứng với phẩm chất tâm hồn của nàng. Chính vì có cả nhan sắc và đạo đức như vậy nên Vũ Thị Thiết đã khiến cho chàng Trương Sinh trong làng: “mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” [5.182]. Về nhà chồng, Vũ Thị Thiết thể hiện là người vợ biết đạo lý và khéo léo, tế nhị trong cách ứng xử. Biết chồng là người “có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá”[5.182], nàng càng sống đúng chuẩn mực của một người vợ hiền thảo, đoan trang: “Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” [5.182]. Tính ghen tuông là điều thường trực trong tính cách của con người khi yêu. Tuy nhiên, chung sống với một người chồng hay ghen chưa bao giờ là điều dễ dàng. Về làm dâu nhà Trương Sinh, chắc hẳn Vũ Thị Thiết luôn có ý thức để tâm đến những việc nhỏ nhặt nhất như lời nói, hành động theo khuôn phép đạo đức Nho giáo nên khiến không khí gia đình mới được yên ấm như vậy.

Tuy nhiên, đoàn tụ chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải lên đường ra trận. Lời tiễn biệt của Vũ Nương dành cho chồng cũng chính là lời phát ngôn đầu tiên của nàng thể hiện quan niệm về công danh: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn hầu, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi, chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công

lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An, nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về”. [5.182,183]. Thời xưa, con đường công danh đối với nam nhân là vô cùng quan trọng. Đã sinh ra là đấng nam nhi thì phải làm nên công trạng, sự nghiệp lớn, gánh vác giang sơn, vì dân vì nước. Trương Sinh đầu quân ra trận cũng chính là một cơ hội tốt để chàng lập nên công trạng ở chốn sa trường, đem về “ấn phong hầu” vẻ vang cho gia tộc. Hình ảnh Trương Sinh ra trận cũng làm ta liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phu trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn ở thế kỉ XVIII:

"Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung

Thành liền mong tiến bệ rồng

Thước gươm thề quyết chẳng dung giặc trời. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Giã nhà đeo bức chiến bào

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu".

[6.49]

Tuy nhiên sự khác biệt ở đây là nếu trong tác phẩm Chinh phụ ngâm, người chinh phụ tiễn chồng ra trận với những mơ ước về công danh, sự nghiệp lẫy lừng và hình ảnh người chồng ra trận đẹp như một bức tranh của “chí làm trai” thì trong Chuyện người con gái Nam Xương, nàng Vũ Thị Thiết lại không màng đến địa vị, công danh hay kì vọng chồng phải lập nên công trạng. Ngay từ phút đầu tiên khi tiễn đưa chồng, nàng đã nhận thức được sự nguy hiểm, gian khổ mà chồng sắp phải trải qua trên chiến trường. Vì vậy, mong ước của nàng chỉ đơn giản là chồng được nhanh chóng bình an vô sự trở về với quê nhà. Hạnh phúc của Vũ Thị Thiết chỉ gói gọn trong niềm hi

vọng được đoàn tụ gia đình, không vướng chút tham vọng công danh. Ngày tiễn chồng ra trận, Vũ Thị Thiết đã nói lên điều mong ước giản dị mà đầy tình nghĩa ấy.

Như vậy, nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đều thuộc mẫu hình phụ nữ truyền thống theo quan điểm đạo đức Nho giáo và tiếng nói chung đầu tiên giữa họ là tấm lòng trong sáng, cao cả, không màng tới vật chất, công danh. Qua những phát ngôn về nhu cầu vật chất của hai nhân vật này, ta nhận thấy cả Nhị Khanh và Vũ Nương đều là những người con dâu hiếu thảo, người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)