Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu tự do, khao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 73 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu tự do, khao

hạnh phúc đời thường

Không chỉ dừng lại ở việc giãi bày thẳng thắn sự hưởng thụ tận độ các nhu cầu vật chất đời thường, Nhị Khanh của Chuyện cây gạo sẵn sàng bộc lộ quan niềm về tình yêu tự do, phóng khoáng, trân trọng những giây phút ái ân.

Ngay lần đầu tiên gặp Trình Trung Ngộ, Nhị Khanh đã chủ động mời gọi cuộc hoan lạc với chàng trai mới quen: “Thân tàn một mảnh, cách vời chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu, không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa” [5.36]. Ngay cả trong xã hội hiện đại ngày nay, việc đề nghị thỏa mãn nhu cầu ân ái từ người khác giới

cũng là một vấn đề rất nhạy cảm và lạ lẫm với văn hóa phương Đông. Vậy mà nàng Nhị Khanh của thế kỉ XVI trong tác phẩm của Nguyễn Dữ đã thẳng thắn nói lên quan điểm ân ái tự do của mình. Cuộc sống qua cái nhìn của Nhị Khanh là những ngày tháng quạnh hiu đơn độc, không người quan tâm chăm sóc; cuộc đời nàng, vẻ đẹp của nàng cũng sẽ heo hút như “hang tối”, nhợt nhạt như “mầm khô” nếu cứ trói buộc mình trong vòng lễ giáo phong kiến. Với nàng, để sống đúng nghĩa, sống không hối tiếc thì con người phải hưởng trọn vẹn hạnh phúc ái ân ngay giữa cuộc đời thực. Vì vậy, Nhị Khanh đã chủ động đề nghị Trình Trung Ngộ: “Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút” [5.36]. Lời đề nghị này có lớp vỏ bề ngoài khiếm nhã và lẳng lơ nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi khát vọng yêu đương mãnh liệt, là khát vọng ân ái chân chính của người phụ nữ bị vùi lấp từ bao thế kỉ. Có lẽ, Nhị Khanh là cô gái đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam dám sống tận độ với trái tim, với khao khát của tâm hồn và sống thật sự là chính mình.

Không chỉ xinh đẹp, Nhị Khanh còn là một tài nữ - một khách văn chương “không kém gì Dị An ngày trước” [5.38], được Trung Ngộ khen ngợi và mến phục. Sau cuộc ân ái với Trung Ngộ, Nhị Khanh đã tự sáng tác hai bài thơ để ghi chép lại cuộc hoan lạc mặn nồng và bày tỏ cảm xúc cá nhân:

I

Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì Tu đối tân lang ngữ biệt ly

Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử Hương la thoát hoán tú hài nhi Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp Xuân tận tam canh oán tử quy Thử khứ vị thù đồng huyệt ước Hảo tương nhất tử vị tâm tri

(Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm Dải là cổi thảo trút hài thêu

Mộng tàn gối bướm bâng khuâng lạc Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy Vì nhau một thác sẵn xin liều) [5.36,37].

Trong bài thơ này, Nhị Khanh thể hiện khao khát ân ái mãnh liệt và khắc họa lại những dư âm mặn nồng sau cuộc truy hoan. Nàng cũng sẵn sàng viện đến cái chết để tỏ lòng thề nguyền hò hẹn: “Vì nhau một thác sẵn xin liều”. Như vậy, Nhị Khanh không phải là cô gái dâm đãng, qua lại với nhiều loại đàn ông mà nàng chỉ khao khát hạnh phúc và ước mơ có một tình yêu thật sự bên người mình yêu thương. Tuy nhiên, trong bài thơ của Nhị Khanh dường như có điều gì đó rất xót xa: sau những giây phút thăng hoa ân ái, đọng lại chỉ là chút tàn dư lạnh lẽo, khiến người ta nuối tiếc, ngóng trông: “Mộng tàn gối bướm bâng khuâng lạc/Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu”. Bài thơ thứ nhất của Nhị Khanh gợi cho người đọc liên tưởng tới những vần thơ tràn đầy khao khát ái ân trong Chinh phụ ngâm

của Đặng Trần Côn ở thế kỉ XVIII. Ra đời sau Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ hai thế kỉ, nhân vật người chinh phụ của Đặng Trần Côn đã có sự tiếp nối tâm hồn từ nhân vật Nhị Khanh của Nguyễn Dữ khi dám nói lên khát vọng chính đáng của mình trong cảnh lẻ loi, cô độc.

Lá màn lay ngọn gió xuyên

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

Người chinh phụ xa chồng nhìn cảnh vật mà hình dung tới cảnh hoan lạc gối chăn rồi xót xa cho thân phận quạnh hiu, lạnh lẽo. Cùng hướng tới khát vọng ân ái cá nhân nhưng rõ ràng lời thơ của Nhị Khanh vẫn trực diện và táo bạo hơn hẳn những vần thơ họa cảnh nói tình của người chinh phụ. Nguyễn Dữ đã xây dựng Nhị Khanh là cô gái có cá tính mạnh mẽ, yêu và bộc lộ tình yêu trực tiếp bằng ngôn ngữ sắc dục. Ngôn ngữ đậm màu tình ái của Nhị Khanh cũng chan chứa trong bài thơ thứ hai của nàng.

II

Giải kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu Túy bão ngân tranh bát phục khiêu Ngọc yến nhiệm dung trâm trụy kế Kim thuyền ky phạ thúc tiêm yêu Yên thư đường ngạc hồng do thấp Hãn thổi mai trang bạch vị tiêu Tảo vãn kết thành loan phượng hữu Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu

(Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài Ôm tranh nhẹ bấm một đôi hài Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt Mai khi rã hết trắng chưa phai Phượng loan sớm kết nên đôi lứa

Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười) [5.37]

Bài thơ thứ hai được Nhị Khanh chắp bút sau cuộc ân ái với Trung Ngộ, có cái tình ý nhẹ nhàng của cuộc yêu đương, vẻ kiều diễm thon thả của người con gái và khát vọng kết duyên loan phượng để cùng nhau hưởng hạnh phúc. Tình ý và cách sử dụng ngôn từ của bài thơ này nhẹ nhàng, mang vẻ nữ tính hơn bài thơ thứ nhất. Cùng sáng tác hai bài thơ họa cảnh ái ân và thể hiện

khát vọng hạnh phúc chăn gối nhưng mỗi bài của Nhị Khanh lại mang một màu sắc riêng, không trùng lặp, không đơn điệu. Điều đó chứng tỏ Nhị Khanh không chỉ trẻ trung, xinh đẹp mà còn là một cô gái có văn tài.

Như vậy, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng phong kiến, nàng Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo đã dũng cảm nói lên quan điểm coi trọng hạnh phúc ái ân của mình. Những phát ngôn về tình yêu của Nhị Khanh là lời thách thức mạnh mẽ đối với quan niệm “tam tòng tứ đức” của học thuyết Nho gia; là tiếng nói phản kháng dữ dội chế độ phong kiến khắt khe, trói buộc quyền tự do của người phụ nữ; là tiếng chuông báo hiệu sự trỗi dậy của một cá tính phụ nữ mới: dám yêu, dám sống là chính mình và đề cao giá trị của chữ “thân”. Ở nhân vật Nhị Khanh, tình yêu là điều kiện cần và đủ để được sống đúng nghĩa và quan hệ ái ân là bước nệm vững chãi để người ta đạt tới đỉnh cao của hạnh phúc, của tình yêu. Đây chính là nhân vật thể hiện rõ nhất quan niệm về chữ thân bản năng, nhu cầu tính dục của con người.

Bên cạnh Chuyện cây gạo, trong Truyền kỳ mạn lục, người đọc cũng bắt gặp những trang văn say sưa miêu tả cảnh khoái lạc trần thế của con người với

Chuyện kì ngộ ở trại Tây. Nho sinh Hà Nhân chểnh mảng bút nghiên, xa dần nơi cửa Khổng, sân Trình để tìm đến chốn hoan lạc, nồng nàn với hai nàng Đào, Liễu. Điều đặc biệt là ở chỗ: đây là một cuộc tình tay ba, là những cuộc ân ái không phải chỉ có hai người. Trong tác phẩm của Nguyễn Dữ, từ thế kỉ XVI đã xuất hiện mối tình tay ba, những cuộc ân ái hoan lạc ba người được miêu tả chi tiết và sinh động. Liệu đây có phải là đỉnh cao cho khát vọng giải phóng tình cảm bản năng, thỏa mãn nhu cầu ái ân của con người, là bức tranh hiện thực nhất về khao khát hạnh phúc của con người mà tác giả Nguyễn Dữ đã dựng nên?

Giống như nàng Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, hai cô gái Đào và Liễu cũng đóng vai trò chủ động trong mối nhân duyên với chàng nho sĩ Hà Nhân: “Ngày ngày đi qua, sinh thường thấy hai người con gái đứng ở bên

trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho sinh nữa” [5.54].

Có thể thấy, hai cô gái đẹp đã có tình ý với anh chàng Hà Nhân và chỉ đợi chàng bắt chuyện là cởi mở lòng ước muốn của mình: “Từ ngày quan Thái sư qua đời, chúng em vẫn phòng thu khóa kín. Nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang” [5.54]. Hai cô gái trẻ tuổi, còn mơn mởn xuân sắc như những đóa hoa xuân phải bày tỏ nỗi lòng cô đơn, hiu quạnh và khao khát được hưởng hạnh phúc ân ái chính đáng với một chàng trai xa lạ mới quen. Điều này vừa đáng giận vừa đáng thương vì nhu cầu được thỏa mãn quan hệ thân xác vốn rất chính đáng, vậy mà hai nàng lại phải cầu cạnh điều đó từ một chàng trai lạ, vốn không phải là người thương yêu. Hơn nữa, hai nàng lại phải chấp nhận sự chia sẻ bằng đại từ xưng hô “chúng em”. Hà Nhân thì chỉ có một nhưng lại có đến hai cô gái muốn thỏa nguyện ái ân, vì vậy không thể tránh khỏi việc ân ái tay ba. Điều này là hoàn toàn lạ lẫm và đáng bị lên án gay gắt trong xã hội đương thời.

Hệ tư tưởng Nho giáo vốn có một quan niệm nghiệt ngã về trinh tiết đối với người phụ nữ. Câu nói nổi tiếng của một nhân vật Tống Nho là Trình Di:

“Chết đói là chuyện rất nhỏ, thất tiết là chuyện rất lớn” như một bằng chứng điển hình về sự áp đặt, bất công của Nho giáo đối với phụ nữ thời phong kiến. Trong “Tân đính Lĩnh Nam chích quái”, ở hồi hăm mốt, có một nhân vật phụ nữ được ngợi ca vì tấm lòng kiên trinh, quyết tròn bổn phận với chồng với nước, đó là nàng Mỵ Ê - vợ vua Chiêm:

“Lo nước bị nhục, trinh nữ giữ đúng danh phận Sợ ngọc bị mờ, liệt nữ giấu kín vết nhơ!” [26.193].

Khi Sạ Đẩu xâm phạm biên giới nước ta, vua Lý Thái Tông thân chinh đánh dẹp, đặt quân cai trị, bắt cả vợ và phi tần về, trong đó có nàng Mỵ Ê. Biết nàng xinh đẹp, hát hay, vua gọi đến chầu nhưng nàng từ chối mà rằng:

“Thiếp là vợ vua mất nước, kể ra, đã nhơ nhuốc lắm rồi…” [26.193], “Lấy lẽ tam cương làm trọng thì nghĩa vợ chồng nên lấy làm đầu, xét chung đạo thường thì vua tôi ở trên” [26.194], “…phu nhân lấy chăn chiên quấn vào mình, rồi nhảy xuống sông mà chết. Vua Lý nghe tin, rất ái ngại, bèn sai lập miếu thờ, để biểu dương lòng trinh tiết” [26.194]. Như vậy, nàng Mỵ Ê là tấm gương của lòng kiên trinh, quyết giữ trọn danh dự và tấm lòng thờ chồng. Để bảo toàn danh dự và trọn vẹn lòng trinh, Mỵ Ê đã sẵn sàng tìm đến cái chết. Không có tấm lòng kiên trinh chỉ thờ một người đàn ông như Mỵ Ê hay Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, hai nàng Đào và Liễu lại coi việc ân ái tay ba là một thú vui, việc chung chạ chăn gối là một niềm hạnh phúc. Phải chăng khi những giá trị truyền thống đang lung lay tận gốc rễ cũng chính là lúc con người dám thành thật với những nhu cầu sống của chính mình? Hai cô gái tự xưng là những tì thiếp của quan Thái sư nhưng khi Thái sư qua đời, họ phải sống khuôn phép trong vòng cương tỏa của lễ giáo, phải chấp nhận “phòng thu khóa kín” mà không được thỏa mãn những nhu cầu bản năng, dù thực tế là họ còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Chính điều đó lại càng làm tăng nỗi khao khát yêu và được yêu trong lòng những cô gái trẻ. Họ chẳng còn ngại ngần chi nữa khi trêu ghẹo, khơi gợi ái ân với Hà Nhân, bởi giờ đây vấn đề bức thiết của Đào, Liễu là được hưởng niềm hạnh phúc ân ái chân chính của tuổi trẻ. Hình ảnh “những bông hoa hướng dương”

và mong ước được hưởng “xuân quang” của hai cô gái là những ẩn dụ sâu sắc cho khát vọng được thoát khỏi hệ tư tưởng Nho giáo bảo thủ để vươn tới ánh sáng của hạnh phúc, được thỏa mãn nhu cầu cá nhân, đắm chìm trong tuổi trẻ và tình yêu từng phút, từng giây.

Đứng trước hai cô gái xinh đẹp và khêu gợi như vậy, chàng nho sĩ đọc sách thánh hiền Hà Nhân cũng không thể cưỡng lại được lời mời gọi: “Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm…lả lơi cợt ghẹo”

[5.54]. Hai nàng vốn đã ưng lòng nhưng vẫn tỏ rõ là phận nữ nhi mềm yếu, cần sự dịu dàng âu yếm: “Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn

phong, chỉn e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu” [5.55]. Nhu cầu được ân ái thì đã quá rõ ràng nhưng ở lời nói này của Đào và Liễu, ta mới vỡ lẽ ra rằng: Phải chăng từ ngày được về làm thiếp của quan Thái sư, hai nàng thậm chí chưa bao giờ được trải qua một lần ân ái để tới mức phải bộc bạch phận mình là:“việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong”? Như đã nói ở trên, trong xã hội phong kiến, việc một người đàn ông lấy nhiều vợ là điều bình thường theo quan niệm Nho giáo: “Tài trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, đặc biệt là ở tầng lớp vua chúa, quan lại. Hai cô gái Đào, Liễu trở thành tì thiếp của quan Thái sư nhưng cũng có thể hai nàng chưa bao giờ được Thái sư màng tới vì trong phủ còn tới hàng trăm tì thiếp như hai nàng. Đó là số phận hẩm hiu của rất nhiều cô gái trẻ đẹp sống trong xã hội phong kiến với chế độ đa thê của hệ tư tưởng Nho giáo. Lời phát ngôn thứ hai này của Đào, Liễu càng làm tăng nỗi thương cảm trong lòng người đọc và ta nhận ra khát vọng được chung chăn gối của hai nàng là điều đáng được sẻ chia, thông cảm. Có thể nhìn từ phương diện đạo đức thì việc ân ái tay ba là đồi bại, đáng lên án nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Dữ, đây có thể được coi là đỉnh cao cho khát vọng được hòa hợp ân ái, được thỏa mãn nhu cầu chính đáng tối thiểu nhất của con người.

Điều quan trọng hơn, hạnh phúc ân ái của Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu được miêu tả sinh động và nồng ấm, không chỉ trần trụi là việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân: “Lửa đượm hương nồng, ân ái mười phân thỏa nguyện”. Ở chàng học trò trẻ và hai cô gái xinh đẹp còn có sự đồng điệu về tâm hồn và giao thoa về tài năng. Điều này được thể hiện qua những bài thơ mà đôi bên cùng phóng tác, họa theo khung cảnh cuộc ái ân. Nàng Liễu ngâm trước bài thơ thể hiện nguyện ước đã tròn đầy của mình:

Xạ trần lang hãn thấp la y Thúy đại khinh tần bát tự my Báo đạo đông phong khoan đả lục

(Mồ hôi dâm dấp áo là Màu xanh đôi nét tà tà như chau

Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau

Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng) [5.55].

Còn nàng Đào cũng tục ngâm bài thơ miêu tả tình trạng chốn buồng xuân một cách tinh tế và thơ mộng:

Thiên cao cấm ngữ lậu thanh trì Đăng ủng ngân giang xuất giáng duy Phần phó tài lang phan chiết khứ Tàn hồng nhận thủ tiểu đào chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)