Những diễn ngôn trái chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 93 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Những diễn ngôn trái chiều

Truyền kỳ là một thể loại giàu giá trị phản ánh hiện thực. Dù thế giới trong truyền kỳ là một thế giới hoang đường, kì ảo nhưng đằng sau sự hoang đường ấy là hiện thực cuộc sống với những con người cụ thể trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Truyện truyền kỳ phản ánh hiện thực qua cái kì lạ. Trong Truyền kỳ mạn lục, mỗi truyện đều có sự thống nhất hai yếu tố kì và thực dù vai trò của mỗi yếu tố có sự đậm nhạt khác nhau. Chính sự thống nhất này làm cho truyện truyền kỳ gần gũi với đời sống hiện thực, đậm chất nhân văn.

Nhân vật Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) và các nhân vật Đào, Liễu

(Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây) đều được Nguyễn Dữ xây dựng bằng bút pháp kì ảo, không phải là con người thực. Thế nhưng các nhân vật này đều có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, có số phận, tính cách cụ thể, riêng biệt. Mượn yếu tố kì ảo để xây dựng nhân vật nhưng những khát vọng sống của Nhị Khanh, Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương là thật, là hiện thực tràn trề nhựa sống mà tác giả muốn nói tới. Trong Chuyện cây gạo, nhân vật hồn ma Nhị Khanh đã ba lần bày tỏ quan niệm về tình yêu thông qua ba lượt lời nói trực tiếp và bộc lộ khát vọng hạnh phúc ân ái qua hai bài thơ ghi lại cảnh hoan lạc với Trung

Ngộ. Còn hai hồn hoa Đào, Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây cũng đã hai lần nói ra miệng những quan niệm về tình yêu và khát vọng giải phóng tình cảm bản năng. Bên cạnh đó, mỗi nàng Đào Nương và Liễu Nương lại có những bài thơ tự sáng tác để nói lên ước vọng hạnh phúc của cá nhân mình. Không thể phủ nhận rằng, cá tính mạnh mẽ và khát vọng yêu đương chân chính là những điểm đáng được đề cao ở các nhân vật này. Không chỉ sống có cá tính và mơ ước, những cô gái như Nhị Khanh, Đào nương và Liễu nương còn xinh đẹp và rất tài năng. Trong thế giới thực, những cô gái như họ thật hiếm có và đáng trân trọng, nhưng đáng tiếc thay họ lại chỉ là những nhân vật kì ảo có xuất thân ma quái đáng sợ. Nguyễn Dữ đã dẫn dắt độc giả đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác khi ban đầu để nhân vật của mình xuất hiện như những con người cụ thể, chân thực và sống động, rồi bất ngờ mở tung cánh cửa kì ảo về xuất thân của họ.

Trong Chuyện cây gạo, ban đầu Nhị Khanh xuất hiện là con người bằng xương bằng thịt với lời giới thiệu về bản thân đầy đủ tên tuổi, gia cảnh:

"Thiếp họ Nhị tên Khanh, là cháu gái của cụ Hối, một nhà danh giá trong làng. Hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây bị người chồng ruồng bỏ, thiếp phải dời ra ở bên ngoài lũy làng" [5.35]. Hay trong Chuyện kì ngộ ở trại Tây, hai nàng Đào, Liễu cũng xuất hiện với tên họ và lí lịch rõ ràng:

"Chúng em một người họ Liễu, tên gọi Nhu nương, một người họ Đào, tên gọi Hồng Nương, nguyên là những tì thiếp của quan Thái sư" [5.54]. Điểm đặc biệt là ở chỗ mặc dù nhân vật của Nguyễn Dữ không phải người thực nhưng lí lịch của các nhân vật này đều có căn cứ rõ ràng. Dù là một ma nữ, cái tên Nhị Khanh và hoàn cảnh của nàng là hoàn toàn chân thực: "Sáng hôm sau nhân đến Đông thôn hỏi thăm, quả có người cháu gái của ông cụ Hối, lên 20 tuổi, chết đã nửa năm, hiện quàn ở ngoài đồng ngay bên cạnh làng" [5.54]. Còn với Đào Nương và Liễu Nương, dù xuất thân chỉ là những hồn hoa nhưng vẫn danh xưng tuân thủ theo nguyên tắc: nguồn gốc của hoa nào thì mang họ của

hoa ấy. Tất cả những lí lịch này đều có căn cứ chứ không chỉ là sự bịa đặt tình cờ hay chọn lựa ngẫu nhiên.

Không chỉ chân thực từ tên tuổi, lai lịch mà các nhân vật của Nguyễn Dữ còn được xây dựng có tính cách, số phận riêng biệt, đầy ấn tượng. Nhìn từ quan điểm nhân sinh thì nhân vật Nhị Khanh hiện lên rất sống động bởi sự xinh đẹp và cá tính mạnh mẽ dám sống thật với bản thân. Thế nhưng dưới góc độ hệ tư tưởng Nho giáo, Nhị Khanh hiện lên là một hồn ma tàn ác, dụ dỗ đàn ông chết theo mình để được cùng thỏa mãn nhu cầu ích kỉ của cá nhân. Tuy nhiên, một người đã chết hóa làm ma như Nhị Khanh chỉ khao khát ái ân và ái ân đó phải từ người mà nàng thích, nàng yêu chứ không phải bất kể đàn ông nào nàng cũng cùng chung chạ chăn gối. Trình Trung Ngộ dù biết Nhị Khanh là ma nữ nhưng vẫn say mê nàng, đi theo nàng, chết cạnh quan tài của nàng và cũng hóa thành yêu ma để chung sống bên nàng. Hình ảnh hai người “dắt tay nhau đi đôi, khi thì hát, khi thì khóc” [5.41], “thân thể lõa lồ mà cùng nhau cười đùa nô giỡn, đến gõ thình lình mà gọi hỏi trong chùa” [5.41] như lời thách thức với toàn xã hội đương thời. Hai hồn ma ấy không được sống cuộc sống trần tục nhưng lại được cùng nhau tận hưởng hạnh phúc đời thường trần tục. Đó là niềm hạnh phúc được sống chân thật là chính mình. Tuy nhiên, theo quy luật của cuộc sống, những thứ khác biệt với tư tưởng chính thống đương thời sẽ bị tàn phá và hủy diệt. Chính vì vậy, kết cục của Nhị Khanh và Trình Trung Ngộ là cả hai đều bị diệt trừ bởi một đạo sĩ cao tay. Nhưng nỗi đau đó với Nhị Khanh còn lớn hơn gấp nhiều lần. Nàng đã phải chết đến hai lần trên con đường đi tìm hạnh phúc: lần đầu chết trẻ, nàng lật áo quan đi tìm hạnh phúc ái ân, giành được hạnh phúc và đang say mê hưởng thụ nó thì nàng bị diệt trừ lần hai và lần này là vĩnh viễn không thể hoàn sinh nữa. Cảnh Nhị Khanh và Trung Ngộ bị diệt trừ ở cuối truyện hoàn toàn là khung cảnh kì ảo: “Một lúc, mây gió nổi lên đùng đùng, người đứng cách mấy thước không trông thấy nhau, dưới sông thì sóng tung cuồn cuộn vang trời động đất. Sau

một hồi, gió lặng mây quang, thấy cây gạo đã bị nhổ bật, cành cây gẫy nát và bị tước như tước đay vậy. Kế nghe thấy trong không có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trông có 6,7 trăm lính đầu trâu gông trói hai người mà dẫn đi” [5.42,43]. Với hệ tư tưởng đương thời, những yêu ma như Nhị Khanh là giống dâm quỷ, càn rỡ, đáng bị tiêu diệt. Thế nhưng, trong cái kết kì ảo của câu chuyện, người ta cũng nghe thấy tiếng kêu khóc của Nhị Khanh - tiếng kêu khóc ấy đâu phải chỉ vì bị trừng phạt mà nó còn là tiếng khóc thương cho số phận éo le và nỗi ngang trái đầy đau đớn của cuộc đời nàng. Với nhiều người, cái kết đó là hoàn toàn hợp lí nhưng với một nhà văn có tấm lòng nhâu hậu và đa mang như Nguyễn Dữ, cái kết đó còn ẩn chứa bi kịch trên con đường đi tìm hạnh phúc của con người.

Phải chịu nỗi bất hạnh chết sớm khi tuổi đời còn quá trẻ, Nhị Khanh đã vượt qua số phận để đi tìm hạnh phúc ái ân, để không phải luyến tiếc tuổi trẻ nhưng tình yêu và hạnh phúc với nàng cũng thật ngắn ngủi. Niềm khát khao rất “người” của Nhị Khanh sớm bị dập tắt và nàng cũng phải nhận cái chết bi thảm giống những người phụ nữ thuần hậu, nết na ở trần gian như Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương)…Vậy là làm người phụ nữ bình thường đã bất hạnh, Nguyễn Dữ xây dựng nên hình tượng ma nữ Nhị Khanh hòng mong níu kéo lại chút hạnh phúc riêng cho nàng thì cũng bị dày xéo, dập vùi đến mức thê thảm. Yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì trong xây dựng nhân vật đã góp phần đắc lực giúp Nguyễn Dữ thể hiện tư tưởng nhân đạo của mình, nhưng nó không thắng được những lễ giáo phong kiến hà khắc, vì vậy nàng Nhị Khanh khao khát tình yêu tự do, hạnh phúc ân ái trong tư tưởng của Nguyễn Dữ vẫn phải chết lần thứ hai. Nếu người đọc chỉ nhìn Nhị Khanh với đôi mắt khắt khe theo quan điểm đạo đức thì sẽ không thể hiểu thấu tình thương mà Nguyễn Dữ đặt ở nhân vật này. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Dữ sử dụng yếu tố kì ảo để xây dựng Nhị Khanh. Chỉ với thể loại truyền kì, nhân vật của Nguyễn Dữ

mới thỏa sức vẫy vùng, bày tỏ tận độ ham muốn yêu và sống, không còn e dè hay sợ hãi trước lễ giáo Nho gia.

Không giống như Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo là kiểu nhân vật ma quái, hai nàng Đào và Liễu trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây vốn có xuất thân là những hồn hoa của loài thảo mộc. Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa chàng học trò Hà Nhân với hai cô gái đẹp là Đào Hồng nương và Liễu Nhu nương ở trại Tây. Sinh tuy mang tiếng đi học nhưng lại mải mê ân ái trong những cuộc truy hoan với hai nàng Đào, Liễu. Những cuộc ân ái tay ba cứ kéo dài theo ngày tháng cho tới khi mùa đông về, gió đông kéo tới vùi nát những cành hoa ở trại Tây và kéo theo sự biến mất của hai cô gái đẹp. Lúc bấy giờ, Sinh mới “giật mình tỉnh ngộ, tự nghĩ mình bấy lâu mê mải, chỉ là đánh bạn với hồn hoa” [5.67]. Chàng trở về làm một bài văn tế hai nàng. Đêm đó, chàng chiêm bao thấy hai nàng đến bái tạ rồi vụt bay lên trên không biến mất.

Trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh có xuất hiện nhiều nhân vật nữ xuất thân là loài tinh hoa như: nàng Hoàng Anh (Tinh cúc - nghề hoa) vốn là tinh hoa cúc, cô gái xinh đẹp Cát Cân là tinh hoa mẫu đơn (Yêu hoa đâu dễ biết hoa) hay có loại tinh mộc như: nàng Hương Ngọc là cây bạch mẫu đơn, Giáng Ngọc là cây nại đông (Hương Ngọc). Các nhân vật tinh hoa của Bồ Tùng Linh đã có cá tính riêng biệt song chưa có nhân vật nào phát ngôn trực tiếp về quan niệm tình yêu như hai nàng Đào và Liễu trong Truyền kỳ mạn lục

của Nguyễn Dữ. Tuy chỉ là những hồn hoa nhưng Đào và Liễu vẫn có khát vọng yêu đương chân chính và cũng trải qua những cung bậc cơ bản nhất trong cảm xúc yêu thương của con người. Hai nàng đã chán ghét cuộc sống của một kiếp hoa vô tri vô giác mà biến huyễn thành những cô gái đẹp để được tận hưởng cuộc sống bình dị nơi trần gian. Dù ngay từ đầu đã chấp nhận cùng chia sẻ chàng nho sinh Hà Nhân nhưng dường như cảm xúc yêu thương, buồn tủi, hờn ghen vẫn là của riêng mỗi hồn hoa. Khi Sinh khen Liễu đẹp mà quên không để ý tới Đào, Đào đã xấu hổ, buồn phiền: “lặng lẽ cúi đầu, có dáng hổ thẹn, rồi từ đấy luôn trong mấy hôm không đến” [5.57], chỉ tới khi

nhận được thư của Sinh thì mới đi lại như trước. Như vậy, dù chỉ là những hồn hoa nhưng Đào và Liễu vẫn là những cô gái có tâm hồn, có trái tim và cảm xúc. Chính những khát vọng ân ái và lời mời gọi hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc mới có thể khiến hai hồn hoa đủ dũng cảm biến thành hai cô gái đẹp để sống cuộc đời của con người, dù cuộc sống đó thật ngắn ngủi.

Hai nhân vật Đào, Liễu không chỉ có tâm hồn mà tấm chân tình hai nàng dành cho Hà Nhân cũng rất đáng trân trọng. Khi biết cha mẹ đã sắp đặt hôn kì cho Sinh, hai nàng khuyên lơn chàng về lập gia đình theo ý cha mẹ, không hề có ý ràng buộc hay trách móc, thậm chí còn biết nhẫn nhục, hi sinh:

“Bọn chúng em thân bồ vóc liễu, không thể cáng đáng được việc tảo tần ở gia đình. Vả lại ngôi chủ phụ trong nhà tất phải là người trong nền nếp trâm anh, chúng em đâu dám chòi mòi đến” [5.59]. Hai cô gái trẻ tự ý thức được bản thân mình chỉ cùng hưởng hạnh phúc ái ân với Hà Nhân trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, không thể đòi danh phận hay vị trí gì trong cuộc đời chàng. Chính vì vậy, mong muốn của Đào, Liễu là được thấy chàng ghi nhớ tình cũ mà sớm trở lại, tiếp tục bên nhau hưởng hạnh phúc gối chăn. Ngày biệt ly, hai nàng đều nâng chén làm thơ tiễn biệt, khiến cho “Sinh rưng rưng đôi hàng nước mắt” [5.63]. Nếu như giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu chỉ có chuyện nhục dục trần trụi theo bản năng thì có lẽ Sinh đã không phải cảm động đến vậy. Giữa họ, ngoài những phút giây cùng vui ân ái, còn có những kỉ niệm ấm áp, vui vầy đầy ân nghĩa: bữa tiệc đêm nguyên tiêu ở trại Tây, những phút hờn ghen buồn tủi của nàng Đào, những lúc hai nàng vượt qua mưa gió vẫn tới đúng hẹn…

Ngày hai nàng phải thác hóa, Đào và Liễu mỗi người “để đôi hài cườm lại tặng Sinh” [5.66] làm kỉ vật cho duyên gặp gỡ cùng lời biệt ly: “Ham vui ân ái ai ai chẳng lòng; nhưng số trời đã định, kỳ về đến nơi, biết làm sao được. Rồi đây cánh ra trong bùn, hương rơi mặt đất, ba xuân cảnh sắc, thú vui biết sẽ thuộc về đâu” [5.65]. Lời nói chia ly của hai nàng đã thể hiện sự nuối tiếc những năm tháng ngắn ngủi cùng Hà Nhân hưởng hạnh phúc ái ân.

Khi Sinh biết rõ gốc tích của hai nàng, về lấy đôi hài ra xem thì “vừa cầm lên tay, mấy chiếc hài đã thành ra những cánh hoa, bay vèo lên trên không mất”

[5.67]. Chi tiết những chiếc hài hóa thành những cánh hoa bay đi mất là vật chứng đánh thức Hà Nhân tỉnh ngộ khỏi lòng đắm đuối sắc dục, tạo nên sự ngỡ ngàng cho người đọc nhưng nó lại chứng minh một thực tế rằng: Hạnh phúc trần thế mà con người mê đắm thật ngắn ngủi và mong manh, nó không thể hiện hữu lâu dài ở nơi trần gian này. Những thú vui ân ái, những không gian thơ mộng của đêm tiệc nguyên tiêu ở trại Tây chỉ là thứ huyễn hoặc, phi hiện thực. Nếu trong lần đầu Hà Nhân đến dự tiệc cùng Đào và Liễu, không gian trại Tây thật tươi mát, vui vầy với “khu vườn cây cối xanh tươi, mùi hoa thơm ngát” [5.58], có “những mỹ nhân tự xưng là họ Vi, họ Lý, họ Dương, này chị họ Kim, kia cô họ Thạch, lục tục đến mừng và dự tiệc” [5.59] thì trong lần đến sau của chàng, cảnh vật đã trở về với hiện thực trần trụi, chỉ còn

“nếp nhà quạnh hiu, vài ba cây đào liễu xơ xác tơi bời, lá trút đầy vườn, tơ vương khắp giậu” [5.66]. Hai nàng Đào và Liễu mang tới cho Hà Nhân giấc mộng ân ái và khi hai nàng ra đi, giấc mộng liêu trai ấy cũng vụn vỡ tan tành.

Các nhân vật nữ là ma, hồn hoa trong Truyền kỳ mạn lục được xây dựng theo phương thức kì ảo độc đáo. Thủ pháp này cho phép tác giả, một mặt làm cho tác phẩm không đi ngược lại với quan niệm đương thời cho rằng phụ nữ là “ma quái”, là chứa chất sự mê hoặc, là nguồn gốc của tội lỗi; mặt khác, qua các nhân vật nữ ma quái như Nhị Khanh và hai nàng Đào, Liễu, Nguyễn Dữ tự do nói lên những phát ngôn thể hiện rõ quan niệm đề cao chữ

"thân" với khát vọng sống và yêu, theo đúng nghĩa con người - một thực thể sinh học mà trong thời đại ông sống không được phép nói ra. Nhìn lại hai tuyến nhân vật mà tác giả Nguyễn Dữ xây dựng, ta có thể thấy rằng yếu tố kì ảo đã hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng ngôn ngữ đặc trưng của nhân vật nữ ở mỗi tuyến. Đối với những nhân vật phụ nữ truyền thống theo quan điểm đạo đức Nho giáo như Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương (Chuyện Lệ

Nương), Giáng Hương (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên), các phát ngôn của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 93 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)