Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu chung thủy, gắn liền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 45 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu chung thủy, gắn liền

chồng quan trọng hơn nhiều so với những danh vọng hão huyền của tiền tài, địa vị. Họ dồn nén lại những nhu cầu vật chất tầm thường của chữ “thân” hưởng thụ để hướng tới sự thanh thản trong tầm hồn với những phát ngôn và hành động vẹn tình trọn nghĩa, tâm tâm niệm niệm chỉ hướng tới sự bình an cho chồng và gia đình.

2.1.2. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về tình yêu chung thủy, gắn liền vớihạnh phúc gia đình hạnh phúc gia đình

Không chỉ coi nhẹ vật chất, Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương còn thể hiện quan niệm về “thân” qua những phát ngôn gắn liền tình yêu thủy chung với hạnh phúc gia đình.

Lời đầu tiên Nhị Khanh khuyên bảo chồng theo cha vào Nghệ An, mở rộng ra cũng cho ta thấy quan niệm về tình nghĩa vợ chồng của nàng với Trọng Quỳ: “Thiếp đâu dám đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng thắc mắc bận lòng đến chốn hương khuê” [5.23]. Với Nhị Khanh, hạnh phúc gia đình phải được xây dựng trên nền tảng của đạo lí truyền thống, tuân theo sự phân bậc rõ ràng của các quan hệ rường cột trong gia đình: trước là đạo cha con, sau mới đến đạo vợ chồng. Quan niệm này là phù hợp với quan điểm đạo đức Nho

giáo, chứng tỏ Nhị Khanh đã thể hiện vai trò của người vợ, người con dâu một cách trọn vẹn. Nàng đã tình nguyện hi sinh, quên đi hạnh phúc cá nhân của mình để làm tròn chữ hiếu.

Phát ngôn thứ hai của Nhị Khanh thể hiện quan niệm sống và yêu của nàng là lời nói với người bõ già: “Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ Phùng lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác” [5.25]. Những lời này của Nhị Khanh vừa thể hiện tấm lòng chung thuỷ đến quyết liệt, vừa thể hiện ý thức tự trọng đã đạt đến đỉnh cao của nàng. Với Nhị Khanh, nàng chỉ có một trái tim, một thân thể, một cuộc đời nên nàng sẽ chỉ có một người chồng duy nhất là Trọng Quỳ - người mà nàng đã trao tặng hết tất cả. Nàng có thể chịu đựng, nhẫn nhục sống những ngày tháng cô đơn dù dài đến mấy, miễn là Trọng Quỳ còn sống và trở về. Nhưng nếu Trọng Quỳ không còn trên cuộc đời này nữa thì nàng cũng sẽ tự tận theo chàng để trọn vẹn nghĩa tình vợ chồng chung thủy. Suy nghĩ này của Nhị Khanh không phải người phụ nữ nào cũng có và sự cương quyết, thủy chung của nàng thật đáng ngợi ca. Chính tình yêu chân chính và niềm hi vọng thiết tha vào sự trở về của Trọng Quỳ đã giúp Nhị Khanh vượt qua những ngày tháng lẻ loi, cô độc. Nhị Khanh quả thực là một tấm gương sáng cho lòng “trung trinh tiết liệt”.

Cùng cảnh ngộ với Nhị Khanh, nàng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng thẳng thắn bày tỏ quan niệm về tình yêu gắn liền với hạnh phúc gia đình, Nếu như lời tiễn chồng ra trận, Vũ Thị Thiết cầu mong Trương Sinh bình an trở về đoàn viên với hạnh phúc gia đình thì lần phát ngôn thứ hai của nàng lại nhấn mạnh tới quan niệm thủy chung của người vợ xa chồng: “Thiếp vốn con nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh” [5.184]. Vũ Nương khéo léo nhắc lại những chuyện xưa cũ của hai vợ chồng khi mới kết duyên, chuyện chàng sớm bị bắt lính khiến vợ chồng xa cách, chưa được hiểu nhau bao lâu đã phải chia lìa. Đây là biến cố mà cả Trương Sinh và Vũ Nương

không hề mong muốn. Nói về chuyện xưa, có lẽ Vũ Nương muốn nhắc cho chồng nhớ về những ngày tháng hạnh phúc trước đây và giây phút tiễn biệt đầy cảm động của đôi vợ chồng trẻ. Tiếp đến, Vũ Thị Thiết kể cho chồng nghe về nỗi lòng trong những ngày tháng cô đơn, hiu quạnh một mình nuôi con nhỏ và khẳng định về lòng chung thủy “giữ gìn một tiết” của nàng. Từ ngày Trương Sinh đi, Vũ Nương một mình gánh vác giang sơn nhà chồng, sinh con chăm mẹ, không còn thói quen trang điểm hay tơ tưởng tới những chốn phong lưu: “Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” [5.184]. Lời nói của Vũ Nương chứng tỏ vị trí của Trương Sinh quan trọng đến thế nào trong lòng nàng. Xa chồng, nàng không thiết tha đến nhan sắc, không màng tới những niềm vui khác hay khiến làng xóm xung quanh dị nghị về phẩm cách của mình. Lời trần tình của Vũ Thị Thiết vừa thiết tha, cầu khẩn vừa dứt khoát tự khẳng định nhân phẩm trong sạch của mình. Người phụ nữ biết sống và yêu theo lễ nghĩa như Vũ Thị Thiết trong xã hội xưa quả thực là đáng quý biết bao.

Dù tận tâm tận lực níu giữ hạnh phúc như vậy nhưng số phận của Vũ Nương thật éo le khi người chồng của nàng lại quá đa nghi và ghen tuông. Trương Sinh mù quáng đổ tội cho Vũ Thị Thiết hư hỏng, dồn ép nàng đến bước đường cùng. Không còn cách nào khác, Vũ Nương đành bất đắc dĩ nói:

“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng lên non. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng phu kia nữa” [5.185]. Những lời nói này của Vũ Thị Thiết đã tái khẳng định sự coi trọng cuộc sống gia đình, tình nghĩa chồng vợ của mình. Nàng đến với Trương Sinh, tha thiết chờ đợi sự trở về của chàng vì nàng khao khát “cái thú vui nghi gia nghi thất”. Với Vũ Nương, chỉ có cuộc sống gia đình mới là

điều nàng ao ước nhất từ trước đến nay. Ngoài hạnh phúc được chung sống với chồng, nàng không còn bất cứ thú vui nào khác. Nhưng cuộc đời trớ trêu cứ đày đọa mãi người phụ nữ tiết hạnh ấy. Người chồng mà nàng cố công chờ đợi lại không hiểu được tấm chân tình của nàng, vì lòng ghen tuông mù quáng mà ruồng bỏ người vợ đã “đầu ấp má kề”. Trong lời nói của Vũ Nương có sự nhận thức rõ ràng về tình cảnh trớ trêu không lối thoát của mình khi tình cảm vợ chồng rạn nứt đổ vỡ. Nghe trong những lời của Vũ Nương có sự oán than, trách cứ cuộc đời đen bạc và bất hạnh của chính mình. Niềm vui duy nhất của nàng đã đổ vỡ, người nàng tôn thờ và yêu thương nhất đã quay lưng, nàng cũng không thể lên núi Vọng Phu mà tỏ rõ tấm lòng chung thủy của mình. Cũng như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Thị Thiết tìm đến cái chết khi bị chồng ruồng bỏ. Từ đó, ta có thể thấy quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của những người phụ nữ truyền thống theo quan điểm đạo đức Nho giáo luôn gắn liền với ý thức về nhân phẩm cá nhân. Với họ, hạnh phúc phải gắn liền với sự vẹn toàn của gia đình. Khi gia đình đổ vỡ thì niềm hạnh phúc trong cuộc sống của họ cũng tự động chấm dứt. Vì vậy, họ thà lựa chọn cái chết chứ nhất quyết không để thân thể và đạo đức bị lăng nhục, bôi nhọ.

Trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, bên cạnh những nhân vật phụ nữ truyền thống theo quan điểm Nho giáo như Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) có quan niệm về lòng chung thủy và hạnh phúc gia đình thì phải kể đến những nhân vật nữ có quan niệm tình yêu tự do, trong sáng như Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương và Giáng Hương trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.

Lời phát ngôn đầu tiên của Lệ Nương về khát vọng được tự do yêu đương, gắn bó với Phật Sinh là bút tích mà nàng gửi lại khi bị bắt vào trong cung:

“Thiếp văn, thiên hữu âm dương, thiên đạo dĩ chi nhi bị, Nhân hữu phu phụ, nhân đạo dĩ chi nhi thành

……… Vi đắc quân chỉ

Tiên thử thân phúc” [4.202] (Thiếp nghe:

Trời có âm dương, đạo trời mới đủ,

Người có chồng vợ, đạo người mới thành

……… Man mác nỗi lòng

Thư không xiết tả) [5.202,203,204]

Bút tích Lệ Nương để lại đã thể hiện tâm trạng đau đớn đến tột cùng. Trong quan niệm của Lệ Nương, con người sống trên cõi đời phải tuân thủ theo luật âm dương của đất trời, có vợ có chồng thì cuộc sống mới thực sự trọn vẹn:

“Trời có âm dương, đạo trời mới đủ

Người có chồng vợ, đạo người mới thành” [5.203]

Vậy mà, nàng vốn đã được hứa gả cho Phật Sinh, vốn có thể vui thú nghi gia nghi thất nhưng biến cố ập tới khiến nàng không còn hi vọng cùng Phật Sinh đi hết kiếp này. Câu hỏi: “Đôi ta vì đâu? Lỡ làng đến vậy!” [5.203] thể hiện sự hoảng hốt, đau đớn khôn xiết trước cuộc đời dâu bể của Lệ Nương. Tâm trạng đau đớn ấy của Lệ Nương có nét đồng điệu với tâm trạng Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi phải lỗi thề với chàng Kim Trọng. Một lời đã trót thâm giao với Phật Sinh nên bị khi bắt vào cung, Lệ Nương càng xót xa cho mình thì lại càng đau đớn cho Phật Sinh. Lời khuyên và cũng là lời khẩn cầu của nàng đối với Phật Sinh nghe thật da diết, đớn đau:

Xin chàng trân trọng lấy mình Liệu kết nhân duyên chốn khác Đừng vì tình một buổi

Xót thân phận mình mà thương cho người yêu, tấm lòng vị nghĩa ấy là một biểu hiện đẹp đẽ của tâm hồn người con gái Lệ Nương. Nàng đã không thể đem tới niềm vui chồng vợ cho chàng thì cũng không thể ích kỉ, giữ chàng sống cô độc theo lời hẹn ước. Nàng coi mối nhân duyên của mình và Phật Sinh chỉ là “tình một buổi”, khuyên chàng sớm tìm lấy “nhân duyên chốn khác” để bảo toàn hạnh phúc, tính “kế trăm năm”. Chỉ có tình yêu trong sáng, vô tư và chân thành mới có thể khiến người ta hi sinh vì người mình yêu nhiều đến vậy. Dù không thể hiện trực tiếp nhưng bức thư của Lệ Nương vừa là tiếng nói trân trọng hạnh phúc gia đình, vừa là khát vọng về một tình yêu trong sáng của người con gái nết na, chung thủy.

Nếu các nhân vật Nhị Khanh, Vũ Thị Thiết và Lệ Nương là người phàm trần, có những mơ ước riêng về tình yêu trần thế và hạnh phúc gia đình là điều dễ hiểu thì với nàng tiên nữ Giáng Hương trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên lại là điều tương đối lạ lẫm. Giáng Hương có nguồn gốc xuất thân là tiên nữ, sống giữa chốn tiên cảnh núi Phù Lai: “một động tiên thứ 6 trong 36 động, bồng bềnh ở ngoài bể cả, dưới không có bám víu, như hai núi La Phù tan hợp theo với gió mưa, như các ngọn Bồng Lai, co duỗi theo với sóng giợn” [5.109]. Giáng Hương tuy sống trong cảnh bồng lai nhưng vẫn thích thú những niềm vui trần thế. Nàng hạ phàm để được đi ngắm cảnh, ngắm hoa, ngắm người chốn nhân gian. Sở thích ấy của nàng đã đưa nàng đến cuộc gặp gỡ định mệnh với Từ Thức. Có lẽ hành động nghĩa hiệp của Từ Thức đã khiến trái tim của tiên nữ Giáng Hương rung động. Đáng lẽ ra một tiên nữ như Giáng Hương phải giữ cho tấm lòng mình được thanh tịnh, không vướng chút bụi trần. Nhưng chính nàng đã thú nhận với Từ Thức rằng: “Không như thiếp bảy tình chưa sạch, trăm cảnh dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi dục” [5.109]. Chỉ với một câu nói này của Giáng Hương, người đọc có thể thấy một khía cạnh rất khác so với bề ngoài thanh cao, tôn nghiêm của nàng tiên nữ. Sinh ra là người của cõi trời, không còn gì phải vấn vương với cõi trần nhưng trái tim của Giáng

Hương cũng giống như trái tim nhạy cảm của bao cô gái chốn nhân gian. Nơi đây vốn chỉ có những vị chân tu “thân hầu cửa tía, tên ghi đền vàng, ở thì ở phủ thanh hư, chơi thì chơi miền sung mạc, không cần gạn mà lòng tự trọng, không cần lấp mà dục vẫn lặng” [5.113]. Vậy mà giờ đây lại xuất hiện một nàng tiên nữ, thân không trong cõi dục mà lòng vẫn còn vướng nợ. Nàng cũng biết rung động, yêu thương như con người trần tục. Chính tình yêu đã khiến nàng thay đổi: “màu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa”

[5.111]. Như vậy, Giáng Hương khao khát có một tình yêu tự do, trong sáng, không bị ràng buộc bởi sự cách biệt giữa hai thế giới tiên - người. Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của nàng chẳng khác gì quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của con người trần thế.

Yêu như người trần, sống như người trần để rồi số phận của nàng cũng rơi vào khổ đau, li biệt như vậy. Ngày Từ Thức muốn từ giã cõi tiên để trở về trần thế là ngày chia cách của hai vợ chồng nàng. Khoảnh khắc hạnh phúc thật ngắn ngủi khi “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Thời gian của hai cõi tiên - người hoàn toàn khác nhau: một năm ở cõi tiên đã bằng cả trăm năm dưới hạ giới. Từ Thức muốn quay về thăm nhà nhưng chàng không biết điều này, còn Giáng Hương thì cũng không thể hé lộ cho chàng biết bởi lẽ: “chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng” [5.113]. Khao khát hạnh phúc gia đình và tình yêu, dám hi sinh danh tiếng tiên nữ để được ở bên người mình yêu thương nhưng cuối cùng, Giáng Hương cũng chẳng thể giữ nổi hạnh phúc ấy cho riêng mình.

Như vậy, Giáng Hương và Lệ Nương đều là những cô gái trẻ trung, có nhan sắc và tài năng. Họ luôn khao khát tình yêu trong sáng, vô tư với người mà mình yêu thương. Quan niệm tình yêu của những nhân vật này có sự giao hòa giữa tinh thần và thể chất, họ đã có cái nhìn mới mẻ và tự do hơn về chữ

“thân”. Song, chữ “thân” ở những nhân vật Giáng Hương, Lệ Nương vẫn gắn liền với những giá trị đạo đức cốt lõi của Nho giáo, với lòng chung thủy dành

cho người mình yêu thương. Tuy nhiên, hạnh phúc của họ cũng không được trọn vẹn, không thể bảo toàn trong xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)