Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về vấn đề sin h tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 52 - 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Quan niệm về “thân” qua phát ngôn về vấn đề sin h tử

Được xây dựng theo khuôn mẫu đạo đức Nho giáo, các nhân vật Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và Vũ Thị Thiết (Người con gái Nam Xương), Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương) là điển hình mẫu mực cho đạo “tam tòng tứ đức” của phụ nữ thời xưa. Chính vì vậy, quan niệm về cuộc sống và tình yêu của hai nhân vật này hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc Nho gia. Với Nhị Khanh và Vũ Nương, tình yêu phải gắn liền với hạnh phúc gia đình và sự bảo toàn danh tiết. Khi mối quan hệ này bị rạn nứt, đổ vỡ thì những người phụ nữ này sẽ đặt tiết hạnh và phẩm giá của mình lên hàng đầu. Họ sẵn sàng tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của nhân cách: “Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn”. Vấn đề sinh - tử dường như không còn quan trọng với Nhị Khanh và Vũ Nương qua những lời trăng trối của hai nhân vật này trước khi tự tận.

Khi bị ép gả cho tướng quân họ Bạch, Nhị Khanh đã khảng khái nói với người bõ già: “Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ Phùng lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác” [5.25]. Qua lời này của Nhị Khanh, ta thấy được tấm lòng thủy chung son sắt và ý thức tự trọng sâu sắc của nàng. Sáu năm trời đằng đẵng trôi qua, Nhị Khanh không thay lòng đổi dạ, một mình nuôi hai con nhỏ chờ ngày chồng trở về. Nàng có thể chấp nhận mọi tủi nhục miễn là gia đình có ngày sum họp ấm êm. Chỉ cần Trọng Quỳ còn sống, Nhị Khanh sẵn sàng sống trong nỗi cô đơn thầm lặng. Nếu không, nàng cũng sẽ “liều mình” để giữ trọn đạo vợ chồng thủy chung, chứ nhất quyết không hưởng hạnh phúc bên người đàn ông khác. Có lẽ với Nhị Khanh, cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa và niềm vui nếu đó không phải là cuộc sống bên người chồng mà nàng yêu kính. Nếu mất đi người chồng

cái chết. Điều này chứng tỏ sự coi thường thân xác và coi trọng danh tiết trong quan niệm sống của Nhị Khanh.

Là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, sống có đạo nghĩa như vậy nhưng cuộc đời Nhị Khanh quả thực là một tấm bi kịch. Trọng Quỳ đã sa chân ngày càng sâu vào cái bẫy mà Đỗ Tam giăng ra. Để rồi đến khi thời cơ chín muồi, Đỗ Tam chỉ bằng một cuộc đánh tứ sắc mà cướp không được Nhị Khanh từ chính sự tham tiền của Trọng Quỳ. Trước đây khi chồng vắng nhà thì suýt bị ép gả cho Bạch tướng quân, bây giờ khi chồng đã trở về thì lại bị mang ra đánh cược như một món hàng. Bị dồn ép tới đường cùng đầy nhục nhã, Nhị Khanh chỉ còn biết dồn bao nhiêu ai oán ê chề vào lời vĩnh biệt với hai con trai: “Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con thôi”[5.29]. Câu nói này của Nhị Khanh một lần nữa đã khẳng định quan niệm về đạo nghĩa vợ chồng, lòng chung thủy và đặc biệt là quan niệm coi nhẹ thân xác. Nói về cái chết, Nhị Khanh không hề hoảng hốt, lo sợ mà trong đó chỉ ẩn chứa nỗi đau buồn khôn xiết. Nỗi đau buồn này không phải xuất phát từ sự nuối tiếc cuộc sống dang dở mà chủ yếu là sự thất vọng bởi người chồng bạc tình và nỗi đau đớn khi phải xa lìa hai con. Trước đây, khi Nhị Khanh tâm niệm rằng nếu Trọng Quỳ không còn sống để trở về thì sẽ sẵn sàng tự tận, ta đã thấy nàng là một người phụ nữ đầy lòng thủy chung đáng kính. Nhưng bây giờ, khi bị chính người chồng của mình đẩy đến với người đàn ông khác giàu có hơn, nàng một lần nữa quyết định quyên sinh. Chi tiết này làm người đọc thấy vừa thương cảm cho số phận đầy ngang trái của Nhị Khanh, vừa phẫn uất trước hành động xuẩn ngốc của Trọng Quỳ. Nhị Khanh đã tự kết liễu cuộc đời mình một cách đầy oan ức: “lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà chết” [5.29]. Cuộc sống với ai cũng là đáng quý, nhất là với một người vợ đức hạnh, một người mẹ hiền thục của hai đứa con nhỏ như Nhị Khanh. Tự tay cắt đứt sợi dây sinh tử của mình cũng chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ ai. Vậy mà, nàng Nhị Khanh của Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu lại có thể nhanh chóng và

quyết liệt tự kết liễu cuộc đời, bỏ những đứa con thơ bơ vơ ở lại, thậm chí còn khẳng định trước mặt con trẻ: “một cái chết với mẹ có khó khăn gì” [5.29]. Có lẽ lúc này, hệ tưởng đạo đức Nho giáo với quan niệm “Chết đói là chuyện rất nhỏ, thất tiết là chuyện rất lớn” đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ và hành động của nàng. Nhị Khanh chỉ chấp nhận cuộc hôn nhân với duy nhất một người chồng là Trọng Quỳ và cũng chỉ có một mái ấm gia đình mà thôi. Nàng chấp nhận đi theo hầu hạ Đỗ Tam, bỏ lại hai con nhỏ cho Trọng Quỳ thì cũng đồng nghĩa với việc tự đạp đổ tiết hạnh, lòng tự trọng, nguyên tắc sống và hạnh phúc gia đình bao năm khổ tâm xây đắp. Vì vậy, người nghĩa phụ ấy đã tìm đến cái chết. Hành động này là cái ngưỡng cuối cùng thể hiện quan niệm coi thường thân xác của Nhị Khanh. Sự coi thường đạt đến đỉnh điểm khi người ta sẵn sàng vứt bỏ đi nó. Nhị Khanh không chỉ coi nhẹ tiền bạc, danh vọng mà có thể sẵn sàng hi sinh thân thể trần thế, tìm đến cái chết để giữ vững phẩm hạnh, nhân cách và chữ “tâm” cao quý. Nhưng đằng sau hành động ấy của nàng, chồng nàng trở thành người đàn ông góa vợ và hai con trai của nàng cũng trở thành trẻ mồ côi. Nhị Khanh ở đây đáng thương biết bao và cũng đáng trách biết bao!

Cũng có lòng chung thủy và quan niệm đáng quý, đáng trọng về hạnh phúc gia đình nhưng cuối cùng cũng phải tìm đến cái chết oan ức như Nhị Khanh là nàng Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương. Sau

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu thì Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ hai kể về nỗi oan khổ của người phụ nữ tiết hạnh, hiền thục trong xã hội xưa.

Sau chiến tranh tàn khốc, Trương Sinh may mắn toàn vẹn trở về từ chiến trận. Đối với Vũ Nương, đây chắc chắn là niềm hạnh phúc lớn nhất của nàng. Thế nhưng, ngày đoàn tụ với chồng lại trở thành ngày nàng mắc nỗi hàm oan không thể giải thích. Người ta vẫn nói: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” bởi lẽ trẻ con thì lúc nào cũng nói thật, không biết gian trá. Xa nhà bao nhiêu năm, vừa đặt chân về lại nghe những lời chối bỏ từ đứa con mới biết nói thì sự nghi ngờ

của Trương Sinh cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, sai lầm chàng Trương là đã không thể làm chủ được cảm xúc để nhìn nhận rõ sự việc. Lúc này sự ghen tuông của Trương Sinh đã trở nên mù quáng. Không kể nguyên nhân, không nghe lời vợ biện bạch, cũng không màng tới lời nói của mọi người xung quanh chứng giám cho nàng, Trương Sinh thể hiện rõ sự ghen tuông độc đoán của mình. Nhưng càng bị nghi ngờ, Vũ Thị Thiết càng thể hiện rõ nàng là một người phụ nữ biết lễ nghĩa, phải trái đúng sai. Những lời phân trần của Vũ Nương với Trương Sinh đã làm sáng lên phẩm chất trong sạch và tấm lòng thủy chung trước sau như một của nàng.

Lời than thở của Vũ Thị Thiết với trời cao trước khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang là lời thề độc xin được chứng giám cho tấm thân trong trắng và tấm lòng thủy chung của nàng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ” [5.185]. Người xưa vốn rất coi trọng lời thề, đặc biệt là những lời thề trước khi tự tận. Nàng đã nhờ đến thần linh chứng giám cho lòng chung thủy, trinh bạch của mình bằng lời thề độc - lời thề về vật hóa thân của mình sau khi chết đi. Cái chết là điều chắc chắn mà Vũ Nương đã lựa chọn nhưng nàng vẫn hi vọng cái chết sẽ minh chứng cho tấm lòng và thân thể của mình. Nàng xin được làm “ngọc Mỵ nương” oan khổ mà sáng ngời, làm “cỏ Ngu mỹ” đau thương mà ngát hương sau khi chết đi nếu là người trong sạch. Ngược lại, nàng cũng sẵn sàng làm

“mồi cho cá tôm”, “cơm cho diều quạ”, “chịu khắp mọi người phỉ nhổ” nếu là kẻ phụ bạc chồng con. Lời thề tự tận ấy đau xót mà cương trực đến nhường nào! Không tìm ra lối thoát, nàng chết trong sự oan ức, tức tưởi của lòng ghen tuông nên buộc phải để lại lời trăn trối với trời cao. Ý thức về nhân phẩm và lòng tự trọng của Vũ Thị Thiết đã đạt tới đỉnh cao. Nàng có thể chịu khổ đằng

đẵng nuôi con một mình bao năm để chờ đợi ngày chồng bình an trở về. Nhưng nếu bị người yêu thương nghi ngờ phẩm giá, nàng nhất quyết không nhẫn nhục chịu đựng mà phải tìm cách chứng mình sự trong sạch của bản thân bằng mọi giá. Có lẽ với Vũ Nương, tình cảm vợ chồng chỉ có thể bền vững dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Trương Sinh vừa trở về đã có những lời lăng mạ nhân cách của nàng thì nàng sẽ nhất quyết rời bỏ chàng. Vũ Nương chọn lựa con đường tự tận để vẹn toàn lễ nghĩa và danh tiết.

Còn với Lệ Nương, nàng may mắn hơn Nhị Khanh và Vũ Nương khi đã gặp được một người đàn ông thủy chung, nặng tình nặng nghĩa. Việc không thể kết duyên cùng Lệ Nương đã khiến cho chàng Phật Sinh: “rất là đau thương, bỏ cả ăn ngủ. Rồi vì cớ hôn sự đã hỏng, bèn thiên ra ngoài miền đông. Nhưng nặng tình với Lệ Nương, Sinh chưa nỡ lấy ai cả” [5.204]. Người đàn ông như Phật Sinh trong xã hội xưa cũng thật là đáng quý, đáng trọng. Không chơi bời lêu lổng giống Trọng Quỳ (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) hay gia trưởng đa nghi như Trương Sinh (Chuyện người con gái ở Nam Xương), chàng Phật Sinh trong Chuyện Lệ Nương là người biết trọng ân nghĩa. Nếu Lệ Nương coi chàng như người chồng cần được yêu thương thì Phật Sinh cũng đã coi nàng đã là vợ của mình. Vì vậy, trong lòng không nguôi nỗi thương nhớ, quyết chí lặn lội bao ngày tháng gian khổ đi tìm Lệ Nương. Nhưng đến khi tìm được nàng thì âm dương đã cách biệt. Khi tới thăm mộ người yêu thương, lòng Phật Sinh tiếc thương vô hạn, suốt đêm bên mộ khóc lóc, thở than. Động lòng thương cảm, đêm hôm đó, hồn nàng hiện về cùng chàng dốc bầu tâm sự, thở than. Lời phát ngôn thứ hai của Lệ Nương vừa là sự trải lòng trước cảnh khốn cùng, vừa là lời cảm tạ tấm lòng của Phật Sinh:

“Thiếp xuất tự phàm lưu, Quá mông hậu ngộ

………. Cảm thuật u hoài

(Thiếp vốn con nhà tầm thường, Chàng quá rủ lòng yêu mến ……… Dám tỏ niềm riêng Kính xin soi xét) [5.211,212,213]

Qua những lời nói này của Lệ Nương, ta có thể thấy tấm lòng trinh bạch đáng quý của nàng. Những ngày xa cách Phật Sinh, trong lòng nàng không nguôi niềm thương nhớ. Cuộc sống của Lệ Nương lúc này chỉ còn là những ngày

“lần lữa trộm sống” với đau thương, mong nhớ đến “mòn mỏi”, tàn tạ:

“Thiếp cùng chàng ly cách

Hờn ôm lầu đỏ, từng trải hôm mai Mối dứt chim xanh, không thông tin tức Ngày tháng lần lữa trộm sống

Dong quang mòn mỏi riêng buồn”

[5.211,212,213]

Không thể kết nhân duyên vợ chồng với Phật Sinh, nàng cũng nhất định không chịu nhuốc nhơ hàng giặc:

“Trước đã không vẹn tiết để theo chồng Sao lại nỡ cam tâm mà hàng giặc Gửi chiếc thân ở trong muôn chết, Trải một ngày như thể ba thu Lặn suối trèo đèo

Qua nguy vượt hiểm

Ép duyên toan nhắm mắt, giống sói khôn gần Qua ải muốn đưa chân, núi hổ dễ cảm

Bởi vậy, không ham thú sống”

Giống như nàng Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương luôn có ý thức về mối quan hệ giữa tình yêu, lòng chung thủy và danh tiết của người phụ nữ. Lựa chọn cái chết chính là Lệ Nương đã bảo vệ cho nhân phẩm và tấm chân tình của mình trước những biến cố của xã hội.

Theo tư tưởng Nho giáo của xã hội phong kiến đương thời, những mẫu hình nhân vật này là đáng ngợi ca và các phát ngôn của họ là phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội đương thời. Nhị Khanh, Vũ Thị Thiết và Lệ Nương đều là những người phụ nữ đức hạnh, tài sắc, tuân thủ quan điểm của Nho giáo về “tam tòng, tứ đức”, là người vợ hiền thảo, kiên trinh. Họ đề cao cái

“tâm” trong sạch, xem nhẹ chữ “thân”, xem thường những dục vọng, những nhu cầu vật chất, thậm chí là cả cái chết. Với họ, danh tiết mới là điều quan trọng nhất. Thế nhưng, sống theo quan điểm của hệ tư tưởng phong kiến ấy, kết cục mà Nhị Khanh và Vũ Nương nhận được vẫn chỉ là sự bội bạc và bất hạnh. Họ cuối cùng không thể gìn giữ được hạnh phúc của mình mà buộc lòng tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Thương cảm cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tiết hạnh trong xã hội xưa, Nguyễn Dữ đã đưa ra cho họ một con đường sống trong cõi thần tiên kì ảo sau khi chết đi ở cõi nhân gian. Nhưng điều này cũng chứng tỏ rằng, hiện thực xã hội phong kiến không thể mang lại hạnh phúc cho người phụ nữ, dù cho họ có sống đúng theo chuẩn mực lễ giáo đương thời.

Nhìn lại cuộc đời tâm hồn, phẩm chất của những các nhân vật Nhị Khanh

(Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương (Chuyện Lệ Nương) và Giáng Hương (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên), chúng ta đều thấy họ đã sống theo những khuôn mẫu, những tiêu chuẩn của chế độ phong kiến đương thời. Ngay cả quan niệm về một vấn đề mang tính chất cá nhân như tình yêu và hạnh phúc, những nhân vật nữ này vẫn tuân thủ các nguyên tắc gò bó của đạo “tam tòng tứ đức”. Thế nhưng, cuối cùng những người phụ nữ tiết hạnh ấy cũng không tránh khỏi tấn bi kịch cuộc đời. Sống tuân thủ, phục tùng một cách vô điều kiện lễ giáo phong kiến, xem

nhẹ chữ “thân”, đề cao chữ “tâm” nhưng họ lại không có hạnh phúc, thậm chí là nạn nhân đau khổ của thứ lễ giáo ấy. Kết cục của họ là chia ly, tử biệt, phải tìm đến cái chết để bảo toàn danh tiết. Nguyễn Dữ là một nhà văn nhân đạo, ông viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thương cho cuộc đời đa đoan mà họ trải qua. Tuy nhiên vì sống trong thời đại của tư tưởng Nho giáo, ông không thể để ngòi bút của mình bình phẩm vượt khỏi lễ giáo Nho gia. Muốn xây dựng kết thúc có hậu cho cuộc đời của những nữ nhân tiết hạnh này, ông lựa chọn sử dụng yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì để minh oan và ca ngợi phẩm chất của họ sau khi đã đến với cái chết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về thân qua phát ngôn của các nhân vật nữ trong truyền ký mạn lục nhìn từ lý thuyết diễn ngôn​ (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)