5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp được xây dựng dài hạn đi đôi với quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp tập trung, đã tạo ra nền tảng cho chiến lược phát triển nhân lực nông thôn ở Nhật Bản ra đời và được thực thi trong suốt những năm sau này khi đất nước bước vào quá trình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với công nghệ cao và công nghiệp hoá nông nghiệp. Dựa trên quy hoạch dài hạn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra và thực thi chiến lược với các chính sách như khuyến khích lao động tăng năng suất nông nghiệp tối đa trên cơ sở quy mô nhỏ, đồng thời chú trọng cải thiện đời sống nông dân, tạo khả năng cho nông dân tích luỹ; thực hiện chính sách công nghiệp nhỏ để định hướng cho nông dân chuyển nghề, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông nghiệp với công nghiệp trên địa bàn nông thôn.
Về giáo dục - đào tạo: Nhật Bản rất coi trọng yếu tố con người và đặc biệt quan tâm đến giáo dục đào tạo, coi đây là quyết sách hàng đầu để phát triển kinh tế. Nhật Bản đã thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở và thực hiện miễn học phí từ 6 đến 15 tuổi và đã đạt được kết quả cao, trở thành cường quốc về giáo dục và kinh tế.
Về phát triển thể lực: Nhật Bản đã thực hiện thành công các giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao hợp lý đối với con người từ bào thai đến 18 tuổi, để trực tiếp tác động đến hệ xương, nâng cao tầm vóc thân thể, chức năng cơ thể đồng thời tác động đến thể lực. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, Nhật Bản đã chú trọng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em từ bào thai đến 5 tuổi. Nhờ vậy, những thanh niên độ tuổi trung bình 20 ở Nhật Bản những năm 1980 đã cao hơn các thanh niên không thụ hưởng chương trình khoảng 10cm (Vân Thùy, 2013).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung quốc
Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với quy mô nguồn nhân lực rất lớn, lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và làm việc trong ngành nông nghiệp, chất lượng lao động rất thấp. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định “muốn phát triển nhanh nền kinh tế đất nước, cần phải dựa vào khoa học và giáo dục, trong đó tập trung trước mắt vào giáo dục tiểu học, sau đó đến giáo dục phổ thông. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010) đã đề ra mục tiêu thúc đẩy giáo dục bắt buộc ở nông thôn bằng cách miễn học phí ở khu vực nông thôn; điều này đã làm cho giáo dục của Trung Quốc ở khu vực nông thôn đạt được nhiều tiến bộ (Nguyễn Mai Hương, 2011).
Trung Quốc triển khai các chương trình đào tạo nghề cho nguồn nhân lực theo hướng đào tạo cơ bản tại các trường rồi sau đó đào tạo nâng cao bằng các chương trình ngắn hạn, gắn với sản xuất để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai chính sách đưa lao động có đào tạo, có tri thức về nông thôn tham gia các hoạt động kinh tế tiêu biểu ở từng vùng, từ đó hỗ trợ thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn, nhất là thu hút lao động có đào tạo về làm việc ở 15 tỉnh khó khăn và chậm phát triển về kinh tế, gồm 12 tỉnh ở miền Tây và 2 tỉnh ở Đông Bắc (Chu Tiến Quang, 2014).
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore có diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, nhưng quốc đảo này là một hình mẫu phát triển kinh tế đầy năng động trong nhiều năm qua và cũng được coi là “một con hổ” của châu Á. Sự thần kỳ trong quản lý và
phát triển kinh tế của nước này xuất phát từ việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức được quan tâm thực hiện từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX và có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, đúng đắn. Vào những năm 80, giới lãnh đạo Singapore đề ra phong trào “hướng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý để thích ứng với sự thay đổi. Đến năm 1991 khởi động chương trình cải cách mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” nhằm xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lực với lực lượng cán bộ, công chức liêm chính, tận tuỵ, có năng suất lao động và chất lượng dịch vụ cao. Một số biện pháp đồng bộ đã được áp dụng, đó là:
- Áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong bộ máy hành chính, coi đó vừa là công cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại cán bộ, công chức.
- Đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của bộ máy hành chính mà cốt lõi là lấy hiệu quả làm thước đo.
- Thành lập Uỷ ban hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tìm hiểu, đánh giá và đề xuất phương án giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp.
- Đề ra Chương trình xoá bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của bộ máy hành chính với mục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm.
- Thường xuyên rà soát để loại bỏ những quy định lỗi thời không còn phù hợp. - Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.
Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức để áp dụng công nghệ mới, hiện đã cung cấp dịch vụ công thông qua Internet và dự kiến tiến tới giải quyết công việc của dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm. Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm những nước dẫn đầu về tốc độ phát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn “phát triển công dân điện tử”.
Nhà nước đã có chính sách cụ thể trong việc trả lương xứng đáng cho cán bộ, công chức, qua đó hạn chế tối đa nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, tạo đà
Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài ngoại quốc rất bài bản, từ hàng chục năm nay, Singapore xác định rằng, người tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế với bước đột phá là việc sử dụng nhân tài ngoại quốc trong bộ máy nhà nước. Singapore đã tuyên bố, Singapore tích cực tham gia vào “cuộc chiến toàn cầu để giành giật nhân tài”, còn cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu từng khẳng định: “Nhân tài nước ngoài là chìa khoá bước tới tương lai”, chính vì thế, “các công ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh tranh trên toàn cầu”.