5. Kết cấu của luận văn
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnphát triển nguồn nhân lực tại trung
tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh Thái Nguyên
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh Thái Nguyên khá nhiều, tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn 5 yếu tố quan trọng nhất gồm:
Chính sách trong đơn vị; Yếu tố lãnh đạo;Yếu tố tài chính; Chính sách vĩ mô; Yếu tố
chất lượng nguồn nhân lực, từ đó sử dụng. Mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác
định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên đến phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm.
*) Các yếu tố thuộc về chính sách bên trong đơn vị: Các chính sách, chiến lược
trong đơn vị như: chính sách tuyển dụng, chính sách đổi mới công nghệ, chính sách tiền lương tiền công, chính sách khen thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực tại một đơn vị. Đặc biệt, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do vậy, chính sách, chiến lược phát triển của các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cần nêu rõ vai trò cần phát triển nguồn nhân lực, nội dung của phát triển nguồn nhân lực là gì, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động.
Các Trung tâm phải lập kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhân lực về số lượng và chất lượng để thực hiện được các chiến lược đã đề ra. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược/ kế hoạch phát triển kinh doanh của Trung tâm, đồng thời gắn với chiến lược/ kế hoạch của đơn vị quản lý cấp trên (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Giám đốc Trung tâm định hướng cho chiến lược phát triển nhân lực, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, nhân viên lành nghề và phát huy tài năng của họ. Từ chiến lược đó đơn vị sẽ đặt ra những yêu cầu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.
*) Yếu tố lãnh đạo (Nhận thức tích cực của giám đốc trung tâm về phát triển
nguồn nhân lực): Giám đốc Trung tâm là người quyết định quy mô, số lượng, các
chính sách khuyến khích nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực tại đơn vị. Do vậy, Giám đốc là người nhận biết tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị
mình và mối quan hệ của nó với sự phát triển Trung tâm. Khi Giám đốc có tầm nhìn chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, sẽ xây dựng những chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng nhu cầu quản lý, nhu cầu sản xuất tại trung tâm. Từ đó, định hướng phát triển bền vững nguồn nhân lực. Đồng thời thái độ lãnh đạo thân thiện, luôn quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên sẽ là động lực tốt giúp khuyên khích người lao động làm việc hiệu quả.
*) Yếu tố tài chính: Các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là đơn
vị sự nghiệp có thu, do vậy nguồn hoạt động một phần từ ngân sách nhà nước, một phần từ nguồn tự thu từ hoạt động sản xuất. Đặc thù của ngành nước là ngành độc quyền nên lượng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối lớn. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để các trung tâm đầu tư cho công nghệ và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
*) Chính sách vĩ mô của nhà nước: Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá. Để mục tiêu chiến lược đến năm 2020 “Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người-ngày” thì yêu cầu rất lớn về phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện được chiến lược nhà nước đề ra. Do vậy, nhà nước phải có chính sách điều tiết trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tại các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.Bên cạnh đó, cơ chế lao động tốt, chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi cao là những yếu tố hấp dẫn và thu hút được người lao động, đặc biệt là người lao động có chất lượng cao. Ngược lại cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ lao động không tốt thì khó thu hút được lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động. Các chính sách vĩ mô cần quan tâm là: (i) Chính sách đào tạo
nghề: Hệ thống trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề phát triển tạo điều kiện cho chất
lượng lao động được nâng cao. Do đó, quy mô số lượng nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo nhằm cung ứng cho thị trường lao động. Bên cạnh đó cũng xét đến sự gia tăng tỷ lệ lao động trình độ đại học trên tổng số lực lượng lao động, lực lượng lao
động có trình độ trên đại học trong tổng số lực lượng lao động, các chuyên gia trong tổng số lực lượng lao động. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động nói chung và cho chính các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nói riêng. (ii) Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành: Đặc trưng của lao đông tại các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường 90% lao động là lao động trực tiếp (công nhân nghề), cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kỹ năng nhân lực sản xuất chưa tương ứng và đáp ứng kịp với việc đầu tư trang thiết bị máy móc kỹ thuật cao. Do vậy, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động của ngành, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành cần có những chính sách cụ thể đối với các yêu cầu đáp ứng với sự phát triển của ngành đặc thù: tuổi, giới tính, trình độ dân trí, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như các nguồn lao động bổ sung,... (iii) Chính sách phát triển ngành: Tốc độ tăng trưởng, sự đổi mới, công nghệ mới của các trung
tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường: Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu
nước sạch ngày càng cao của người dân, các trung tâm nước sạch đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất, do đó, đòi hỏi phải đào tạo nhân viên nắm bắt được các kỹ năng mới.
*) Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng tại đơn vị:
+ Thể lực của nguồn nhân lực
Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần. Sức khỏe ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần. Mọi người lao động, dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Hơn nữa cần có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau hết sức khó khăn và khắc nghiệt.
+ Trí lực của nguồn nhân lực
Tri thức, trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi con người, bởi vì, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua trí tuệ của họ. Sự yếu
kém về trí tuệ sẽ là lực cản dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người. Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được những kỹ thuật.
+ Nhân cách của nguồn nhân lực
Một lao động không chỉ cần có kỹ năng chuyên môn, mà điều quan trọng là họ phải có một nhân cách tốt. Vì một lao động có nhân cách tốt thì người lao động đó sẽ là người có đạo đức và có kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc. Do đó, người lãnh đạo cần thiết phải tuyển dụng và đạo tạo những người có nhân cách tốt để giúp cho đơn vị mình phát triển.
+ Năng động xã hội của nguồn nhân lực
Năng động xã hội chính là khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Yêu cầu này đòi hỏi nguồn nhân lực nói riêng hay con người nói chung phải học tập suốt đời, từng ngày, từng giờ phải trao dồi tri thức mới. Đó cũng chính là khả năng sáng tạo của người lao động.
*) Một số yếu tố khác:Nhân tố con người ở đây chính là cán bộ, nhân viên,
người lao động làm việc trong đơn vị. Trong đơn vị mỗi nhân viên là một phần tử riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, nguyện vọng, sở thích,... Vì vậy, họ có những nhu cầu khác nhau. Phát triển nguồn nhân lực phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để đề ra các biện pháp quản trị phù hợp.
- Bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực: Việc tổ chức bộ phận chuyên trách
nguồn nhân lực là rất khác nhau tuy theo qui mô của đơn vị. Hiện nay quy mô của các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trung bình là trên 100 lao động và các trung tâm đều có bộ phận tổ chức cán bộ, đây là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động PTNNL.
- Cơ sở thông tin quản lý nguồn nhân lực: Việc lưu trữ, cập nhật thông
tin quản lý nguồn nhân lực một cách khoa học sẽ giúp nhân viên chuyên trách nguồn nhân lực tìm kiếm nhanh chóng thông tin cần thiết cho quản lý nhân lực
nói chung và cho phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Cần đảm bảo thông tin quản lý nguồn nhân lực được giữ bí mật. Tuy nhiên, hiện nay việc lưu trữ thông tin của lao động trong các trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đa phần còn thủ công, dẫn đến hạn chế rất lớn trong việc quản lý và cập nhật thông tin của lao động tại đơn vị.