5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Phân tích hồi quy đa bội
Tiếp theo, các nhân tố này được dùng trong phân tích hồi quy bội để xác định xem liệu có mỗi quan hệ giữa các nhóm nhân tố ảnh hưởng đếnphát triển nguồn nhân lực tại trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường như nào.
Với giả thuyết ban đầu ở mô hình lý thuyết, ta có hàm hồi quy mẫu có dạng:
𝑁𝐿̂ = 𝛽̂0 + 𝛽̂1X1 + 𝛽̂2X2 + 𝛽̂3X3 + 𝛽̂4X4 + 𝛽̂5X5 Trong đó:
NL: Phát triển nguồn nhân lực.
𝛽̂0, 𝛽̂1, 𝛽̂2, 𝛽̂3, 𝛽̂4, 𝛽̂5, 𝛽̂6 là các hệ số hồi quy riêng
X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập thể hiện lần lượt là các nhóm nhân tố LD, VM, CS, CL, TC
pháp đưa vào một lượt (Enter).
Phần tiếp theo ta xem xét sự phù hợp của mô hình để tiến hành hồi quy đa bội.
Bảng 3.23: Tóm tắt mô hình
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .852a .726 .714 .5833
Nguồn: Tác giả tính toán
Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này là mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng tóm tắt mô hình ta có hệ số Adjusted R Square = 0,714 điều này có nghĩa là các nhóm nhân tố giải thích được 71,4% biến phụ thuộc, thêm vào đó chỉ số này >0,5, như vậy mô hình phù hợp để tiến hành hồi quy đa bội (Bảng 3.23).
Bảng 3.24: Phân tích Anova Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 107.219 5 21.444 63.018 .000b Residual 40.493 119 .340 Total 147.712 124
Nguồn: Tác giả tính toán
Qua bảng phân tích Anova ta thấy hệ số F= 63,018 và tỷ lệ sig ở đây là 0,00<0,05 tức là có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê trong chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Như vậy, mô hình phù hợp.
Tiếp theo, ta tiến hành xem xét 5 nhóm nhân tố với 18 biến quan sát tác động như nào đến phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm nước sách và vệ sinh môi trường.
Bảng 3.25: Kết quả hồi quy
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics B Std.
Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 3.048 .052 58.419 .000
LD .490 .052 .449 9.360 .000 1.000 1.000 VM .402 .052 .368 7.671 .000 1.000 1.000
CS .349 .052 .320 6.669 .000 1.000 1.000 CL .510 .052 .467 9.730 .000 1.000 1.000 TC .284 .052 .261 5.429 .000 1.000 1.000
Nguồn: Tác giả tính toán
Từ bảng hồi quy, tác giả có hàm hồi quy mẫu như sau:
𝑁𝐿̂ = 3,048 + 0490LD + 0402VM+ 0, 349CS + 0,51 CL + 0, 284 TC
Cũng từ bảng hồi quy trên cho thấy tất cả các hệ số β đều > 0, điều này chứng tỏ các hệ số đều tác động cùng chiều đến phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.Thêm vào đó, ta có hệ số VIF đều bằng 1,000< 2. Như vậy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, ngoài ra tỷ lệ Sig của tất cả hệ số β đều là 0,000 <0,05 như vậy tất cả hệ số đều có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét về mô hình:Sau khi hồi quy cho thấy sự tác động của các nhóm nhân tố đến phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm là khá khác nhau, cụ thể như sau:
Nhóm nhân tố tác động mạnh nhất là nhóm nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực (β chuẩn hóa= 0,467) nhóm nhân tố này gồm các biến đó là: trí tuệ nguồn nhân lực, nhân cách nguồn nhân lực, thể lực nguồn nhân lực, tính năng động xã hội của nguồn nhân lực. Như vậy, để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm thì trung tâm cần quan tâm đến yếu này vì đây là nhóm tác động mạnh nhất.
Nhóm nhân tố tác động mạnh thứ hai là nhóm nhân tố: Yếu tố lãnh đạo (β chuẩn hóa = 0,449) Lãnh đạo luôn quan tâm đến đời sống CBCNV, lãnh đạo có chiến lược phát triển Trung tâm tốt, lãnh đạo luôn quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực, lãnh đạo luôn thân thiện với nhân viên. Do vậy, các lãnh đạo tại trung tâm cũng cần dựa vào yếu tố này để có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhóm nhân tố tác động mạnh thứ ba là nhóm nhân tố: Yếu tố vĩ mô (β chuẩn hóa = 0,368) nhóm nhân tố này gồm các biến quan sát: Chính sách phát triển ngành, Chính sách đào tạo nghề của ngành, chính sách phát triển nguồn nhân lực lực ngành. Như vậy, yếu tố vĩ mô có tác động nhất định như nó chỉ đứng thứ 3 vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần đưa ra nhiều chính sách tốt hơn nữa để thu hút được nguồn nhân lực tốt đối với doanh nghiệp của mình.
Nhóm nhân tố tác động mạnh thứ tư là nhóm nhân tố: Chính sách trong đơn vị (β chuẩn hóa = 0,320) nhóm nhân tố gồm các biến: Chính sách đổi mới công nghệ tốt, chính sách tuyển dụng tốt, chính sách khen thưởng tốt, chính sách tiền lương tiền công tốt.
Nhóm nhân tố tác động mạnh thứ năm là nhóm nhân tố: Yếu tố tài chính (β chuẩn hóa = 0,261) gồm các biến quan sát: luôn trả lương đúng và đủ, dành lượng tiền lớn để đầu tư máy móc trang thiết bị, dành lượng tiền lớn để chăm sóc sức khỏe nhân viên.
Kết quả phân tích này có giá trị tham khảo rất quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp, biện pháp tác động đến từng yếu tố ảnh hưởng trong thời gian tới nhằm phát triển một cách phù hợp, hiệu quả nhất đối với phát triển nguồn nhân lực của