5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực
Đặc trưng cơ bản trước tiên của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn nói riêng là số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đối với Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn số lượng nhân viên, cơ cấu (theo đơn vịhành chính, độ tuổi, giới tính) thể hiện một phần mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Vì vậy, bố trí xắp xếp số lượng nhân viên với cơ cấu phù hợp là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
3.2.1.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo đơn vị hành chính
Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo đơn vị hành chính của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
Tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016
TT Tên đơn vị
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Ban Giám đốc Trung tâm 03 1,79 03 1,79 03 1,67 2 Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật 05 2,99 05 2,99 05 2,78 3 Phòng Hành chính - Tổng hợp 11 6,58 11 6,58 11 6,11 4 Phòng Truyền thông, đánh giá
5 Ban quản lý các dự án cấp nước
SH & VSMT nông thôn 05 3,02 05 3,02 05 2,78 6 Trạm dịch vụ XDCT nước SH
& VSMTNT 137 82,03 137 82,03 150 83,33
7 Tổng 167 100 167 100 180 100
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
Nguồn nhân lực qua các năm có sự biến động (Bảng 3.2), năm 2014 là 167người, năm 2015 không có sự biến động do trong năm không có sự tuyển dụng, thuyên chuyển, hưu trí nào. Năm 2016 tăng 13 người so với năm 2015 có sự biến động mạnh như vậy là do trong năm Trung tâm thành lập thêm một số Nhà máy.
Năm 2016, tổng nguồn nhân lực tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên có 180 người trong đó: Ban giám đốc 03 người gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo, điều hành công việc của Trung tâm. Số còn lại được cơ cấu vào 2 khối: hành chính và khối sản xuất.
Khối hành chính có 30 người chiếm 16,67% tổng số nhân lực của Trung tâm trong đó đông nhất là Phòng Hành chính - Tổng hợp (11 người, chiếm tỷ lệ 6,11% so với tổng nguồn nhân lực của Trung tâm) và Phòng Truyền thông, đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn (6 người, chiếm tỷ lệ 3,33% so với tổng nguồn nhân lực của Trung tâm).
Phần lớn nguồn nhân lực (83,33%) tập trung tại khu vực sản xuấtlà các Tổ quản lý vận hành như: các Tổ quản lý vận hành khu vực huyện Đại Từ, các Tổ quản lý vận hành khu vực huyện Định Hóa, các Tổ quản lý vận hành khu vực huyện Phú Lương, các Tổ quản lý vận hành khu vực huyện Phổ Yên, các Tổ quản lý vận hành khu vực Thành phố Thái Nguyên và các Tổ quản lý vận hành khu vực huyện Phú Bình. Việc bố trí số lượng và cơ cấu nhân lực phụ thuộc phần lớn vào số lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực hiện có của Trung tâm cũng như nhu cầu về dịch vụ nước sạch của từng huyện.
Hình 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo đơn vị hành chính của Trung tâm năm 2016
(Nguồn: Phòng Hành Chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016)
Tuy nhiên, với yêu cầu đòi hỏi thực tế phát triển trong tương lai của Trung tâm, số lượng và cơ cấu nhân lực của một số Nhà máy như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu như: lực lượng lao động còn ít so với nhu cầu sản xuất nước của một số Nhà máy nước Đồng Bẩm, Hóa Thượng, Nam Tiến.
3.2.1.2.Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới
- Theo độ tuổi
Trong tổng số 180 nhân lực của Trung tâm (bao gồm cả cán bộ viên chức và cán bộ hợp đồng) độ tuổi dưới 35 tuổi là 148 người chiếm 82,35%, từ 35 - 45 tuổi là 13 người chiếm 6,95%, trên 45 tuổi là 19 người chiếm 10,7%.
Hình 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của Trung tâm năm 2016
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
Nhìn chung, 89,3% nhân lực của Trung tâm là ở độ tuổi dưới 45 như vậy cơ cấu nhân lực tại Trung tâm là cơ cấu trẻ. Nó có sự kết hợp giữa tính năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, tinh thần sẵn sàng làm việc và khả năng thích ứng cao của đội ngũ cán bộ trẻ (20 - 34 tuổi) với sự chín chắn nhất định về trình độ học vấn cũng như chuyên môn nghiệp vụ (35 - 45 tuổi).
CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC
Khối sản xuất Khối hành chính
CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC THEO ĐỘ TUỔI
Dưới 35 tuổi
Từ 35 đến dưới 45 tuổi Trên 45 tuổi
Bảng 3.3. Nguồn nhân lực của Trung tâm chia theo nhóm tuổi
TT Độ tuổi Số lượng (người) Cơ cấu (%)
1 < 35 148 82,35
2 35 - 45 13 6,95
3 > 45 19 10,7
4 Tổng số 180 100
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
Với sự hướng dẫn và truyền thụ kinh nghiệm trong sản xuất của đội ngũ cán bộ có thời gian gắn bó lâu dài với Trung tâm (trên 45 tuổi) và sự tạo điều kiện cho công nhân học tập nghề nên trình độ mặt bằng chung của Trung tâm được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng công việc.
- Theo giới:
Với đặc thù ngành nghề hoạt động kinh doanh của Trung tâm, tỷ lệ lao động nam bình quân giai đoạn 2014 - 2016 (chiếm tỷ lệ trên 50%) luôn cao hơn so với lao động nữ. Năm 2014, tỷ lệ lao động nam là 60% trong khi đó tỷ lệ lao động nữ chỉ là 40%; năm 2016, cán bộ là nam giới chiến 58% và 76 cán bộ là nữ giới chiến 42%. Do điều kiện làm việc cũng như môi trường làm việc của Nhà máy tại các huyện, công trình khó khăn, nặng nhọc, thường xuyên làm việc ở ngoài trời điều kiện khắc nghiệt. Nữ giới chủ yếu làm việc ở văn phòng Trung tâm gián tiếp tại các đơn vị trực thuộc hay là bộ phận phục vụ tại các Nhà máy như: thu ngân, nấu ăn,... Công việc sản xuất hoạt động liên tục nên số lượng lao động nữ luôn được ban lãnh đạo cũng như công đoàn tạo điều kiện tốt nhất để các nhân viên nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ và phấn đấu trong học tập và công tác. Một vấn đề đặt ra đối với Ban lãnh đạo là phải đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để xắp xếp nhân sự bởi đa số các lao động nữ trong Trung tâm đều trong độ tuổi sinh đẻ.
Việc các Nhà máy phân bố rộng khắp trên địa bàn Tỉnh như khu vực huyện Đại từ, Khu vực huyện Định Hóa, khu vực huyện Phú Lương, khu vực huyện Võ Nhai, Khu vực huyện Phổ Yên, Khu vực Thành phố Thái Nguyên, khu vực huyện Đồng Hỷ và khu vực huyện Phú Bình nên việc bố trí nhân sự cho từng nhà máy căn
cứ vào lực lượng lao động tại chỗ của từng huyện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ. Công tác điều động, thuyên chuyển khi cần thiết là vấn đề khó khăn đối với Trung tâm.
Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc Dublin, bao gồm: nước được xem là một loại hàng hoá kinh tế (cũng như một hàng hoá xã hội); việc ra quyết định và quản lý được thực hiện ở cấp thấp nhất phù hợp và cần chú trọng đến sự tham gia của phụ nữ.