5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
3.2.2.1. Thể lực
Theo quy định tại quyết định 1613/BYT - QĐ thì tiêu chuẩn phân loại sức khỏe bao gồm 5 cấp độ sau: Loại 1: rất khỏe; Loại 2: Khỏe; Loại 3: Trung bình; Loại 4: Yếu; Loại 5: Rất yếu.
Thực tế, đối với Trung tâm, khi áp dụng phân loại theo quy định, các thông số về thể lực cho thấy:93,05% tổng số cán bộ của Trung tâm (168 người) có sức khỏe thuộc loại 1, 2, 3. Trong đó, nam giới tỷ lệ này đạt 95,89% (106/110 nhân lực là nam giới); ở nữ giới là 82,85% (58/70 nhân lực là nữ giới). Như vậy, nhìn chung về thể lực, thể trạng sức khỏe nguồn nhân lực hiện có của Trung tâm đạt tỷ lệ cao, đủ sức khỏe làm việc. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ 6,95% so với tổng nguồn nhân lực Trung tâm cần phải quan tâm chú ý vì chưa thực sự đảm bảo sức khỏe theo quy định trong đó chủ yếu tập trung là lực lượng lao động nữ (12 người). Đây là vấn đề cần quan tâm vì đối với các nhà máy sản xuất ở các huyện cần phải có thể trạng tốt để đáp ứng yêu cầu công việc nặng nhọc, hoạt động liên tục 3 ca một ngày.
Hình 3.3. Thể trạng sức khỏe nguồn nhân lực của Trung tâm năm 2016
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016 3.2.2.2. Trí lực (trình độ đào tạo, chuyên môn và kiến thức bổ trợ)
a. Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực:
Bảng 3.4. Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016 TT Trình độ đào tạo của
nguồn nhân lực
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Thạc sỹ 03 1,79 03 1,79 03 1,67 2 Đại học 50 29,94 50 29,94 50 27,78 3 Cao đẳng 12 7,18 12 7,18 12 6,67 4 Trung cấp 50 29,94 50 29,94 63 35,00 5 Trình độ khác 52 31,15 52 31,15 52 28,88 6 Tổng 167 100 167 100 180 100
Nguồn:Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
Về học vấn, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học trở lên của Trung tâm như hiện nay không cao, (Bảng 3.4). Trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng chiếm 36,12% tổng số nhân viên, trong đó đại học và sau đại học chiếm 29,45%. Số nhân lực có trình độ từ trung cấp trở xuống khá cao, chiếm đến 63,88%.Với thực
NHÂN LỰC LÀ NAM GiỚI
Sức khỏe loại I, II, II Sức khỏe loại III, IV
NHÂN LỰC LÀ NỮ GiỚI
trạng trình độ đào tạo nguồn nhân lực như trên so với nhu cầu và chức năng, nhiệm vụ sản xuất hiện tại cũng như yêu cầu phát triển của Trung tâm trong tương lai thì rõ ràng tiêu chí chất lượng này cần phải quan tâm chú ý nhiều hơn.
Hình 3.4. Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực Trung tâm năm 2016
(Nguồn: Phòng Hành Chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016)
Để xem xét, phân tích một cách vụ thể hơn về trình độ đào tạo nguồn nhân lực, tác giả tiến hành chia nguồn nhân lực thành hai nhóm: (i) Nhóm các nhân lực làm việc trong các phòng hành chính và (ii) Nhóm nhân lực làm việc trong các nhà máy.
Bảng 3.5. Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực làm việc tại các phòng hành chính
TT Tên đơn vị Số lượng
(người)
Đại học và sau
đại học Cao đẳng
1 Ban Giám đốc Trung tâm 03 03
2 Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật 05 05
3 Phòng Hành chính - Tổng hợp 11 11
4
Phòng Truyền thông, đánh giá nước
sạch và VSMT nông thôn 06 05 01
5
Ban quản lý các dự án cấp nước SH & VSMT nông thôn
05 04 01
6 Tổng 30 28 02
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA NGUỒN NHÂN LỰC
Đại học trở lên Cao đẳng
Qua bảng 3.5 cho thấy số nhân lực có trình độ đại học trở lên tập trung chủ yếu ở khối hành chính với 28 người có trình độ đại học trở lên chiếm 52,83% trong tổng nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên và chiếm 93,33% tổng số nhân lực khối hành chính. Chỉ tiêu này thể hiện sự bất hợp lý ở cơ cấu phân bổ. Đây là thực trạng không chỉ tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà là đối với hầu hết các Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên cả nước.
Bảng 3.6. Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực làm việc tại các tổ sản xuất của Trung tâm năm 2016
ĐVT: người
STT CHỈ TIÊU Đại học Cao đẳng, trung cấp trở xuống
1 Các tổ QLVH khu vực huyện Đại từ (7
nhà máy) 07 18
2 Các tổ QLVH Khu vực huyện Định
Hóa (3 nhà máy) 03 16
3 Các tổ QLVH Khu vực huyện Phú
Lương (1 nhà máy) 01 03 4 Các tổ QLVH khu vực huyện Võ Nhai
(1 nhà máy) 01 04
5 Các tổ QLVH Khu vực huyện Phổ
Yên (3 nhà máy) 03 15
6 Các tổ QLVH Khu vực Thành phố
Thái Nguyên (1 nhà máy) 02 08 7 Các tổ QLVH Khu vực huyện Đồng Hỷ (2 nhà máy) 04 15 8 Các tổ QLVH khu vực huyện Phú Bình (4 nhà máy) 04 11 9 Tổ thi công 0 9 10 Tổ sửa chữa 0 4 11 Tổ văn phòng (nghiệp vụ) 0 11 12 Các tổ quản lý vận hành 0 11 13 Tổng 25 125
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
Tại các nhà máy, tổ thi công, tổ sửa chữa, tổ quản lý vận hành là nơi trực tiếp sản xuất số lượng nhân lực có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ rất thấp (Bảng 3.6). Mỗi nhà máy chỉ có một cán bộ có trình độ Đại học. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm trong thời gian qua.
b. Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực
Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực Trung tâm qua 3 năm 2014 - 2016
ĐVT: người
TT Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 1 Thạc sỹ Kinh tế 02 02 02 - - 2 Thạc sỹ vi sinh 01 01 01 - - 3 Đại học Thủy lợi 06 06 06 - - 4 Đại học Kinh tế 44 44 44 - - 5 Cao đẳng Kinh tế 02 02 02 - - 6 Cao đẳng Nghề 10 10 10 - - 7 Bảo vệ 02 02 02 - - 8 Trung cấp nghề 50 50 63 - 13 9 Công nhân 50 50 50 - - 10 Tổng số 167 167 180 - 13
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016
Hiện nay, về trình độ chuyên môn thì nguồn nhân lực Trung tâm bao gồm 03 thạc sỹ trong đó có 02 thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế và 01 thạc sỹ chuyên ngành vi sinh; trong 50 cán bộ thì có 06 cán bộ có trình độ chuyên môn về đại học thủy lợi ngành cấp thoát nước chiếm 3,59% so với tổng nguồn nhân lực của Trung tâm. Đây là một con số quá nhỏ đối với lĩnh vực sản xuất của Trung tâm (xem Bảng 3.7).
Nhìn chung, trình độ chuyên môn của Trung tâm vẫn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được với nhu cầu công nghệ, kỹ thuật và nhu cầu nước sạch của người dân.
Các nhà máy còn thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực vi sinh, xét nghiệm mẫu nước, số cán bộ có trình độ chuyên môn về thủy lợi chuyên ngành cấp thoát nước, thạc sỹ quá ít. Đây là bài toán nan giải đặt ra cần được Trung tâm giải quyết để đáp ứng nhu cầu cần có những cán bộ kĩ thuật giỏi về chuyên môn, thành thạo máy móc thiết bị hiện đại.
Đối với các phòng ban chức năng với số lượng cán bộ ít nhưng nhìn tổng quan thì trình độ chuyên môn khá phù hợp với nhiệm vụ chung của từng phòng. Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các bộ phận chức năng này để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ, chức năng phục vụ cho hoạt động quản lý và sản xuất diễn ra liên tục trên địa bàn Tỉnh.
c. Trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của nguồn nhân lực
Bên cạnh yêu cầu cán bộ Trung tâm phải đạt trình độ nhất định về học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ, nguồn nhân lực của Trung tâm cũng được bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị.
Bảng 3.8. Trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của nguồn nhân lực tại Trung tâm năm 2016
TT Tiêu chí Số trình độ
(người) Cơ cấu (%) I Trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước theo ngạch
1 Chuyên viên cao cấp và tương đương 0 0,00 2 Chuyên viên chính và tương đương 0 0,00 3 Chuyên viên và ngạch khác 180 100,00
II Trình độ lý luận chính trị
1 Cao cấp 03 1,67
2 Trung cấp 02 1,11
3 Sơ cấp và trình độ khác 175 97,22
(Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016)
Theo số liệu Bảng 3.8 cho thấy, về trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, Trung tâm không có nhân lực nào đạt trình độ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính,
100% cán bộ tại trung tâm có trình độ từ chuyên viên trở xuống. Về lý luận chính trị toàn Trung tâm chỉ có 3 cán bộ đạt cao cấp lý luận chiếm 1,67%; 2 cán bộ đạt trung cấp lý luận chiếm 1,11% còn lại phổ biến (97,22%) là sơ cấp trở xuống.
Điều này cho thấy, trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của Trung tâm chưa đạt yêu cầu. Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và lý luận chính trị cho nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhu cầu và ý thức tự mỗi bản thân của mỗi cán bộ, công nhân viên trong việc học tập nâng cao trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị cũng đang đặt ra nhiều rào cản và bất cập cần giải quyết, tháo gỡ.
d. Trình độ, kiến thức về tin học, ngoại ngữ của nguồn nhân lực
Ngoài xem xét về trình độ đào tạo, chuyên môn một vấn đề rất được quan tâm hiện nay đối với nguồn nhân lực đó là các kiến thức phụ trợ (tin học, ngoại ngữ).
Bảng 3.9. Trình độ tin học, ngoại ngữ của nguồn nhân lực Trung tâm năm 2016
TT Tiêu chí Số lượng
(người)
Cơ cấu (%) 1 Khả năng sử dụng tin học
Nhân lực trong các phòng chức năng + Sử dụng thành thạo
30
30
100,00
100,00 Nhân lực trong các tổ sản xuất
+ Sử dụng thành thạo 150 88 100,00 58,39 2 Khả năng sử dụng ngoại ngữ
Nhân lực trong các phòng chức năng + Sử dụng thành thạo
30
0
100,00
0,00 Nhân lực trong các tổ sản xuất
+ Sử dụng thành thạo
150
0
100,00
0,00
(Nguồn: Phòng Hành Chính - Tổng hợp và tính toán của tác giả năm 2016)
Về khả năng sử dụng tin học: 100% nguồn nhân lực của phòng, ban Trung tâm sử dụng thành thạo tin học điều này chứng tỏ Trung tâm chú trọng công tác đào tạo và
đôn đốc cho cán bộ khối văn phòng. Nhờ có trình độ tin học tốt nên các văn bản, chế độ ở các phòng, ban luôn được cập nhật.Tại các tổ sản xuất mới chỉ có 58,39% so với tổng số nguồn nhân lực ở các tổ sản xuất thành thạo về tin học (Bảng 3.9).
Về khả năng sử dụng ngoại ngữ: 100% cán bộ trong Trung tâm không sử dụng thành thạo ngoại ngữ (Bảng 3.9). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các dự án nước ngoài tài trợ cho Trung tâm đây là một trong những rào cản ảnh hưởng tới việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, giao lưu trao đổi, học hỏi trong công tác. Điều này một mặt phản ánh những hạn chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng nhân lực, mặt khác cũng đặt ra yêu cầu Trung tâm cần phải quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, phát triển, nâng cao nguồn nhân lực để hoạt động được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển.
3.2.2.3. Tâm lực (ý thức kỷ luật, tác phong nghề nghiệp)
Nhìn chung đa số nhân lực trong Trung tâm đều có ý thức tổ chức và kỷ luật lao động cao, chấp hành các nội quy, quy định của Trung tâm cũng như các quy định của pháp luật (Bảng 3.10). Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo cơ bản, có tác phong làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình, tâm huyết, hiện đại và chịu được áp lực công việc.
Bảng 3.10. Khảo sát mức độ hài lòng của nguồn nhân lực Trung tâm đối với công việc năm 2016
TT Tiêu chí Số ý kiến (người) Tỷ lệ (%) 1 Rất hài lòng 35 28,00 2 Hài lòng 77 54,00 3 Ít hài lòng 15 12,00 4 Không hài lòng 2 6,00 5 Tổng số 125 100,00
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát và tính toán của tác giả năm 2016)
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy môi trường làm việc khá thuận lợi, mọi người đều có sự quan tâm chia sẻ trong công việc, không có hiện tượng mất đoàn kết, đố kỵ, và đó là mong muốn của người lao động, là nguyện vọng có tính chung nhất
để gắn bó lâu dài của người lao động với Trung tâm. Việc bố trí sắp xếp nhân sự dựa trên cơ sở địa bàn sinh sống của từng cán bộ, công nhân viên điều này tạo diều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo giờ làm, đảm bảo sự nhanh chóng khi có các công việc đột xuất của các tổ sản xuất.
Qua khảo sát 125 cán bộ, công nhân viên trong Trung tâm về sự hài lòng/không hài lòng đối với công việc hiện tại, kết quả: có 82% các ý kiến tỏ ra hài lòng và rất hài lòng với công việc hiện tại. Số người không hài lòng đối với công việc thấp, đa phần cán bộ công nhân viên đều được xắp xếp công việc hợp lý, điều này chứng tỏ Trung tâm đã có nhiều biện pháp tạo động lực, kích thích, động viên nhân viên để họ quyết tâm làm việc, gắn bó lâu dài. Tuy nhiên việc có đến 18% ý kiến cho rằng không hoặc ít hài lòng đối với công việc hiện tại, cũng là một con số khá lớn với lý do: thu nhập thấp không đảm bảo nhu cầu cuộc sống; bố trí sắp xếp công việc chưa phù hợp trình độ chuyên môn được đào tạo; không có cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn,... Đây là dấu hiệu không tích cực cần được quan tâm chú ý trong thời gian tới.