Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 48 - 49)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong đề tài, thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về thương hiệu, các vấn đề liên quan đến thương hiệu, thông tin phục vụ cho đề tài và được tiến hành thu thập trên sách, báo, tạp chí, mạng Internet, Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh, luận án tốt nghiệp, các báo cáo, quy hoạch, dự án,…. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

2.2.2.2 Thông tin sơ cấp

Là các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn các cán bộ, người dân, khách hàng hay tại các cửa hàng, đại lý, lái buôn kinh doanh chè . Thu thập thông tin này giúp chúng ta thấy được nguyên nhân của những tồn tại và thành tựu đạt được, giúp chúng ta phân tích rõ được hiện tượng, qua đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp kịp thời.

- Điều tra khách hàng: Là những người dân sống ở khu vực thành phố, các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Võ Nhai, Định Hóa để tìm hiểu mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu chè Thái Nguyên. Ngoài ra, tìm hiểu một số khía cạnh trong hành vi mua chè của khách hàng như lựa chọn điểm mua, tiêu chí lựa chọn sản phẩm.

- Điều tra các chủ hộ: Chọn những hộ điển hình, trồng nhiều chè trong tỉnh nhằm tìm hiểu sự nhận biết, tham gia vào quá trình quản lý và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, tác động của quản lý và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên tới người dân trong tỉnh,… Qua đó, tìm hiểu ý kiến của người dân về việc áp dụng mô hình xây dựng CDĐL&TGXX cho chè Thái Nguyên, thấy những thuận lợi và khó khăn cũng như nhu cầu của người dân trồng chè.

- Điều tra các cửa hàng, đại lý, các tổ chức kinh doanh và tham gia xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên: Mục tiêu để thấy được vai trò của các đơn vị trong quá trình xây dựng, đặc biệt là thấy quan điểm của cán bộ phụ trách trực tiếp và có quyền quyết định về quá trình đăng bạ sản phẩm chè Thái Nguyên, thấy được những khó khăn trong xây dựng và quản trị thương hiệu cũng như CDĐL & TGXX cho chè Thái Nguyên.

- Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nông dân điển hình trong Hội và các cá nhân khác tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu, bao gồm:

+ Xây dựng nội dung phỏng vấn về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên.

+ Xây dựng các bảng câu hỏi phỏng vấn để thực hiện các nội dung trên. + Tiến hành điều tra phỏng vấn thu thập thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)