Giải pháp 3 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 92)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Giải pháp 3 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu

1/ Sự cần thiết của giải pháp

Một thực tế đang diễn ra gây rất nhiều trở ngại cho công tác phát triển thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên đó chính là hiện tượng không cần nhãn hiệu trong hoạt động thương mại. Hầu hết khách hàng đều dựa vào kinh nghiệm của bản thân và uy tín của người bán để lựa chọn các sản phẩm chè. Để khắc phục trở ngại này, cần khiến cho khách hàng biết đến nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, tạo

được cho thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên một hình ảnh rõ ràng, một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng và tạo dựng được lòng tin của khách hàng đối với những sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Để làm được những điều này, ngoài việc đảm bảo và nâng cao chất lượng của các sản phẩm mang nhãn hiệu còn cần làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu. Công tác này đã được Ban quản lý nhãn hiệu hiện tại thực hiện những mới chỉ tập trung vào các đối tượng là các đơn vị sản xuất kinh doanh chè, vận động họ tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể, và các hoạt động này cũng vẫn còn rất nhiều hạn chế như đã phân tích. Nhưng thực tế cho thấy, nếu thương hiệu không có giá trị thì có vận động đến mấy thì các đơn vị cũng không nhiệt tình tham gia, còn ngược lại, nếu thương hiệu đã khẳng định được giá trị của mình thì tự khắc các đơn vị sẽ chủ động đăng ký sử dụng.

2/ Nội dung giải pháp

Thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên hiện nay vẫn còn đang rất mới lạ với người tiêu dùng và với cả chính những người sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chè Thái Nguyên, chính vì vậy, để phát triển thương hiệu, đòi hỏi phải có một nỗ lực tuyên truyền rất lớn. Thứ nhất, cần tuyên truyền rộng rãi đến người tiêu dùng trong cả nước về ý nghĩa và giá trị phân biệt của thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, giúp người tiêu dùng hiểu, tin tưởng và sử dụng những sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể. Thứ hai, cần tuyên truyền đến những đơn vị sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa, giá trị và những lợi ích thu được từ việc phát triển một thương hiệu chung đại diện cho ngành chè của toàn tỉnh, giúp họ thấy được tầm quan trọng của công tác phát triển thương hiệu tập thể và trách nhiệm của đơn vị mình trong quá trình đó. Hai hoạt động tuyên truyền này đều rất cần thiết và cần được tiến hành đồng thời ngay trong giai đoạn đầu phát triển thương hiệu.

* Tuyên truyền đến những đơn vị sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh.

Song song với hoạt động thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất và trên thị trường, ban quản lý (Hiệp hội chè Thái Nguyên) cần liên hệ với các chuyên gia và các cơ quan trong tỉnh để lên kế hoạch tổ chức các buổi hội nghị tọa đàm về phát triển thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên tại các vùng chè trọng điểm của tỉnh với các mục đích: Rút kinh nghiệm trong công tác phát triển thương hiệu tập thể Chè

Thái Nguyên, nêu lên giá trị, tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu tập thể, đề ra các định hướng, giải pháp để phát triển thương hiệu trong thời gian tiếp theo, trao đổi và giải đáp thắc mắc của các đơn vị sản xuất và kinh doanh chè trong khu vực. Các hội nghị này sẽ được thực hiện ngay sau các đợt thanh kiểm tra, giấy mời và thông tin về hội nghị được phát tới các đơn vị trong quá trình tiến hành thanh kiểm tra tại đơn vị. Mục đích chính của hoạt động này là nâng cao hiểu biết của các đơn vị về việc phát triển thương hiệu nói chung và đặc biệt là thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, kêu gọi các đơn vị tích cực tham gia đóng góp chung sức cùng hiệp hội và tỉnh trong công cuộc phát triển thương hiệu tập thể.

* Tuyên truyền, quảng bá về thương hiệu đến với người tiêu dùng trong cả nước.

Mục đích của hoạt động này nhằm khiến khách hàng hiểu và nhận biết được nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên, khuyến khích khách hàng sử dụng thử các sản phẩm chè có gắn nhãn hiệu, từ đó dần tạo lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu. Thông điệp của chương trình cần tập trung phản ánh các nội dung sau:

-Lý do ra đời của nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên: Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên là nhãn hiệu tập thể của ngành chè tỉnh Thái Nguyên, nhằm giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được các sản phẩm chè Thái Nguyên với sản phẩm chè của các địa phương khác

-Chỉ những đơn vị sản xuất đủ tiêu chuẩn, chỉ những sản phẩm Chè Thái Nguyên đảm bảo chất lượng mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể. Với các hoạt động thanh kiểm tra được tiến hành thường xuyên, bất kỳ hành vi vi phạm quyền sử dụng nhãn hiệu đều bị xử phát theo pháp luật.

-Khi mua chè, khách hàng hãy lựa chọn các sản phẩm có gắn logo, tem nhãn của nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên để đảm bảo mua được chè Thái Nguyên thứ thiệt.

-Mô tả chi tiết các dấu hiệu để nhận diện logo, tem nhãn của nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên.

Phương tiện truyền thông nên được sử dụng là truyền hình. Ban quản lý phối hợp với tỉnh để phát thông điệp truyền thông trên kênh truyền hình của tỉnh, kênh truyền hình trung ương và kênh truyền hình của các tỉnh khác. Đồng thời tiến hành phát thông điệp trên loa phát thanh của từng xã trong toàn tỉnh.

* Phát triển văn hóa trà Thái Nguyên

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền nói trên, để thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên ăn sâu vào tâm trí khách hàng cần gắn phát triển thương hiệu với việc phát triển văn hóa trà như một nét đặc trưng văn hóa của tỉnh, đồng thời tận dụng lợi thế phát triển du lịch để quảng bá thương hiệu tập thể đến với khách hàng trong và ngoài nước. Khi nhắc đến Thái Nguyên, bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng nhớ ngay đến sản phẩm chè. Ở Thái Nguyên, cây chè đã phát triển từ rất lâu và cũng là đồ uống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Người Thái Nguyên dùng chè vào rất nhiều dịp: Đầu các buổi trong ngày, sau bữa ăn, tiếp khách, hội nghị, lễ hội, làm quà....Đối với nhiều người, uống chè và thưởng thức chè trở thành một thú vui trong cuộc sống.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thực sự hình thành được văn hóa trà một cách sâu rộng trong đời sống hàng ngày. Hơn bao giờ hết, vấn đề tạo dựng văn hóa trà là rất cần thiết cho sự phát triển của ngành chè, đặc biệt là với ngành chè xanh truyền thống của Thái Nguyên. Việc tạo dựng và phát triển văn hóa trà nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm chè đồng thời cũng là cách thức tôn vinh người làm chè. Khi việc tiêu dùng sản phẩm chè được nâng cao trở thành văn hóa trà, những người làm chè phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển những nét bản sắc trong sử dụng, thưởng thức trà. Để làm được điều đó, đơn lẻ mỗi người làm chè không thể làm được mà phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa những người làm chè với nhau, với cộng đồng cùng với sự trợ giúp của các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội. Tăng cường nghiên cứu và tuyên truyền về lợi ích của việc dùng chè hàng ngày, coi uống chè là một phong cách trong sinh hoạt của người Thái Nguyên. Các cơ quan chính quyền địa phương nên chọn các sản phẩm chè đặc sản mang nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên dùng chè để tiếp khách, uống trong các hội nghị, hạn chế dùng các đồ uống khác, giới thiệu, làm quà biếu cho các đối tác và khách đến công tác tại Tỉnh. Hàng năm, định kỳ tổ chức các ngày văn hóa trà, thi chè và thưởng thức chè, cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên. Các hoạt động này sẽ giúp tăng cường lợi thế của ngành chè tỉnh Thái Nguyên và tạo điều kiện để thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên được quảng bá đến khách hàng cả nước và quốc tế.

* Xây dựng khu du lịch làng nghề chè truyền thống.

Bên cạnh Chè, Thái Nguyên còn có một lợi thế nữa đó là du lịch. Thái Nguyên có nhiều khu du lịch sinh thái và du lịch lịch sử nổi tiếng như khu du lịch Hồ Núi Cốc, An Toàn Khu Việt Bắc...trong đó khu du lịch Hồ Núi Cốc là khu du kịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí thu hút nhiều khách thăm quan. Rất gần khu du lịch Hồ Núi Cốc, nằm trên con đường nối Khu du lịch này với thị xã Sông Công và quốc lộ 3 chính là vùng sản xuất chè truyền thống nổi tiếng - vùng chè Tân Cương, thuộc địa phận thành phố Thái Nguyên. Đây là một lợi thế rất lớn để làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh, đồng thời giúp quảng bá cho ngành chè và thương hiệu chè Thái Nguyên, đó chính là xây dựng khu du lịch làng nghề chè truyền thống.

Vùng chè Tân Cương là vùng chè xanh có chất lượng cao và nổi tiếng từ lâu đời, xây dựng một khu du lịch làng nghề chè truyền thống ở đây là rất thuận lợi. Ở đây có các đồi chè xanh biếc trải dài hàng cây số là một cảnh quan rất đẹp, vào đây, khách du lịch có thể thư giãn hít thở không khí trong lành của đồi chè, uống những cốc nước chè xanh mát lạnh làm dịu cơn khát. Sau đó khách du lịch sẽ được trải nghiệm thực tế các công việc chế biến chè xanh tại khu vực từ hái chè, vò chè, sao chè và được thưởng thức nghệ thuật pha trà truyền thống và ẩm thực trà với các món bánh kẹo truyền thống để tận hưởng hương thơm, vị chát và ngọt hậu riêng có của chè xanh Thái Nguyên trên các lều cọ được dựng giữa đồi chè bát ngát.

Cuối cùng, khi rời khu du lịch, khách du lịch có thể mua cho mình những sản phẩm chè nổi tiếng của Thái Nguyên để thưởng thức và làm quà tại khu giới thiệu các đặc sản chè của các vùng chè truyền thống của Thái Nguyên. Tại khu vực này, mỗi một vùng chè truyền thống của tỉnh sẽ được bố trí một khu vực bán và giới thiệu sản phẩm, tại đây sẽ giới thiệu tất cả các sản phẩm chè đặc sản của từng vùng trong tỉnh. Các sản phẩm bán tại đây phải được kiểm tra kỹ lưỡng về xuất xứ, chất lượng và được gắn tem nhãn của thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, tại đây khách hàng sẽ được giới thiệu về thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, về các sản phẩm được gắn tem nhãn, logo của thương hiệu qua hệ thống

phát thanh và các nhân viên giới thiệu sản phẩm. Trong khu du lịch, các baner, bảng biển thể hiện logo, hình ảnh giới thiệu về thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên. Đây cũng là một địa điểm quan trọng để tổ chức các ngày hội, lễ hội văn hóa trà định kỳ của Tỉnh.

Việc xây dựng khu du lịch làng nghề truyền thống cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân Thành Phố Thái Nguyên, Hiệp hội chè Thái Nguyên, chính quyền và các hộ dân tại xã Tân Cương. Làm tốt được việc này, Thái Nguyên không chỉ có thêm một sản phẩm du lịch mới, thu hút khách hàng cho ngành du lịch, mà còn giúp quảng bá về lịch sử, văn hóa Trà, về các sản phẩm chè đặc sản và về thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, giúp cho thương hiệu và các sản phẩm Chè Thái Nguyên được phát triển rộng rãi, khẳng định được vị thế và sức mạnh trên thị trường, tăng thêm giá trị cho sản phẩm, thương hiệu Chè Thái Nguyên, từ đó làm tăng thu nhập và công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế cho tỉnh Thái Nguyên.

3/ Kỳ vọng kết quả

- Tuyên truyền thông tin, kiến thức về thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên đến hơn 60% các đơn vị đang sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thu hút thêm các đơn vị đủ tiêu chuẩn đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể. - 60-70% khách hàng trong và ngoài tỉnh có thể nhận biết thương hiệu tập thể, 40% khách hàng quan tâm đến thông tin về thương hiệu tập thể khi lựa chọn sản phẩm.

- Tăng doanh số bán của các sản phẩm gắn nhãn hiệu của các đơn vị lên trên 30%.

- Hình thành khu du lịch làng nghề Tân Cương - Thái Nguyên, đa dạng các sản phẩm du lịch, thu hút thêm nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với khu du lịch.

- Tăng mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm chè trong sinh hoạt hàng ngày của người dân và trong hoạt động của các cơ quan trong tỉnh. Khiến cho việc uống chè trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Thái Nguyên.

4.2.4. Giải pháp 4 - Nâng cao chất lượng các sản phẩm chè mang thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên

1/ Sự cần thiết của giải pháp

Một thương hiệu chỉ có thể tồn tại và phát triển mạnh được khi nó được gắn với những sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của các loại khách hàng. Thương hiệu tập thể Chè Thái Nguyên cũng vậy, dù chúng ta có làm tốt công tác quảng bá, đánh bóng cho thương hiệu đến đâu đi nữa thì nó cũng sẽ không thể phát triển bền vững nếu không quản lý và nâng cao được chất lượng sản phẩm cho phù hợp với đòi hỏi của môi trường. Một vấn đề chung của cả ngành chè Việt Nam nói chung và ngành chè tỉnh Thái Nguyên nói riêng chính là chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chủng loại, chất lượng, mẫu mã nghèo nàn. Với xu hướng tiêu dùng hiệu nay, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu tất yếu của ngành chè nói chung và ngành chè Thái Nguyên nói riêng là phải đưa giống mới vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do Chè Thái Nguyên là một thương hiệu tập thể, được sử dụng bởi rất nhiều các đơn vị có quy mô, trình độ và năng lực sản xuất khác nhau nên việc quản lý chất lượng sản phẩm trở nên hết sức khó khăn. Muốn là được điều này, cần có sự thống nhất, đoàn kết của tất cả các đơn vị, đồng thời cần có sự quy hoạch phát triển chung cho cả ngành chè của tỉnh.

2/ Nội dung giải pháp

* Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên

Tình trạng sản xuất, tiêu thụ chè nhỏ lẻ, manh mún đã gây ra những bất cập rất lớn, gây khó khăn cho việc quản lý và phát triển ngành chè của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời cũng khiến cho việc cấp phép sử dụng và quản lý chất lượng các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Ban quản lý nhãn hiệu tập thể cần phối hợp với UBND Tỉnh để triển khai đồng bộ và có hiệu quả việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ chè của tỉnh.

Thứ nhất là mối quan hệ hợp tác trong khâu sản xuất và chế biến chè

Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chè, hiện nay, sản lượng chè Thái Nguyên đứng thứ hai cả nước. Chè Thái Nguyên nổi tiếng với sản phẩm chè xanh có hương vị đượm đà, vị hậu ngọt mà khó có chè ở tỉnh nào có thể có được. Tuy nhiên với chè đen thì Thái Nguyên không có lợi thế gì khác với các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)