Tình hình sảnxuất và kinh doanh chè ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 54)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Tình hình sảnxuất và kinh doanh chè ở Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, đường bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

b. Khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh

Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh.

c. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên).

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%;

Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung ở huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25 độ, chất đất rất thích hợp với phát triển cây chè.

d. Tài nguyên nước

Thái Nguyên có 3 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, Sông Công và Sông Dong. Sông cầu có lưu vực khoảng 3.480 km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km, lượng nước bình quân 2,28 tỷ m3/năm; Sông Công có lưu vực 951 km2, dòng sông đã được ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy, tưới cho 12.000 ha lúa 2 vụ, cây màu, cây công nghiệp; cả tỉnh có 395 hồ chứa nước lớn, nhỏ phục vụ tưới tiêu và nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

e. Tài nguyên khoáng sản

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc- Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng (mỏ sắt, than, vàng, titan, đá vôi, đất sét…)

3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Năm 2016, GDP đạt 19.922.270 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 11,36%; GDP bình quân đầu người đến hết năm 2016 đạt 17,8 triệu, bằng 72,5% GDP bình quân đầu người cả nước.

b. Cơ cấu kinh tế

Năm 2014: nông lâm thủy sản 23,98% GDP; công nghiệp xây dựng: 39,78%; thương mại dịch vụ: 36,24%;

Năm 2015: nông lâm thủy sản 22,46% GDP; công nghiệp xây dựng: 40,62%; thương mại dịch vụ: 36,92%;

Năm 2016, nông lâm thủy sản 21,08% GDP; công nghiệp xây dựng: 41,60%; thương mại dịch vụ: 37,32%.

c. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 109.771 ha (31,09%); đất trồng cây hàng năm 64.975 ha; đất trồng lúa 48.128 ha; đất lâm nghiệp có rừng 180.639 ha (51,16%); diện tích đất có chè năm 2014 là 18.260 ha;

Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2014 là 410.111 tấn; năm 2015: 407.263 tấn; năm 2016: 414.950 tấn; đàn gia súc, gia cầm năm 2014: đàn trâu: 93.481 con, đàn bò: 42.902 con, đàn lợn: 577.516 con, đàn gia cầm: 6.825.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 70.799 tấn;

Dự án trồng rừng tỉnh Thái Nguyên, mỗi năm trồng 5.000 ha rừng, khoanh nuôi, bảo vệ hàng nghìn ha rừng.

d. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến 2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 12 - 13%. Trong đó nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%;

Cơ cấu kinh tế đến năm 2016: công nghiệp - xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông lâm nghiệp 15%;

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên; Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên; Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%;

GDP bình quân đầu người đến năm 2016 đạt 45 triệu đồng (tương đương 2100 USD);

Độ che phủ rừng trên 50% (so diện tích đất tự nhiên);

Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 75%; Đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí “Nông thôn mới”.

3.1.1.2. Hiện trạng dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có 1.427.430 ngườithuộc 46 dân tộc. Trong đó có 8 dân tộc đông dân cư nhất là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông, Hoa. Các dân tộc sinh sống trên địa bàn 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố. Mật độ dân số trung bình 320 người/km2. Dân cư ở nông thôn chiếm trên 74%; lao động nông nghiệp chiếm trên 40% lao động toàn xã hội.

3.1.2. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên

3.1.2.1. Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên

Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ.

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông dân. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2.2. Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (18.260 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao.

Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.

Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống. Từ năm 2013 đến năm 2016 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2015, số lao động của làng nghề khoảng 35.900 người. Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm 65%; thu nhập của làng 446.466 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ ngành nghề 345.404 triệu đồng, bằng 77,4%.

3.1.2.3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên a. Tình hình sản xuất chè

Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng:

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè từ 2014-2016 Năm Diện tích (ha) Năng xuất (tấn/ha) Sản lượng(tấn)

2014 16.994 8,78 149.255 2015 17.309 9,17 158.702 2016 18.260 10,7 195.382

Nguồn:UBND tỉnh Thái Nguyên 2016

Từ năm 2014 đến nay, diện tích trồng chè không ngừng được mở rộng. Với việc tăng cường áp dụng đưa giống mới vào sản xuất và đổi mới phương thức canh

tác chè, năng suất chè ngày càng được nâng cao, sản lượng chè búp tạo ra tăng nhanh, dần đáp ứng nhu cầu sản xuất chè thành phẩm.

Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo:

* Cơ cấu giống chè Trung du:

Năm 2005: diện tích 12.302 ha, chiếm 92,09% tổng diện tích chè; Năm 2010: 10.733 ha (75,9%);

Năm 2016: 11.556 ha (65,43%).

* Cơ cấu giống mới năng suất, chất lượng cao:

Năm 2005: diện tích 1.016 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích chè; Năm 2010: 3.400 ha (24,06%).

Năm 2016, cơ cấu giống mới là 34,22%. Năm 2016, cả tỉnh trồng mới và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%.

- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồm các giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát tiên, Keo Am tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, chiếm tỷ lê 80 - 85% nguyên liệu chè búp tươi.

Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du, LDP2, TRI 777, chủ yếu phân bố ở các huyện Định Hoá, một phần ở huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chè búp tươi.

- Một số tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên: tập trung vào việc chuyển đổi giống mới, biện pháp canh tác hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả; tưới tiết kiệm; áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

- Sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản

xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng, gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…).

Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên. Năm 2012, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5 triệu đồng/ha đối với chè búp khô; năm 2015 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 - 100 triệu đồng/ha (ở thành phố Thái Nguyên).

b. Tình hình chế biến chè

Chế biến chè ở Thái Nguyên theo 2 phương thức chủ yếu:

- Chủ yếu là chế biến theo phương pháp thủ công, truyền thống theo quy mô hộ. Sản xuất chế biến chè từ lâu đã gắn liền với đời sống xã hội và bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp chế biến này chiếm khoảng trên 80% sản phẩm chè Thái Nguyên. Chế biến chè theo phương pháp truyền thống hiện đang là nguồn mang lại giá trị kinh tế chủ yếu cho người trồng chè trong tỉnh.

- Chế biến chè theo dây truyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đen theo công nghệ CTC và OTD đối với các sản phẩm chè xanh ở các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè. Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu (trừ nhà máy chè Sông Cầu, Quân Chu, gần đây có DN chè Vạn Tài... ), chưa có hợp đồng thu mua nguyên liệu hợp lý và chặt chẽ với nông dân, do đó không chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến với công suất dây truyền đã trang bị. Hộ nông dân tự canh tác, thu hái và chế biến vẫn mang tính phổ biến, nhất là những vùng sâu, vùng chè đặc sản.

c. Tình hình tiêu thụ chè

Sản phẩm chè Thái Nguyên hiện chủ yếu là tiêu thụ nội địa thông qua hệ thống thương lái. Phần lớn sản lượng chè búp tươi sản xuất ra được các hộ nông dân chế biến thành thành phẩm, sau đó một phần được bán trực tiếp cho khách quen, các

sản phẩm này được sao ướp và đóng gói cẩn thận, có những vùng còn sử dụng máy hút chân không để đảm bảo chất lượng chè. Còn phần lớn còn lại được các thương lái mua lại theo từng bao lớn và vận chuyển đi các vùng trong cả nước.

Sản lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, và chủ yếu là xuất dưới dạng thô nên giá trị xuất khẩu không cao. Hiện nay trong tỉnh có khoảng 15 DN xuất khẩu với sản lượng trên 10.000 tấn, chiếm 18,8% sản lượng chè búp khô cả tỉnh. Kim ngạch trên 12,5 triệu USD. Tập trung vào các thị trưởng tiềm năng: Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh, Nhật Bản...

3.2. Hoạt động quản trị và phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên

3.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Chè Thái Nguyên

3.2.1.1. Quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên

Tháng 7/2006, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên phối hợp với Công ty sở hữu trí tuệ INVENCO tiến hành lập đề cương "Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên" nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong vùng trồng chè, đặc biệt đưa chè Thái Nguyên trở thành hàng hoá xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chè. Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức được 6 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho người trồng chè về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)