Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 49 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1 Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là một cách tiếp cận nhằm tạo điều kiện cho người dân tự mình phân tích điều kiện sống của gia đình, cộng đồng, qua đó tự đề ra kế hoạch phát triển và tự thực hiện kế hoạch đó. PRA không chỉ rất hữu ích trong thu thập những thông tin cần thiết mà còn là một phương pháp cùng nông dân tham gia chia sẻ, thảo luận phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Có nhiều công cụ sử dụng trong phân tích thông tin của PRA như thảo luận nhóm có trọng tâm, phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP), Phỏng vấn bán cấu trúc, phác họa thực trạng kinh tế - xã hội, lịch thời vụ, cây vấn đề, cây mục tiêu, xếp hạng (so sánh cặp, ma trận điểm, ...)

Đề tài sử dụng phương pháp PRA trong phân tích các kết quả thu thập được với các công cụ sau:

a. Thảo luận nhóm có trọng tâm

Một nhóm ít người thảo luận một vấn đề quan tâm chung được gọi là thảo luận nhóm có trọng tâm. Buổi thảo luân được định hướng bởi một loạt các câu hỏi chính, nhằm lắng nghe, chia sẻ những ý kiến và đề nghị thảo luận đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình hiện tại.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận nhóm các hộ trồng chè, xã viên HTX chè, …với mục đích thăm dò, tổng hợp các nguyện vọng, nhu cầu của họ; đề nghị họ cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về các nhu cầu thị trường, yêu cầu trong phát triển thương hiệu, cùng với họ đưa ra xu hướng, nhận định mới phù hợp; từ đó giúp trả lời một số câu hỏi quan trọng, có tính chất đặc trưng về các vấn đề trong xây dựng và phát triển thương hiệu, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học.

b. Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP- Key Imformant Panel)

Phỏng vấn KIP để thu thập những hiểu biết đặc biệt về một vấn đề nào đó. KIP là những người nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó. Những người nắm giữ thông tin (KIP) có thể trả lời các câu hỏi về kiến thức và hành vi của người khác, và đặc biệt, về hoạt động của các hệ thống (chủ đề, vấn đề) rộng hơn.

Trong đề tài, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người cán bộ đứng đầu, những người nắm giữ nhiều thông tin cơ bản, thu thập có chọn lọc các ý kiến đánh giá của những người đại diện trong các lĩnh vực chuyên môn như: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT, Sở KH-CN, Hội chè TN, HTX chè Tân Cương, các nhà khoa học để làm cơ sở đưa ra các giải pháp, khuyến nghị của bản thân được chính xác và khách quan hơn.

2.2.4.2 Phương pháp phân tích định lượng a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất và nghiên cứu theo hiện tượng số lớn. Nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu như: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất nông nghiệp, phân tích

biến động của các hiện tượng. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tập hợp, tính toán lại để mô tả thực trạng tình hình hoạt động, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên.

b. Phương pháp thống kê so sánh:

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra giữa các đối tượng, các nhóm hộ nông dân khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu chè thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)